CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Giải pháp nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý tại Công ty
4.2.4. Nâng cao các kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ quản lý
Đội ngũ cán bộ quản lý là nhân tố quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty, cần phải đƣợc tuyển chọn kỹ càng, có trình độ hiểu biết cao, phải có kiến thức về công nghệ, khoa học, về giao tiếp xã hội, về tâm lý, kinh tế, v.v. tổng hợp những tri thức của cuộc sống và phải biết vận dụng kiến thức vào tổ chức, ra quyết định những công việc trong thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp. Do đó Công ty cần thực hiện tốt các nội dung sau:
-Khuyến khích và có chính sách bắt buộc bản thân cán bộ quản lý cần tích
cực, chủ động trong việc nâng cao trình độ. Cán bộ quản lý phải ý thức đƣợc trách nhiệm, nghĩa vụ và những hạn chế của chính bản thân mình để có kế hoạch khắc phục, cố gắng vƣơn lên. Bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay đòi hỏi phƣơng pháp, cách thức quản lý, điều hành và lãnh đạo rất khác so với trƣớc kia, cán bộ quản lý các cấp của Công ty phải biết ngoại ngữ, có khả năng sử dụng thành thạo và hiệu quả công nghệ thông tin vào công tác điều hành, thực hiện nhiệm vụ. Do đó, cán bộ quản lý phải tự học tập vƣơn lên để cập nhập kiến thức công nghệ mới nhằm áp dụng vào sản phẩm của Công ty. Tích cực, chủ động nghiên cứu phƣơng pháp, cách làm mới, thị trƣờng mới thông qua các khóa đào tạo, diễn đàn công nghệ, các buổi tham quan thực tế, học hỏi kinh nghiệm của các công ty cùng ngành nghề. Trong điều kiện kinh tế hội nhập sâu rộng nhƣ hiện nay, việc giao lƣu học hỏi và cập nhật kiến thức để nâng cao trình độ ngang tầm khu vực và quốc tế là hết sức cần thiết.
- Nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ quản lý cấp trung. Xuất phát từ đặc thù của đơn sản xuất, cán bộ cấp trung là vị trí trọng yếu, trực tiếp điều hành tất cả các hoạt động, dự án hay kế hoạch kinh doanh của Công ty. So với nhà lãnh đạo cấp cao, quản lý cấp trung phải tiếp xúc với đội ngũ nhân viên thƣờng xuyên hơn, tham gia xây dựng nhóm làm việc hiệu quả
cũng nhƣ giải quyết các tình huống mâu thuẫn trong công việc của cấp dƣới, v.v. Do vậy, ngoài chuyên môn công việc, họ cần những kỹ năng quan trọng hay chính là năng lực quản lý cấp trung. Tuy nhiên, nhƣ đã phân tích ở Chƣơng 3, thực tế cho thấy cán bộ quản lý cấp trung ở Công ty hiện thiên về kiểm soát, chỉ huy con ngƣời hơn là lãnh đạo và quản lý các nguồn lực. Điều này gây áp lực lên nhân viên cũng nhƣ vai trò cầu nối cho lãnh đạo cấp cao với nhân viên trở nên mờ nhạt. Với yêu cầu chuyên môn hóa ngày càng cao trong điều hành hoạt động kinh doanh, cán bộ quản lý nói chung của Công ty cần trau dồi và nâng cao kỹ năng quản lý, trên cơ sở nhận thức đƣợc chân dung ngƣời quản lý chuyên nghiệp để thực hiện tốt công việc, đồng thời biết tạo động lực làm việc, thu hút, khích lệ, giữ chân nhân sự tài năng và xây dựng kế hoạch cho bộ phận và quản lý mục tiêu của tổ chức.
- Rà soát lại thực trạng kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý, nhìn nhận ƣu, nhƣợc điểm để xây dựng kế hoạch nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp trong giai đoạn tới. Xây dựng khung chƣơng trình đào tạo và kiểm tra, theo dõi thƣờng xuyên nhằm nâng cao kiến thức, chuyên môn, nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ quản lý, đƣa vào ứng dụng trong thực tiễn. Quá trình quản lý doanh nghiệp hiện nay không chỉ cần đến “kinh nghiệm” mà còn đòi hỏi phải có đủ các kỹ năng về quản lý, giao tiếp, sự hiểu biết về xã hội, khả năng tạo động lực cho ngƣời lao động, v.v.