Về thể chất: có sức khoẻ, chịu đƣợc áp lực công việc, có khả năng làm việc với cƣờng độ cao theo kế hoạch hoạt động thƣờng xuyên và đột xuất của doanh nghiệp.
1.3. Nội dung nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý trong doanh nghiệp nghiệp
Nhƣ đã phân tích ở trên, năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý đƣợc cấu thành bởi 03 nhóm yếu tố: Kiến thức, kỹ năng và phẩm chất đạo đức của ngƣời cán bộ.
1.3.1. Nâng cao trình độ kiến thức
Kiến thức mà cán bộ quản lý có đƣợc chủ yếu qua quá trình đào tạo tại các Học viện, nhà trƣờng. Về chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ quản lý đƣợc cập nhật, bồi dƣỡng bổ sung trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, qua các lớp bồi dƣỡng, tập huấn hàng năm. Đối với bất cứ vị trí, chức danh quản lý nào cũng đều yêu cầu về cấp độ đào tạo và chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí của chức danh đó.
Nội dung nâng cao trình độ mang tính bắt buộc đối với cán bộ quản lý trong doanh nghiệp đó là:
- Kiến thức về pháp luật (luật Doanh nghiệp, luật Lao động, luật Đầu tƣ công…)
- Kiến thức về chuyên môn theo lĩnh vực, chức danh công việc - Kiến thức về quản lý Nhà nƣớc
- Kiến thức về tin học - Kiến thức về ngoại ngữ
vào sản xuất kinh doanh.
- Am hiểu về tình hình chính trị - kinh tế trong và ngoài nƣớc.
1.3.2. Nâng cao kỹ năng quản lý, lãnh đạo
Các chuyên gia cho rằng, năng lực chuyên môn và những hiểu biết về kinh doanh sẽ không phát huy đƣợc hết giá trị của nó nếu nhà quản lý không thành thạo và không ngừng nâng cao các kỹ năng cần thiết, bao gồm:
- Tầm nhìn chiến lƣợc - Kỹ năng ra quyết định - Kỹ năng giao việc - Hiểu mình, hiểu đối tác - Kỹ năng tạo động lực - Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng gây ảnh hƣởng
Kỹ năng lãnh đạo
Tầm nhìn chiến lƣợc
Gây ảnh hƣởng Giải quyết vấn đề
Giao việc
Hiểu mình, hiểu ngƣời Tạo động lực
Giao tiếp
Hình 1.3: Mô hình kỹ năng lãnh đạo do các bộ phận cấu thành 1.3.3. Nâng cao phẩm chất chính trị
Phẩm chất chính trị là một trong những nội dung quan trọng tác động đến năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý. Tinh thần, thái độ làm việc của cán bộ quản lý là sắc thái, cử chỉ, hành vi biểu hiện của cán bộ quản lý trong các mối quan hệ giao tiếp, ứng xử, thực hiện nhiệm vụ. Đó là các kỹ năng xã hội và hành
vi cần thiết giúp ngƣời cán bộ linh hoạt và thích ứng nhanh với thay đổi công việc, môi trƣờng hay trong các hoàn cảnh khác nhau, đồng thời cán bộ quản lý tƣ duy và tƣơng tác với con ngƣời nhằm đáp ứng tốt hơn cho công việc. Đây là những kỹ năng cần thiết giúp ngƣời cán bộ quản lý linh hoạt trong công việc và cuộc sống, nếu không sẽ dẫn đến ngƣời cán bộ quản lý thiếu nhạy bén trong xử lý công việc.
Mặt khác, tinh thần thái độ làm việc của ngƣời cán bộ quản lý còn phản ánh khả năng mang lại sự tin tƣởng đối với nhân viên, khách hàng. Mức độ tin tƣởng của nhân viên là một trong các tiêu chí đánh giá thái độ thực hiện nhiệm vụ của ngƣời cán bộ quản lý. Bên cạnh đó, phẩm chất đạo đức, tinh thần, thái độ của ngƣời cán bộ quản lý còn tác động đến chất lƣợng, hiệu quả cả công việc.
Với phân tích đã nêu, cần nâng cao các yếu tố về phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ quản lý trong doanh nghiệp, đó là:
- Tinh thần sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao, phục tùng sự phân công, điều động của tổ chức.
- Thái độ với công việc, nhiệt tình, trách nhiệm
- Thái độ với nhân viên cấp dƣới, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp - Trung thực, khách quan
- Khiên tốn, chân thành, giản dị - Tinh thần học hỏi, sáng tạo, cầu thị
1.3.4. Các tiêu chí đánh giá năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý trong doanh nghiệp doanh nghiệp
Năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý trong doanh nghiệp cao hay thấp đƣợc phản ánh thông qua kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ đƣợc phân công. Kết quả này đƣợc thể hiện qua các tiêu chí cụ thể tƣơng ứng với đó sẽ xác định cấp độ cán bộ quản lý, bao gồm:
1.3.4.1. Các tiêu chí về phẩm chất đạo đức
- Trƣớc hết, với tƣ cách là một công dân, ngƣời cán bộ quản lý phải lấy việc gƣơng mẫu trong cuộc sống và làm việc theo pháp luật là tiêu chuẩn đạo đức cơ bản; bên cạnh đó, ngƣời cán bộ quản lý còn là thành viên trong doanh nghiệp, phải đề cao và đi đầu trong chấp hành, duy trì các quy định của tổ chức, văn hóa doanh nghiệp, đạo đức trong kinh doanh.
- Yêu cầu đặc thù của mỗi doanh nghiệp, bên cạnh các hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh còn là phải quản lý con ngƣời; từ chất lƣợng thực hiện công việc cho tới việc an toàn vệ sinh lao động. Do đó, mỗi cán bộ quản lý phải biết quan tâm, chăm lo đến cán bộ nhân viên cấp dƣới và tập thể, biểu hiện qua việc công tâm, khách quan trong đánh giá; thái độ, hành vi ứng xử có văn hóa, tôn trọng cấp dƣới và đồng nghiệp.
- Là tấm gƣơng cho nhân viên cấp dƣới, đồng nghiệp noi theo. Điều đó đòi hỏi mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp phải là ngƣời trung thực, thẳng thắn, không cơ hội, vụ lợi, tinh thần vì tập thể; giải quyết hài hòa giữa cống hiến và hƣởng thụ, giữa quyền hạn và trách nhiệm.
- Có ý chí, lòng quyết tâm trong thực hiện nhiệm vụ, không ngại việc khó, nhiệm vụ mới.
1.3.4.2. Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao
- Kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ đƣợc giao trong năm (lƣợng hóa tối đa bằng con số cụ thể (Ví dụ: Sản lƣợng, doanh thu, tiến độ, tỷ lệ thành phẩm, v.v.)
- Kết quả thực hiện chức trách, quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm theo quy định (Ví dụ: Năng lực tổ chức điều hành sản xuất, năng lực sƣ phạm, v.v.)
- Kết quả đánh giá, phân loại của tập thể, cá nhân liên quan trực tiếp; kết quả lấy phiếu tín nhiệm định kỳ (nếu có).
- Mức độ hài lòng của nhân viên về năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ trong thực hiện nhiệm vụ.
1.3.4.3. Các mức xếp loại đối với cán bộ quản lý
Xếp loại đối với cán bộ quản lý gồm 04 mức nhƣ sau: - Mức 1: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
- Mức 2: Hoàn thành tốt nhiệm vụ
- Mức 3: Hoàn thành nhiệm vụ nhƣng có mặt còn hạn chế - Mức 4: Không hoàn thành nhiệm vụ