Bài học rút ra về nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực lãnh đạo cho cán bộ quản lý tại công ty tnhh một thành viên thông tin m1​ (Trang 44)

Trong công tác thực hiện nâng cao năng lực lãnh đạo cho đội ngũ cán bộ quản lý, mỗi doanh nghiệp cần chú ý tới các nội dung sau:

đạo đức, lối sống cho cán bộ quản lý các cấp.

Tăng cƣờng công tác nâng cao phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ trẻ, trong đó chú trọng giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa của doanh nghiệp, sự tâm huyết và tinh thần trách nhiệm cao. Kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa đào tạo với rèn luyện trong thực tiễn, phát huy vai trò tiền phong gƣơng mẫu của cán bộ cấp cao, thực sự là tấm gƣơng về đạo đức và tác phong công tác.

Thứ hai, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có phẩm chất, năng

lực, uy tín, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới.

Lãnh đạo doanh nghiệp phải nâng cao trách nhiệm, triển khai đồng bộ, hiệu quả công tác cán bộ và tạo môi trƣờng, điều kiện để xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ. Bên cạnh chuyên môn, cần tập trung nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ cấp cao và cấp trung. Tiếp tục đổi mới công tác tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng và luân chuyển cán bộ. Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin và các phƣơng pháp hiện đại trong quản lý, điều hành. Áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng ISO, cải cách hành chính nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí, tránh chồng chéo giữa các bộ phận.

Ba là, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động đánh giá cán bộ.

Cần thƣờng xuyên mở rộng dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể, vai trò của các tổ chức, cá nhân trong doanh nghiệp. Công tác cán bộ là của tổ chức đảng, chỉ huy các cấp. Để đánh giá đúng cán bộ, không thể phụ thuộc vào ý kiến cá nhân hoặc một số ngƣời, do đó, cần thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ trong đánh giá cán bộ, tránh cảm tính và áp đặt. Nghiên cứu triển khai bộ chỉ số KPI (Key Performance Indicator) đánh giá hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ theo tháng, năm về khối lƣợng và chất lƣợng công việc.

Bốn là, chú ý tới cơ chế, chính sách tiền lƣơng, quan tâm tới đời sống của

Ban hành, áp dụng quy chế chi trả lƣơng, thƣởng phù hợp; xây dựng thang bảng lƣơng doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, coi đây là đòn bẩy trong việc thúc đẩy các hoạt động của đơn vị, phản ánh đúng trình độ, năng lực và sự đóng, bảo đảm sự công bằng, minh bạch nhằm giữ gìn và thu hút nhân sự có chất lƣợng tốt. Sửa đổi, bổ sung các quy định về chế độ phụ cấp ngoài lƣơng theo ngạch, bậc, theo cấp bậc chuyên môn, nghiệp vụ và điều kiện làm việc khó khăn, nguy hiểm, độc hại.

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Nghiên cứu tài liệu, giáo trình, cơ sở lý luận từ đó đƣa ra khung lý thuyết

2.1.1. Phương pháp luận

Luận văn sử dụng phƣơng pháp biện chứng, đòi hỏi việc nghiên cứu trƣớc hết phải kế thừa đƣợc những kết quả nghiên cứu đã có. Vì vậy, tác giả đã rất cố gắng trong việc tìm hiểu những tài liệu khoa học viết về nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý cho cán bộ của các doanh nghiệp nhà nƣớc và các công trình có liên quan. Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu, đặt trong điều kiện cụ thể của đề tài, luận văn thiết lập khung lý luận phù hợp để phân tích các vấn đề ở các chƣơng sau.

Sử dụng phƣơng pháp luận biện chứng xuất phát từ việc nghiên cứu phạm trù cơ bản của đề tài là nâng cao năng lực lãnh đạo cho cán bộ quản lý của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, luận văn tập trung nghiên cứu, làm rõ thực trạng thực thi nâng cao năng lực lãnh đạo cho cán bộ quản lý của Công ty TNHH MTV Thông tin M1, làm rõ việc Công ty đã nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý cho cán bộ nhƣ thế nào, nội dung của đó là gì, nó đƣợc triển khai thực hiện ra sao? từ kết quả này có thể đánh giá ngƣợc lại năng lực lãnh đạo của cán bộ đánh giá nó hợp lý, không hợp lý, mạnh, yếu ở chỗ nào từ đó đƣa ra những kết luận để nâng cao năng lực lãnh đạo cho cán bộ quản lý của Công ty trong thời gian tới.

Phƣơng pháp luận đòi hỏi phải xây dựng khung lý thuyết để nghiên cứu nhƣng cần đƣợc kiểm nghiệm bằng thực tiễn. Do đó, luận văn đã nghiên cứu kinh nghiệm của một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo cho cán bộ quản lý để kiểm nghiệm khung lý thuyết đã xây dựng; rút ra những bài học cho Công ty TNHH MTV Thông tin M1.

Phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đòi hỏi việc nghiên cứu không đƣợc xuất phát từ ý chí, quan điểm của tác giả, mà phải xuất từ những điều kiện khách quan và chủ quan, do các quy luật khách quan chi phối. Tác giả cố gắng nghiên cứu một cách toàn diện nhất, trong đó chú trọng đến nhân tố bên trong, những quan hệ bản chất, v.v. vì nhân tố này giữ vai trò quyết định.

2.1.2. Các phương pháp sử dụng để thực hiện luận văn

2.1.2.1. Phân tích và tổng hợp

*. Phƣơng pháp phân tích

Luận văn sử dụng phƣơng pháp phân tích trong toàn bộ luận văn. Sử dụng phƣơng pháp phân tích có nghĩa là mọi vấn đề đặt ra đều phải trả lời câu hỏi “tại sao?” Điều đó cho phép mọi vấn đề đều đƣợc hiểu một cách thấu đáo, cặn kẽ.

Ở Chƣơng 1, để xây dựng khung lý thuyết của đề tài, luận văn đã nghiên cứu và phân tích nội dung nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề về năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ trong các tổ chức, doanh nghiệp nƣớc ta. Từ đó, tác giả đã nhận thức và kế thừa đƣợc những thành quả nghiên cứu trong lĩnh vực này; thấy đƣợc những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu. Trong Chƣơng 3, khung lý luận và thực tiễn đã đƣợc sử dụng để phân tích thực trạng năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý trong những năm vừa qua. Phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng ở Chƣơng 4 để tìm ra những điểm mạnh, yếu trong chiến lƣợc phát triển kinh doanh của Công ty, đồng thời đề xuất các giải pháp áp dụng để hoàn thiện hơn nữa nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý cho cán bộ của Công ty TNHH MTV Thông tin M1 trong thời gian tới.

Trên cơ sở kết quả phân tích, phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng để kết nối giữa các mặt, các nhân tố, v.v. để có đƣợc cái nhìn tổng thể về vấn đề cần nghiên cứu làm rõ.

Ở phần tổng quan nghiên cứu, bằng phƣơng pháp tổng hợp, tác giả đã chắt lọc nhiều nội dung lý thuyết quan trọng, mang tính định hƣớng từ hệ thống tài liệu, giáo trình và các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc. Bên cạnh đó, việc chỉ ra đƣợc những điểm tích cực và hạn chế của các công trình nghiên cứu đã có là cơ sở quan trọng để luận văn vừa kế thừa đƣợc các thành tựu, vừa tránh đƣợc sự trùng lặp trong nghiên cứu.

Ở Chƣơng 3, từ việc phân tích nội dung và việc thực hiện trong giai đoan trƣớc, luận văn đã sử dụng phƣơng pháp tổng hợp để đƣa ra những đánh giá khái quát về thực trạng nâng cao năng lực lãnh đạo cho đội ngũ cán bộ quản lý của Công ty TNHH MTV Thông tin M1; chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân. Đây là tiền đề cho việc đƣa ra các quan điểm và các giải pháp ở Chƣơng 4 của luận văn.

Trong Chƣơng 4, phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng để đảm bảo các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo cho đội ngũ cán bộ quản lý mang tính hệ thống, đồng bộ, không trùng lặp; đồng thời có thể thực thi đƣợc trong thực tế.

2.1.2.2. Phương pháp thống kê mô tả

Luận văn sử dụng phƣơng pháp này cho phép thông qua tất cả các bảng thống kê về số lƣợng của hoạt động lãnh đạo quản lý của Công ty TNHH MTV Thông tin M1. Luận văn sử dụng phƣơng pháp này để thống kê về thực trạng và so sánh, các mục tiêu và các giải pháp. Các số liệu là những minh chứng cho những thành tựu cũng nhƣ những hạn chế trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo

cho cán bộ quản lý ở Công ty. Từ đó luận văn đề xuất những giải pháp có căn cứ, có tính thuyết phục hơn.

2.1.2.3. Phương pháp so sánh

So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu có cùng một nội dung, tính chất tƣơng tự nhau. Ở luận văn này, tác giả sử dụng phƣơng pháp để so sánh các chỉ tiêu năng lực của cán bộ quản lý qua các năm.

2.2. Thu thập số liệu

Nguồn dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập thông qua các báo cáo, tổng kết hàng năm của Tập đoàn CNVT Quân đội Viettel, báo cáo thƣờng kỳ của Công ty TNHH MTV Thông tin M1, đồng thời thu thập số liệu từ các giáo trình, tạp chí kinh tế, tạp chí xây dựng Đảng, các bài viết của các nhà nghiên cứu, luận văn thạc sỹ về nâng cao năng lực lãnh đạo cho cán bộ chủ chốt, quản lý cấp trung của các cơ quan đơn vị nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Quá trình phân tích đánh giá để biết đƣợc rằng các cá nhân và các tổ chức họ có quan điểm nhƣ thế nào về việc nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý cho cán bộ từ đó rút ra cách tiếp cận, bài học kinh nghiệm, phƣơng hƣớng và giải pháp cho quá trình cao năng lực lãnh đạo cho cán bộ quản lý của Công ty TNHH Một thành viên Thông tin M1.

Nguồn dữ liệu sơ cấp đƣợc thu thập thông qua phƣơng pháp phỏng vấn, trắc nghiệm và điều tra khảo sát. Đối tƣợng đã tham gia vào quá trình phỏng vấn, khảo sát nhằm thu thập ý kiến về năng lực lãnh đạo là CBQL cấp cao và cấp trung của Công ty TNHH Một thành viên Thông tin M1, bao gồm: 04 cán bộ thuộc Ban Giám đốc và 35 cán bộ quản lý cấp phòng, Trung tâm. Quá trình điều tra, khảo sát đƣợc tiến hành trong tháng 04/2019 với phƣơng pháp thu thập dữ liệu chủ yếu là phát phiếu trực tiếp.

2.3. Phân tích số liệu

Từ số liệu thu thập đƣợc qua các nguồn, trong quá trình thực hiện luận văn tác giả đã loại bỏ những tài liệu, số liệu không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng hoặc không đáng tin cậy. Bằng phƣơng pháp này, tác giả phân tích để hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn, đánh giá tài liệu, quan sát, kiểm chứng để nghiên cứu, tổng kết, phân tích, đánh giá thực trạng các vấn đề cần nghiên cứu, xác định rõ những nguyên nhân làm cơ sở đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo cho cán bộ quản lý của Công ty TNHH MTV Thông tin M1.

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THÔNG TIN M1

3.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH Một thành viên Thông tin M1

3.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và tình hình phát triển của Công ty

3.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Tên gọi: TNHH MTV Thông tin M1 – Tập đoàn Viễn Thông Quân đội. Địa điểm: Xã An Khánh, Huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội.

Công ty TNHH MTV Thông tin M1 (trƣớc đây là Nhà máy Thông tin M1- Bộ Quốc phòng) đƣợc thành lập ngày 21/11/1945 trên cơ sở xƣởng sửa chữa khí tài thông tin quân sự, theo Sắc lệnh số 61/SL của Hồ Chủ Tịch và đƣợc thành lập lại là Nhà máy Thông tin M1 theo Quyết định 512/QĐ-QP ngày 04/08/1993 của Bộ Quốc phòng.

Là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng trực thuộc Tập đoàn Viễn thông Quân đội, trải qua gần 70 năm sản xuất, xây dựng, trƣởng thành, dƣới sự lãnh đạo của Quân ủy Trung ƣơng, Bộ Quốc phòng, trực tiếp là Đảng uỷ Binh chủng Thông tin liên lạc trƣớc đây và Tập đoàn Viễn thông Quân đội ngày nay, Công ty TNHH MTV Thông tin M1 đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ đƣợc giao, từng bƣớc trƣởng thành, đƣợc Chủ tịch Hồ Chí Minh biểu dƣơng là một tập thể “Quyết tâm làm tròn nhiệm vụ” trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và đƣợc Nhà nƣớc tuyên dƣơng Đơn vị Anh hùng lực lƣợng vũ trang nhân dân trong thời kỳ chống Mỹ cứu nƣớc. Trong thời kỳ mới các thế hệ CB, CNV của Công ty đã phát huy truyền thống của đơn vị anh hùng hoàn thành các nhiệm vụ sản xuất và sửa chữa các trang bị thông tin vô tuyến điện, nguồn điện, thiết bị điện tử và các sản phẩm cơ khí công trình, cơ khí chính xác với giá trị sản lƣợng và chất lƣợng sản phẩm ngày càng đƣợc nâng cao. Đặc biệt trong những năm gần đây Công ty

đã đƣợc Bộ Quốc phòng đầu tƣ công nghệ, mở rộng hợp tác liên kết với các đối tác trong nƣớc và nƣớc ngoài sản xuất và lắp ráp các loại máy thông tin vô tuyến điện thế hệ mới và sản xuất các loại nguyên vật liệu kỹ thuật chuyên ngành thông tin phục vụ cho nhu cầu của quân đội và nền kinh tế quốc dân trên địa bàn cả nƣớc.

Từ tháng 11/2009, thực hiện quyết định số 4155/QĐ-BQP của Bộ trƣởng Bộ quốc phòng điều chuyển TNHH MTV Thông tin M1 thuộc Bộ Tƣ lệnh Thông tin liên lạc về trực thuộc Tập đoàn Viễn thông Quân đội. Công ty tiếp tục đƣợc giao nhiệm vụ sản xuất, sửa chữa các trang bị khí tài thông tin quân sự theo định hƣớng của Tập đoàn Viễn thông Quân đội, Công ty đƣợc Tập đoàn định hƣớng phát triển trở thành doanh nghiệp sản xuất thiết bị viễn thông, thiết bị đầu cuối hàng đầu khu vực.

Các danh hiệu mà Công ty đã đạt đƣợc qua các năm:

- Cờ “Quyết tâm làm tròn nhiệm vụ” do Bác Hồ tặng thƣởng.

- Đƣợc Đảng, Nhà nƣớc trao tặng “Huân chƣơng chiến công hạng Nhất” vì đã có thành tích xuất sắc trong thời kỳ đổi mới vào năm 2000; Danh hiệu “Huân chƣơng lao động hạng Nhất” và nhiều danh hiệu cao quý khác nhƣ: “Huân chƣơng Chiến công hạng Ba” (20 lần); “Huân chƣơng Chiến công hạng Nhì” (11 lần); “Huân chƣơng Chiến công hạng Nhất” (3 lần); “Huân chƣơng Quân công hạng nhất”.

- Danh hiệu “Anh hùng lực lƣợng vũ trang nhân” lần thứ nhất do Nhà nƣớc trao tặng năm 1985.

- Danh hiệu “Anh hùng lực lƣợng vũ trang nhân” lần thứ hai do Nhà nƣớc trao tặng năm 2014.

- 8 chữ vàng “Đoàn kết - Vƣợt khó - Sáng tạo - Tự hào” do Tập đoàn trao tặng năm 2015 nhân kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống Công ty.

- Chứng chỉ ISO môi trƣờng 14001:2015 do Tập đoàn TUV NORD Việt Nam cấp năm 2018.

3.1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ

a. Nhiệm vụ Quốc phòng - An ninh

- Sản xuất trang bị thông tin vô tuyến điện quân sự, nguyên vật liệu kỹ thuật chuyên dùng cho thông tin.

- Sản xuất bộ nguồn nạp pin, ắc quy, bộ đổi nguồn, ma-nip các loại, tổ hợp cầm tay và trang bị trên xe chuyên dụng quân sự.

- Sản xuất các trang bị nhà xƣởng, tủ linh kiện, giá kê hàng, bàn sửa chữa máy VTĐ cung cấp cho các đơn vị thông tin trong toàn quân.

- Sửa chữa vừa, lớn, cải tiến, phục hồi trang bị thông tin chuyên ngành vô tuyến điện, nguồn điện, các bảng mạch, phụ tùng đồng bộ trang bị vô tuyến điện, dịch vụ bảo dƣỡng, sửa chữa thông tin cơ động.

- Nghiên cứu cải tiến hoạt động khoa học công nghệ và dịch vụ kỹ thuật, tiếp nhận chuyển giao công nghệ, lắp ráp tích hợp các sản phẩm công nghệ. Thiết kế chế thử trang bị thông tin vô tuyến điện, nguyên vật liệu chuyên dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực lãnh đạo cho cán bộ quản lý tại công ty tnhh một thành viên thông tin m1​ (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)