Kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư xây dựng của một số đơn vị trong Bộ Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trường sĩ quan chính trị, bộ quốc phòng (Trang 36)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư xây dựng của một số đơn vị trong Bộ Quốc

thuộc Bộ quốc Phòng

1.2.1. Kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư xây dựng của một số đơn vị trong Bộ Quốc phòng Bộ Quốc phòng

1.2.1.1. Kinh nghiệm của Trường Sĩ Quan lục quân 1

Để quản lý thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình phổ thông do đơn vị quản lý, Trường Sĩ quan lục quân 1 tổ chức thành lập Ban quản lý kiêm nghiệm do Phó Phòng hậu cần-kỹ thuật (cơ quan quản lý trực tiếp cơ sở vật chất, trang bị doanh trại) làm trưởng ban nhờ vậy Ban QLDA nắm chắc

thực trạng cơ sở doanh trại, nhu cầu đầu tư và khai thác sử dụng kịp thời hiệu quả công trình ngay khi hoàn thành. Trong quá trình thực hiện các dự án, do đơn vị tổ chức tốt hoạt động của các hội đồng đấu thầu, hội đồng giá, các tổ tư vấn, Ban quản lý dự án kiểm tra thường xuyên, sâu sát hoạt động của các nhà thầu và lực lượng tham gia công tác quản lý của chủ đầu tư, thanh toán vốn và kịp thời giải quyết các vướng mắc của nhà thầu; thực hiện chế độ báo cáo đầy đủ nghiêm túc nên các dự án công trình phổ thông xây dựng luôn bảo đảm chất lượng, tiến độ, công trình rất phù hợp với đặc thù hoạt động cường độ huấn luyện, cơ động cao của bộ đội.

Tuy nhiên, các dự án công trình đầu tư có mục tiêu lại không giao cho Ban quản lý dự án mà lại giao phân tán cho các đơn vị (dự án đầu tư xây dựng xưởng in, dự án xây dựng nhà truyền thống giao cho Phòng Chính trị chủ trì; dự án xây dựng thao trường huấn luyện giao cho Phòng đào tạo chủ trì) trong khi các cơ quan đó không có chuyên môn về quản lý dự án, dẫn đến chất lượng quản lý dự án không đồng đều và chưa đáp ứng các yêu cầu quản lý.

Tại dự án xây dựng xưởng in, trong giai đoạn lập kế hoạch dự án do không làm tốt công tác lập thẩm định và phê duyệt chủ trương đầu tư để xác định quy mô, giải pháp công nghệ phù hợp; do chất lượng tư vấn của các nhà thầu tư vấn chưa tốt lên dẫn đến việc thực hiện xây dựng, mua sắm công nghệ in hiện đại (Công nghệ máy in HP Indigo 3550 của Ixaren) nhưng lại không phổ thông ở Việt Nam (chỉ có 02 máy trên toàn quốc), chi phí vận hành, bảo trì thiết bị lớn, việc thay thế, sửa chữa phức tạp dẫn đến giá thành sản phẩm cao không thể cạnh tranh trên thị trường, nên giáo trình, tài liệu, tạp chí không thể in tại xưởng in của Nhà trường mà phải đi thuê in ở đơn vị khác, trong khi ngân sách phải gánh một lượng lớn để nuôi đội ngũ nhân viên vận hành và khấu hao máy móc gây lãng phí vốn đầu tư rất lớn.

Trong dự án xây dựng trường bắn, thao trường huấn luyện do thành viên tham gia công tác quản lý dự án năng lực chuyên môn kém, không am

hiểu trình tự, thủ tục về đầu tư, không xây dựng được kế hoạch tổ chức thực hiện các công việc dẫn đến nhiều khâu, nhiều công việc bị chồng chéo, quên sót dẫn đến dự án không kịp phê duyệt triển khai theo tiến độ, công tác giải phóng mặt bằng do không chủ động bám nắm, phối hợp với địa phương dẫn đến không có mặt bằng để thực hiện dự án và dự án phải lùi thời gian tổ chức thực hiện 1 năm so với kế hoạch. Công tác kiểm tra giám sát của Chủ đầu tư với dự án cũng không thường xuyên, sâu sát, còn tình trạng che dấu thông tin không kịp thời báo cáo dẫn đến nhiều nội dung vướng mắc nhưng chậm nắm bắt và tháo gỡ.

1.2.1.2. Kinh nghiệm của Ban quản lý dự án 678-Bộ quốc phòng

Dự án xây dựng Sở Chỉ huy - Cơ quan Bộ Quốc phòng là công trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ đối với Quân đội mà còn với cả Quốc gia. Để thực hiện nhiệm vụ này, ngày 06-11-1998, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Ban Quản lý Dự án 678. Ngay sau khi thành lập, mặc dù quân số ít, phải đảm đương nhiệm vụ mới, phức tạp, cơ sở vật chất còn hết sức khó khăn,… lãnh đạo, chỉ huy Ban Quản lý Dự án đã nhanh chóng kiện toàn tổ chức, xây dựng lực lượng; ổn định tư tưởng, củng cố quyết tâm cho cán bộ, nhân viên; quán triệt, triển khai nhiệm vụ cho từng bộ phận.

Trong 20 năm phấn đấu, trưởng thành và phát triển, Ban luôn bám sát đặc điểm, nhiệm vụ được giao, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng thực hiện nghiêm ngặt quy trình xây dựng, nhất là đối với các công trình trọng yếu quốc gia, từ khâu khảo sát, quy hoạch, lập dự án, thiết kế, lựa chọn nhà thầu, triển khai thi công, giám sát, nghiệm thu, thanh toán, quyết toán, đến đưa vào sử dụng và duy trì bảo hành, bảo trì, v.v. Trong đó, chú trọng quản lý, giám sát thi công những công trình, hạng mục trọng điểm, thời điểm quan trọng và điều chỉnh linh hoạt các dự án, công trình theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Dự án. Do vậy, các dự án, công trình mà Ban đảm nhận đều đạt chất lượng tốt, được các cơ quan, đơn vị sử dụng và Thủ trưởng Bộ Quốc phòng

đánh giá cao. Điển hình là các hạng mục công trình thuộc Khu A, Khu B (Sở Chỉ huy - Cơ quan Bộ Quốc phòng), không chỉ đảm bảo chất lượng về độ bền vững, mà các yếu tố kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn, bí mật, tiết kiệm đều đạt và vượt tiêu chuẩn, kế hoạch thời gian đề ra. Cho đến nay, những công trình này đã qua hơn 10 năm sử dụng nhưng chưa hề xảy ra bất cứ sự cố gì, được các nhà chuyên môn đánh giá tốt, thiết kế hợp lý, tiện khai thác, xứng tầm là công trình chiến lược trọng điểm quốc gia. Công trình không chỉ đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ quân sự, quốc phòng của Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng trong thời bình, mà có thể đáp ứng tốt nhiệm vụ trong thời chiến. Nhờ hoàn thành tốt nhiệm vụ ban đầu, uy tín, vị thế của Đơn vị được nâng lên, lòng tin của Đảng, Nhà nước, nhất là Bộ Quốc phòng ngày càng được khẳng định. Theo đó, nhiệm vụ của Đơn vị có bước phát triển, mở rộng; tiếp tục đảm nhiệm quản lý các dự án xây dựng, cải tạo những công trình quan trọng về quốc phòng, an ninh quốc gia, như: Trụ sở làm việc của Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam và một số công trình khác của Quân đội.

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, Ban đã chủ động nghiên cứu, xây dựng và trình Thủ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Quy chế tổ chức hoạt động trung tâm và hệ thống quy chế chuyên ngành, như: quản lý hồ sơ, đấu thầu, kỹ thuật, giám sát, an ninh, bảo mật, tài chính,… tạo hành lang pháp lý, cơ chế thuận lợi để thực hiện tốt các dự án được phân công. Đồng thời, Ban cũng chủ động tham mưu, đề xuất giúp Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng thành lập Ban Chỉ đạo Dự án, Tiểu ban bảo vệ an ninh, Hội đồng thẩm định cấp nhà nước,… phù hợp với đặc điểm, yêu cầu nhiệm vụ cũng như tính chất quan trọng của từng công trình. Cùng với đó, công tác xây dựng tổ chức, cán bộ, phát triển đảng, nhất là xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện, an toàn tuyệt đối theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính

trị, Chỉ thị 87 của Thường vụ Quân ủy Trung ương về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và phong trào Thi đua Quyết thắng được cấp ủy, chỉ huy các cấp của Ban Quản lý Dự án chú trọng, v.v.

Có thể nói, trong quá trình xây dựng, trưởng thành và phát triển, mặc dù có những thăng trầm ở từng thời kỳ cụ thể, song tuyệt đại đa số cán bộ, nhân viên Ban Quản lý Dự án đã phát huy tinh thần sáng tạo, đoàn kết, chủ động khắc phục khó khăn, vươn lên hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ hoàn thành xuất sắc. Với những thành tích đạt được trong 20 năm qua, Ban Quản lý Dự án 678 đã được Bộ Quốc phòng tặng thưởng: 06 bằng khen, 01 giấy khen; Bộ Tổng Tham mưu nhiều năm liên tục công nhận Ban đạt tiêu chuẩn “Đơn vị Quyết thắng”. Hiện nay, Đơn vị đang hoàn tất hồ sơ, thủ tục đề nghị Nhà nước tặng thưởng “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba”. Có được kết quả trên là nhờ Đảng ủy, chỉ huy Ban Quản lý Dự án đã thực hiện tốt một số nội dung cơ bản sau:

Trước hết, cấp ủy, chỉ huy các cấp chú trọng quán triệt, giáo dục, xây dựng quyết tâm thực hiện nhiệm vụ cho cán bộ, nhân viên. Là đơn vị làm nhiệm vụ quản lý xây dựng nên cán bộ, nhân viên thường phải ăn, ở, sinh hoạt và làm nhiệm vụ phân tán, quản lý công việc theo hướng cơ động, bám sát công trường; trong khi, tính chất nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, thời tiết khắc nghiệt, v.v. Nhận thức rõ điều đó, cấp ủy, chỉ huy các cấp đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo hình thức, biện pháp giáo dục; kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục thường xuyên, theo nhiệm vụ với tổ chức giao ban, quán triệt hằng tháng, tuần đến từng đơn vị ngay trên công trường. Trong đó, ưu tiên chỉ đạo, trao đổi, rút kinh nghiệm hằng ngày đối với đơn vị chủ yếu, thi công những công trình, hạng mục trọng điểm. Nội dung giáo dục toàn diện, tập trung vào ý nghĩa, tầm quan trọng cũng như độ bền vững, tính bảo mật,… của nhiệm vụ xây dựng các công trình Bộ Quốc phòng. Chú trọng quán triệt, giáo dục cho các đối tượng nắm chắc nhiệm vụ được giao; quy hoạch, kế hoạch, lộ trình

thực hiện các dự án, mục tiêu, yêu cầu đạt được, thời gian triển khai, hoàn thành từng hạng mục công trình và những quy tắc công tác, bảo đảm an toàn về con người, tài sản trong quá trình thi công, v.v. Trên cơ sở đó, thống nhất về nhận thức và hành động, xây dựng niềm vinh dự, tự hào đi đôi với trách nhiệm và tinh thần vượt khó, tạo sức mạnh tổng hợp, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ cho cán bộ, nhân viên trong đơn vị.

Hai là, coi trọng xây dựng, phát triển tổ chức và đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Ngay khi mới thành lập, được sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Ban Chỉ đạo Dự án, sự lãnh đạo của Đảng ủy Bộ Tổng Tham mưu - Cơ quan Bộ Quốc phòng, Đơn vị đã kiện toàn đầy đủ hệ thống tổ chức đảng (cấp ủy, chi bộ), chỉ huy (Ban Quản lý Dự án, phòng, ban) và các tổ chức quần chúng. Theo yêu cầu phát triển, mở rộng nhiệm vụ, cùng với việc cấp trên biên chế thêm cán bộ, đảng viên, cấp ủy, Chi bộ Ban Quản lý Dự án đã chủ động làm tốt công tác tạo nguồn, phát triển đảng viên mới, nhằm tăng cường sức lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng. Qua thực tiễn thực hiện nhiệm vụ, Chi bộ đã từng bước phát triển thành Đảng bộ; hệ thống tổ chức chỉ huy các cấp ngày càng được củng cố vững chắc; các tổ chức quần chúng được quan tâm xây dựng vững mạnh, phát huy tốt vai trò xung kích trong thực hiện nhiệm vụ, nhất là những nhiệm vụ khó khăn, phức tạp. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức, Ban Quản lý Dự án đã nghiên cứu, xây dựng bộ quy chế quy định về chức trách, mối quan hệ giữa các tổ chức, công tác quản lý: hồ sơ công trình, giám sát chất lượng xây dựng, tài chính, tiến độ, an toàn, v.v. Đồng thời, thực hiện nhiều biện pháp nhằm xây dựng các tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, gắn với xây dựng các phòng, ban và Đơn vị vững mạnh toàn diện, an toàn tuyệt đối. Cùng với đó, đẩy mạnh công tác tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực toàn diện cho đội ngũ cán bộ, nhân viên; trọng tâm là nâng cao trình độ, kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn nghiệp vụ quản lý dự án xây dựng công trình. Do nhiệm

vụ xây dựng luôn trực tiếp tiếp xúc với cơ sở vật chất, nguyên vật liệu có số lượng lớn, giá trị kinh tế cao, nên đơn vị coi trọng giáo dục giữ gìn phẩm chất, đạo đức người cán bộ, đảng viên gắn với tiêu chuẩn cán bộ được quy định trong Chỉ thị 03, 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để vận dụng vào quá trình cấp phát, quản lý, sử dụng vật chất, tài sản của Nhà nước, Quân đội. Nhờ đó, các thế hệ cán bộ, nhân viên đã phát huy tốt những phẩm chất cao đẹp của người cán bộ ngành xây dựng, hoàn thành mọi trọng trách được giao.

Ba là, phát huy tinh thần sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Ban vừa là chủ đầu tư, vừa trực tiếp đảm nhiệm quản lý nhiều dự án trên nhiều địa bàn khác nhau, nhất là Dự án Sở Chỉ huy - Cơ quan Bộ Quốc phòng có quy mô lớn, triển khai thi công đồng loạt nhiều hạng mục công trình trong cùng một thời điểm với khối lượng công việc đa dạng, phong phú, tính chất đặc biệt quan trọng. Vì vậy. Ban đã chủ trương đẩy mạnh nghiên cứu các giải pháp sáng tạo, khoa học nhằm thực hiện mục tiêu: tiết kiệm tài chính, rút ngắn tiến độ thời gian nhưng vẫn bảo đảm chất lượng công trình. Theo đó, cán bộ, nhân viên, nhất là đội ngũ kỹ sư đầu ngành đã tập trung nghiên cứu, đề xuất với Bộ Quốc phòng trình Chính phủ phê duyệt kế hoạch chia Dự án thành 11 dự án thành phần (sau điều chỉnh thành 9 dự án). Đây vừa là chủ trương, vừa là giải pháp đúng đắn, sáng tạo, thể hiện tư duy táo bạo, sắc sảo, đi trước về chuyên ngành quản lý thực hiện dự án quy mô lớn của lãnh đạo, chỉ huy Ban Quản lý Dự án. Việc phân chia thành các dự án thành phần cho phép tập trung mọi mặt (lãnh đạo, chỉ huy, lực lượng, phương tiện, công nghệ,…) vào một công trình quan trọng, tại một thời điểm, trong một khu vực. Đồng thời, thực hiện song song cả những công việc liên quan khác mà vẫn bảo đảm tính thống nhất của toàn Dự án, giúp đẩy nhanh tiến độ, làm đến đâu dứt điểm đến đó, đưa vào khai thác, sử dụng được ngay sau khi hoàn thành và đặc biệt là phát huy được hiệu quả đầu tư, tránh trượt giá, không

tăng kinh phí phát sinh, v.v. Sáng kiến này có ý nghĩa to lớn, là cơ sở quan trọng để sau này Chính phủ điều chỉnh lại quy định cho phép chia, lập các dự án thành phần trong dự án lớn mà trước đó Chính phủ chưa thực hiện. Cùng với đó, Ban Quản lý Dự án còn thực hiện nền nếp, hiệu quả công tác sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm thông qua kết quả thi công từng công trình, nhằm đánh giá những ưu điểm, hạn chế, đề xuất phương hướng, biện pháp thực hiện, nhất là trong quản lý con người, công việc cho đội ngũ cán bộ các cấp. Chú trọng tổ chức hoạt động thi đua thường xuyên, đột kích gắn với các ngày lễ lớn, lễ khởi công, giai đoạn cao điểm,… nhằm động viên, khơi dậy tinh thần say mê, sáng tạo, nhiệt huyết cách mạng của cán bộ, nhân viên và đội ngũ công nhân, thợ xây dựng, tạo sức mạnh tổng hợp hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tháng 9 - 2017, thực hiện chủ trương của Thường vụ Quân ủy Trung ương, Ban Quản lý Dự án 678 đã được điều chuyển từ Bộ Tổng tham mưu về Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị Bộ Quốc phòng, kết thúc đầu tư các dự án đang quản lý, trong đó trọng tâm là Dự án 678 Bộ Quốc phòng. Cán bộ, nhân viên Ban Quản lý Dự án đã xác định tốt tư tưởng, quyết tâm nhận và tiếp tục phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ mới, xứng đáng với truyền thống 20

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trường sĩ quan chính trị, bộ quốc phòng (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)