Nâng cao kỹ năng quản lý, lãnh đạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực lãnh đạo cho cán bộ quản lý tại công ty tnhh một thành viên thông tin m1​ (Trang 32)

Các chuyên gia cho rằng, năng lực chuyên môn và những hiểu biết về kinh doanh sẽ không phát huy đƣợc hết giá trị của nó nếu nhà quản lý không thành thạo và không ngừng nâng cao các kỹ năng cần thiết, bao gồm:

- Tầm nhìn chiến lƣợc - Kỹ năng ra quyết định - Kỹ năng giao việc - Hiểu mình, hiểu đối tác - Kỹ năng tạo động lực - Kỹ năng giao tiếp

- Kỹ năng gây ảnh hƣởng

Kỹ năng lãnh đạo

Tầm nhìn chiến lƣợc

Gây ảnh hƣởng Giải quyết vấn đề

Giao việc

Hiểu mình, hiểu ngƣời Tạo động lực

Giao tiếp

Hình 1.3: Mô hình kỹ năng lãnh đạo do các bộ phận cấu thành 1.3.3. Nâng cao phẩm chất chính trị

Phẩm chất chính trị là một trong những nội dung quan trọng tác động đến năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý. Tinh thần, thái độ làm việc của cán bộ quản lý là sắc thái, cử chỉ, hành vi biểu hiện của cán bộ quản lý trong các mối quan hệ giao tiếp, ứng xử, thực hiện nhiệm vụ. Đó là các kỹ năng xã hội và hành

vi cần thiết giúp ngƣời cán bộ linh hoạt và thích ứng nhanh với thay đổi công việc, môi trƣờng hay trong các hoàn cảnh khác nhau, đồng thời cán bộ quản lý tƣ duy và tƣơng tác với con ngƣời nhằm đáp ứng tốt hơn cho công việc. Đây là những kỹ năng cần thiết giúp ngƣời cán bộ quản lý linh hoạt trong công việc và cuộc sống, nếu không sẽ dẫn đến ngƣời cán bộ quản lý thiếu nhạy bén trong xử lý công việc.

Mặt khác, tinh thần thái độ làm việc của ngƣời cán bộ quản lý còn phản ánh khả năng mang lại sự tin tƣởng đối với nhân viên, khách hàng. Mức độ tin tƣởng của nhân viên là một trong các tiêu chí đánh giá thái độ thực hiện nhiệm vụ của ngƣời cán bộ quản lý. Bên cạnh đó, phẩm chất đạo đức, tinh thần, thái độ của ngƣời cán bộ quản lý còn tác động đến chất lƣợng, hiệu quả cả công việc.

Với phân tích đã nêu, cần nâng cao các yếu tố về phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ quản lý trong doanh nghiệp, đó là:

- Tinh thần sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao, phục tùng sự phân công, điều động của tổ chức.

- Thái độ với công việc, nhiệt tình, trách nhiệm

- Thái độ với nhân viên cấp dƣới, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp - Trung thực, khách quan

- Khiên tốn, chân thành, giản dị - Tinh thần học hỏi, sáng tạo, cầu thị

1.3.4. Các tiêu chí đánh giá năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý trong doanh nghiệp doanh nghiệp

Năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý trong doanh nghiệp cao hay thấp đƣợc phản ánh thông qua kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ đƣợc phân công. Kết quả này đƣợc thể hiện qua các tiêu chí cụ thể tƣơng ứng với đó sẽ xác định cấp độ cán bộ quản lý, bao gồm:

1.3.4.1. Các tiêu chí về phẩm chất đạo đức

- Trƣớc hết, với tƣ cách là một công dân, ngƣời cán bộ quản lý phải lấy việc gƣơng mẫu trong cuộc sống và làm việc theo pháp luật là tiêu chuẩn đạo đức cơ bản; bên cạnh đó, ngƣời cán bộ quản lý còn là thành viên trong doanh nghiệp, phải đề cao và đi đầu trong chấp hành, duy trì các quy định của tổ chức, văn hóa doanh nghiệp, đạo đức trong kinh doanh.

- Yêu cầu đặc thù của mỗi doanh nghiệp, bên cạnh các hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh còn là phải quản lý con ngƣời; từ chất lƣợng thực hiện công việc cho tới việc an toàn vệ sinh lao động. Do đó, mỗi cán bộ quản lý phải biết quan tâm, chăm lo đến cán bộ nhân viên cấp dƣới và tập thể, biểu hiện qua việc công tâm, khách quan trong đánh giá; thái độ, hành vi ứng xử có văn hóa, tôn trọng cấp dƣới và đồng nghiệp.

- Là tấm gƣơng cho nhân viên cấp dƣới, đồng nghiệp noi theo. Điều đó đòi hỏi mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp phải là ngƣời trung thực, thẳng thắn, không cơ hội, vụ lợi, tinh thần vì tập thể; giải quyết hài hòa giữa cống hiến và hƣởng thụ, giữa quyền hạn và trách nhiệm.

- Có ý chí, lòng quyết tâm trong thực hiện nhiệm vụ, không ngại việc khó, nhiệm vụ mới.

1.3.4.2. Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao

- Kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ đƣợc giao trong năm (lƣợng hóa tối đa bằng con số cụ thể (Ví dụ: Sản lƣợng, doanh thu, tiến độ, tỷ lệ thành phẩm, v.v.)

- Kết quả thực hiện chức trách, quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm theo quy định (Ví dụ: Năng lực tổ chức điều hành sản xuất, năng lực sƣ phạm, v.v.)

- Kết quả đánh giá, phân loại của tập thể, cá nhân liên quan trực tiếp; kết quả lấy phiếu tín nhiệm định kỳ (nếu có).

- Mức độ hài lòng của nhân viên về năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ trong thực hiện nhiệm vụ.

1.3.4.3. Các mức xếp loại đối với cán bộ quản lý

Xếp loại đối với cán bộ quản lý gồm 04 mức nhƣ sau: - Mức 1: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

- Mức 2: Hoàn thành tốt nhiệm vụ

- Mức 3: Hoàn thành nhiệm vụ nhƣng có mặt còn hạn chế - Mức 4: Không hoàn thành nhiệm vụ

1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng tới năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý trong doanh nghiệp doanh nghiệp

Có nhiều quan điểm khác nhau khi bàn về các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực lãnh đạo của cán bộ nói chung. Một số nhận định cho rằng năng lực lãnh đạo hình thành chủ yếu từ tố chất, năng khiếu bẩm sinh của bản thân ngƣời cán bộ. Nhiều ý kiến lại cho rằng năng lực lãnh đạo đƣợc hình thành và phát triển trong những hoàn cảnh, môi trƣờng, điều kiện cụ thể, nơi mà ngƣời cán bộ đƣợc đào tạo, tham gia công tác, sinh hoạt, v.v. Tuy nhiên, qua nghiên cứu về bản chất của lãnh đạo và năng lực lãnh đạo, chúng ta có thể nhận thấy rằng, năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý doanh nghiệp chịu sự tác động của hai nhóm nhân tố cơ bản sau đây:

- Nhóm các nhân tố thuộc về môi trƣờng bên trong doanh nghiệp. - Nhóm các nhân tố thuộc về môi trƣờng bên ngoài

1.4.1. Nhóm nhân tố thuộc về môi trường bên trong doanh nghiệp

1.4.1.1. Các nhân tố thuộc về bản thân cán bộ quản lý

Các nhân tố này bao gồm: *. Trình độ đào tạo

Trình độ chuyên môn là sự hiểu biết khả năng thực hành về chuyên môn nào đó, có khả năng chỉ đạo quản lý một công việc thuộc một chuyên môn nhất định. Cán bộ quản lý cần phải có chuyên môn về nhiều ngành, lĩnh vực có liên quan đến lĩnh vực mình quản lý, phục vụ cho việc ra quyết định cũng nhƣ các chủ trƣơng, chính sách trong phát triển doanh nghiệp phù hợp với từng ngành nghề.

*. Trình độ văn hoá và quyết tâm thực hiện nhiệm vụ:

- Trình độ văn hoá là sự hiểu biết cơ bản của cán bộ quản lý về tự nhiên và xã hội. Trình độ văn hoá tạo ra khả năng tƣ duy và sáng tạo cao. Ngƣời có trình độ văn hóa sẽ có khả năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đồng thời trong quá trình làm việc họ không những vận dụng chính xác mà còn linh hoạt và sáng tạo các công cụ sản xuất để tạo ra hiệu quả làm việc cao nhất.

- Quyết tâm thực hiện nhiệm vụ thể hiện ở tinh thần trách nhiệm: Đƣợc hình thành dựa trên cơ sở những ƣớc mơ khát khao, hy vọng cuả cán bộ quản lý trong công việc cũng nhƣ với tổ chức. Trong tổ chức, nếu cán bộ quản lý thấy đƣợc vai trò, vị thế, sự cống hiến hay sự phát triển, thăng tiến của mình đƣợc coi trọng và đánh giá một cách công bằng, bình đẳng thì họ cảm thấy yên tâm, phấn khởi, tin tƣởng vào tổ chức, Đây là cơ sở để nâng cao tính trách nhiệm, sự rèn luyện, phấn đấu vƣơn lên, cố gắng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, năng suất, chất lƣợng và hiệu quả lao động.

*. Tƣ chất và năng khiếu bẩm sinh

Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khả năng nhận thức và đặc điểm tính cách phần nào là do bẩm sinh. Tài năng hoặc đặc điểm bẩm sinh có thể đem đến sự thuận lợi hoặc bất lợi nhất định cho một nhà lãnh đạo. Các yếu tố này gắn liền với khả năng, tƣ duy quản lý của từng cán bộ lãnh đạo. Có thể đánh

giá yếu tố này thông qua các chỉ số: Chỉ số thông minh (IQ); chỉ số thông minh cảm xúc (EQ); chỉ số thông minh xã hội (SQ); chỉ số thông minh sáng tạo (CQ); chỉ số say mê (PC); chỉ số vƣợt khó (AQ); trình độ biểu đạt ngôn ngữ (SQ); chỉ số đạo đức (MQ), v.v. Các chỉ số này trong những tình huống khác nhau đều có quan trọng trọng việc hình thành và phát triển năng lực lãnh đạo cho giám đốc các doanh nghiệp.

*. Độ tuổi

Đây là một trong số các yếu tố ảnh hƣởng đến việc hình thành và phát triển năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý. Cán bộ trẻ thì thƣờng linh hoạt, thích ứng nhanh với những biến động của môi trƣờng, dám nghĩ dám làm, sẵn sàng nhận nhiệm vụ và chịu trách nhiệm trƣớc các quyết định, v.v. Đối với cán bộ lớn tuổi thì lại có yếu tố kinh nghiệm trong quản lý và điều hành cũng nhƣ sự từng trải trong nhiều tình huống khó khăn, thử thách nên thƣờng thể hiện bản lĩnh và sự tin cậy, chắc chắn trong các quyết định.

1.4.1.2. Các nhân tố thuộc về môi trường bên trong doanh nghiệp

Các nhân tố này thể hiện thông qua các vấn đề chủ yếu sau: *. Mục tiêu phát triển của doanh nghiệp

Mục tiêu phát triển của doanh nghiệp đƣợc xem nhƣ “Kim chỉ nam” cho hoạt động của doanh nghiệp. Một khi đã xác định rõ ràng mục tiêu cần hƣớng tới của doanh nghiệp thì sẽ xác định đƣợc con đƣờng, biện pháp để đạt đƣợc mục tiêu đó, cũng nhƣ đội ngũ cán bộ quản lý phải có sự hoàn thiện, sự đổi mới để đáp ứng yêu cầu công việc, phù hợp với mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp.

*. Chất lƣợng của việc tuyển chọn, quy hoạch và sử dụng cán bộ quản lý Chất lƣợng cán bộ quản lý thể hiện ở chất lƣợng đầu vào của đội ngũ cán bộ. Đội ngũ cán bộ đƣợc tuyển dụng tốt, phù hợp với yêu cầu của công việc, có kỹ năng và năng lực quản lý tốt sẽ là tiền đề nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ

quản lý.

Hơn nữa, việc quy hoạch cán bộ quản lý, bố trí cán bộ quản lý ở vị trí, môi trƣờng làm việc phù hợp, giúp họ phát huy đƣợc khả năng, mạnh của họ, tạo động lực để cán bộ đổi mới, tự hoàn thiện mình và phục vụ cho công việc quản lý

*. Công tác rà soát, đánh giá cán bộ

Việc đánh giá kết quả công tác quản lý cần đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, nghiêm túc và có các hệ thống tiêu chí rõ ràng để đánh giá. Đánh giá không chỉ dựa trên các chỉ tiêu, kết quả công việc mà còn dựa trên sự đánh giá chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý của chính nhƣng ngƣời lao động trong doanh nghiệp. Đối với những cán bộ yếu kém, không đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc thì cần có biện pháp xử lý kịp thời, tránh ảnh hƣởng tới hoạt động của doanh nghiệp cũng nhƣ gây tâm lý, dƣ luận không tốt trong lao động, ảnh hƣởng tới niềm tin của ngƣời lao động đối với doanh nghiệp.

*. Cơ chế đãi ngộ

Đây là một yếu tố quan trọng góp phần tạo động lực thúc đẩy ngƣời lao động làm việc nâng cao năng suất lao động, bao gồm:

- Tiền lƣơng ảnh hƣởng trực tiếp đến mức sống của ngƣời lao động. Phấn đấu nâng cao tiền lƣơng là mục đích của hết thảy mọi ngƣời lao động, tạo động lực để ngƣời lao động phát triển trình độ và khả năng lao động của mình.

- Tiền thƣởng sẽ là công cụ để ngƣời sử dụng lao động kích thích sự hăng say, gắn bó, sự tích cực, tinh thần trách nhiệm, năng suất và hiệu quả hoạt động quản lý nếu tiền thƣởng gắn trực tiếp với thành tích của ngƣời lao động, gắn với hệ thống chỉ tiêu đƣợc nghiên cứu, phân loại cụ thể và mức thƣởng có giá trị tiêu dùng trong cuộc sống.

của hoạt động quản lý. Phúc lợi xã hội là phần thù lao gián tiếp, có thể là tiền, vật chất hoặc những điều kiện thuận lợi mà ngƣời sử dụng lao động cung cấp cho ngƣời lao động trong những điều kiện bắt buộc hay tự nguyện để động viên hoặc khuyến khích và đảm bảo anh sinh cho ngƣời lao động. Phúc lợi đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cũng nhƣ góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho ngƣời lao động, từ đó thúc đẩy và nâng cao năng suất lao động.

1.4.2. Nhóm nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài

Môi trƣờng bên ngoài là tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng xuất phát từ sự quản lý, tác động của Nhà nƣớc và xã hội. Dƣới góc độ Nhà nƣớc và xã hội có thể xem xét những nhân tố cơ bản sau:

- Cơ chế, chính sách, luật pháp của Nhà nƣớc với doanh nghiệp, đối với ngành, lĩnh vực doanh nghiệp hoạt động.

Hệ thống các chính sách quản lý Nhà nƣớc liên quan đến các chính sách vĩ mô của nhà nƣớc về hỗ trợ nền kinh tế, các chính sách về phát triển doanh nghiệp. Hệ thống các tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp có vai trò thúc đẩy sự phát triển, tạo sự liện kết hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau, Kiến thức và kinh nghiệm hoạt động sản xuất kinh doanh đƣợc trao đổi, chia sẻ thông qua tổ chức hội thảo, đào tạo tƣ vấn, xúc tiến thƣơng mại cho các doanh nghiệp thành viên. Một điều rõ ràng là, mức độ ổn định của môi trƣờng vĩ mô, tính minh bạch của cơ chế chính sách và sự hoàn thiện của pháp luật tác động trực tiếp tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trƣờng. Do đó, ngƣời đứng đầu doanh nghiệp và đội ngũ cán bộ quản lý có điều kiện để phát triển năng lực lãnh đạo của mình.

- Các yếu tố về kinh tế - văn hóa xã hội.

Lý thuyết lãnh đạo theo hoàn cảnh đã chỉ ra rằng, tính cách và giá trị cá nhân của con ngƣời có thể đƣợc hình thành trong những hoàn cảnh nhất định

thông qua gia đình, nhà trƣờng, xã hội nơi mà cán bộ doanh nghiệp đƣợc đào tạo, rèn luyện, sinh hoạt. Chính vì vậy hệ thống giáo dục, môi trƣờng kinh tế, xã hội... cũng ảnh hƣởng đến việc hình thành và phát triển năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ quản lý. Ngoài ra yếu tố văn hóa của vùng miền cũng ảnh hƣởng đến sự hình thành và phát triển các năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý.

- Các nhân tố khác nhƣ tốc độ tăng trƣởng kinh tế, lạm phát, lãi suất, v.v. cũng là một trong những yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý, đặc biệt là ngƣời đứng đầu doanh nghiệp. Trong bối cảnh hội nhập nhƣ hiện nay, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt đòi hỏi ngƣời cán bộ quản lý phải không ngừng phát triển năng lực lãnh đạo, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, phẩm chất của nhà lãnh đạo.

1.5. Kinh nghiệm nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý trong doanh nghiệp doanh nghiệp

Nguồn nhân lực quản lý doanh nghiệp là vấn đề then chốt, luôn đứng ở vị trí trung tâm của doanh nghiệp, là một trong những nhân tố cơ bản quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trên thƣơng trƣờng. Hoạt động lãnh đạo của cán bộ quản lý luôn giữ vai trò chiến lƣợc, quyết định đến thành quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực lãnh đạo cho cán bộ quản lý tại công ty tnhh một thành viên thông tin m1​ (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)