Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trường sĩ quan chính trị, bộ quốc phòng (Trang 112 - 121)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện dự án

* Nâng cao chất lượng công tác lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế tổng dự toán

Đối với việc lựa chọn đơn vị tư vấn khảo sát, thiết kế, đơn vị tư vấn thẩm tra

- Kiên quyết không lựa chọn đơn vị Tư vấn khảo sát thiết kế, đơn vị tư vấn thẩm tra năng lực yếu kém, chú trọng kết quả, sản phẩm thực tế của đơn vị đã thực hiện.

- Khuyến khích đấu thầu công tác tư vấn khảo sát, thiết kế và thẩm tra; lựa chọn tổ chức đơn vị có năng lực trong thiết kế thực hiện công tác khảo sát. Trong thực hiện nhiệm vụ Khảo sát, thiết kế, nhiệm vụ khảo sát, thiết kế xây dựng được lập trên cơ sở cấp, loại và quy mô xây dựng công trình và phù hợp với chủ trương đầu tư. Trước khi lập đề cương khảo sát, thiết kế yêu cầu

cán bộ kỹ thuật Nhà trường phải khảo sát kỹ thực địa để lập đề cương chi tiết, đầy đủ các yếu tố cần thiết để phục vụ cho công tác thiết kế. Yêu cầu cán bộ kỹ thuật được giao nhiệm vụ không khoán trắng cho tổ chức tư vấn. Các số liệu khảo sát phải mang tính kế thừa đối với tất cả các giai đoạn của dự án để tránh lãng phí.

Nhà trường cần mạnh dạn thuê tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân đủ năng lực để thực hiện ngay việc giám sát khảo sát, thiết kế đối với các dự án đang thực hiện lập dự án đầu tư và tham gia đánh giá báo cáo kết quả khảo sát, thiết kế trước khi chấp thuận ký biên bản nghiệm thu.

Xây dựng và thống nhất hệ thống biểu mẫu, nhật ký giám sát và mẫu biên bản nghiệm thu.

Thực hiện công tác giám sát khảo sát của chủ đầu tư theo đúng nhiệm vụ khảo sát, thiết kế. Yêu cầu các cán bộ khi kiểm tra, nghiệm thu khảo sát phải rà soát kỹ hồ sơ khảo sát và thực tế hiện trường. Trong trường hợp cần thiết, yêu cầu tư vấn khảo sát đo đạc kiểm tra lại để đảm bảo chất lượng hồ sơ khảo sát.

Trong công tác nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát, thiết kế, cần chấn chỉnh lại nghiêm túc tư tưởng coi việc Thẩm định lại hồ sơ khảo sát và thiết kế dự toán công trình chỉ qua loa và mang tính hình thức. Xây dựng quy trình thẩm định hợp lý cụ thể với từng dự án, và gắn liền trách nhiệm vào mỗi cá nhân tham gia.

* Nâng cao chất lượng công tác lựa chọn nhà thầu xây dựng

Để thực hiện công tác lựa chọn nhà thầu được hiệu quả, đúng quy định, ngoài việc phải tuân thủ các quy định của nhà nước về đấu thầu như Luật Đấu thầu năm 2013, Nghị định 63/2014/NĐ-CP, các văn bản hướng dẫn công tác lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng, tác giả đề xuất một số giải pháp như sau:

- Xây dựng, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu (các dự án được Bộ ủy quyền) và trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu các dự án Bộ duyệt ngoài

những gói thầu có tính chất rất đặc thù (gói thầu yêu cầu bí mật quân sự cao; gói thầu tính cấp bách; gói thầu cung cấp thiết bị chuyên dụng …) theo quy định được áp dụng nhưng cũng phải rất hạn chế áp dụng hình thức chỉ định thầu hoặc đấu thầu hạn chế, còn lại phải tăng cường thực hiện theo hình thức đấu thầu rộng rãi để tuân thủ quy định của nhà nước về lựa chọn nhà thầu, đồng thời nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và tiết kiệm trong công tác đấu thầu.

Đối với những công trình tổ chức theo hình thức đấu thầu hạn chế thì cần phải lựa chọn những nhà thầu có năng lực thực sự, có uy tín trên thị trường xây dựng, đáp ứng được yêu cầu của gói thầu để mời tham dự đấu thầu. Quy định chặt chẽ trong việc thẩm tra, đánh giá năng lực tài chính, kỹ thuật của nhà thầu; quy định chi tiết về chất lượng, tiến độ trong hồ sơ mời thầu; quy định rõ trách nhiệm trong quá trình lựa chọn nhà thầu khi thực hiện dự án.

- Cần phải chú trọng tới công tác lựa chọn các đơn vị tư vấn và đơn vị thi công xây lắp có năng lực, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của dự án, qua đó giúp thực hiện được tốt công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng; đảm bảo công trình đạt chất lượng cao, tránh thất thoát lãng phí; hạn chế vướng mắc trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng.

- Có kế hoạch và biện pháp lựa chọn nhà thầu đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm thực sự. Tổ chức kiểm tra thực tế năng lực của nhà thầu, đồng thời kết hợp nhiều kênh thông tin để tìm hiểu và xác định chính xác điều kiện, năng lực của nhà thầu trước, trong khi lựa chọn nhà thầu và trong quá trình thực hiện hợp đồng.

- Tuân thủ các quy định của nhà nước về công tác lựa chọn nhà thầu; tăng cường công tác chỉ đạo, lãnh đạo trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu. Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết để đánh giá kết quả thực hiện, tự kiểm điểm rút kinh nghiệm trong việc tổ chức thực hiện các quy định của nhà nước về lựa chọn nhà thầu.

* Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng dự án

trong công tác quản lý dự án. Để hoàn thiện công tác quản lý chất lượng thi công trong thời gian tới, ngoài việc phải tuân thủ các quy định của nhà nước quản lý chất lượng trong quá trình quản lý dự án, luận văn đề xuất một số giải pháp sau:

- Xây dựng và chuẩn hóa hệ thống kiểm soát nội bộ của Trường Sĩ quan Chính trị dựa trên hệ thống quy trình, quy phạm và tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà nước ban hành. Lập kế hoạch, nội dung, biện pháp kiểm soát và quản lý chất lượng trong từng giai đoạn thực hiện dự án ngay từ thời điểm chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc dự án.

- Gắn trách nhiệm của cán bộ thực hiện công tác quản lý dự án của Nhà trường vào từng công việc, công trình, dự án được giao. Coi đây là tiêu chí quan trọng để đánh giá năng lực, trình độ, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân cũng như xem xét đề bạt, bổ nhiệm, bãi nhiệm.

- Kiểm soát chặt chẽ chất lượng nguyên liệu, vật liệu, thiết bị hàng hóa, cấu kiện, sản phẩm xây dựng sử dụng làm đầu vào cho dự án.

+ Đối với sản phẩm được sản xuất hàng loạt và là hàng hóa trên thị trường (cấu kiện đúc sẵn), sản phẩm phải được kiểm tra xuất sứ, nhãn mác hàng hóa, công bố sự phù hợp về chất lượng của nhà sản xuất, chứng nhận hợp quy, chứng nhận hợp chuẩn, với nguyên vật liệu, thiết bị nhập khẩu phải có sự kiểm định chất lượng của cơ quan đăng kiểm. Nhà trường phải cử cán bộ của mình cùng với tư vấn giám và nhà thầu thi công tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất hàng hóa hoặc yêu cầu thí nghiệm kiểm chứng, kiểm định chất lượng hàng hóa đó. Nếu đạt yêu cầu theo chỉ dẫn hồ sơ mời thầu mới cho phép đưa vào công trình.

+ Đối với sản phẩm được chế tạo, sản xuất riêng cho dự án theo yêu cầu thiết kế. Việc giám sát quá trình sản xuất, chế tạo như các công việc thi công khác theo quy định.

đảm rằng tư vấn thiết kế phải thường xuyên có mặt trên công trường cùng với chủ đầu tư và TVGS kịp thời phát hiện và kiến nghị biện pháp xử lý các nội dung thi công sai với thiết kế được duyệt. Tham gia đầy đủ công tác giao ban công trường, giải quyết nhanh chóng các vướng mắc, phát sinh về thiết kế trong quá trình thi công xây dựng, điều chỉnh thiết kế phù hợp với thực tế thi công, xử lý những bất hợp lý trong thiết kế.

- Tuân thủ chặt chẽ những quy định khác về quản lý chất lượng công trình như chế độ ghi nhật ký thi công công trình, quy định về công tác nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu hạng mục công trình, nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng.

* Nâng cao chất lượng công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Dựa trên kết quả nghiên cứu thực tế tại trường cho thấy công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng còn tồn tại rất nhiều hạn chế bất cập. Vì vậy, để hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Trường Sĩ quan Chính trị, Bộ Quốc phòng, nhất thiết phải nâng cao chất lượng công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng, một số giải pháp được đưa ra:

- Nhà trường cần phải tổ chức lựa chọn nhà thầu tư vấn lập dự án, nhà thầu tư vấn thiết kế công khai minh bạch để lựa đơn vị tư vấn có trình độ năng lực, kinh nghiệm và trách nhiệm cao. Chủ đầu tư mà trực tiếp là Ban QLDA cần phải phối hợp chặt chẽ với đơn vị tư vấn trong toàn bộ quá trình lập và kiểm soát chi phí ĐTXD, đảm bảo đơn vị tư vấn lập, phát hành hồ sơ đúng tiến độ, phương án đầu tư hợp lý và tổng dự toán chính xác.

Chú trọng công tác thẩm tra phê duyệt dự toán. Lựa chọn đơn vị tư vấn thẩm tra có năng lực tốt, trách nhiệm kịp thời phát hiện những sai sót bất hợp lý trong, dự toán thiết kế thông báo cho nhà thầu tư vấn lập biết phối hợp kiểm tra xem xét điều chỉnh lại thiết kế, dự toán chi phí bảo đảm sản phẩm sau quá trình thẩm tra mang đi trình duyệt có chất lượng tốt bảo đảm hợp lý, hiệu quả về chi phí.

Chỉ bố trí những cán bộ đơn vị có chuyên môn tốt, am hiểu về dự toán thiết kế, nắm chắc quy định pháp luật về lập và quản lý chi phí, có đạo đức

tốt, trung thực tham vào quá trình kiểm soát khối lượng, kiểm soát chi phí. Trong giai đoạn thi công phải bố trí nhân lực thường xuyên bám sát hiện trường giám sát nhà thầu thi công theo đúng bản vẽ thiết kế được duyệt, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và biện pháp thi công đã lập tránh thi công nhanh, thi công ẩu để đạt tiến độ mà chất lượng công trình không bảo đảm phải phá đi làm lại gây lãng phí chi phí. Giám sát phản ánh chính xác, trung thực khối lượng nhà thầu hoàn thành để làm cơ sở thanh toán.

Tăng cường phối hợp giữa nhà thầu tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát và giám sát của chủ đầu tư trên hiện trường, kịp thời phát hiện điều chỉnh, bổ sung thiết kế cho phù hợp với điều kiện thực tế thi công. Bảo đảm sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư kịp thời ngăn chặn những hành vi không được phép, trái pháp luật làm phát sinh chi phí.

Phân bổ vốn hợp lý cho từng giai đoạn thực hiện dự án, tránh để tình trạng thiếu vốn hoặc vốn bị ứ đọng. Đồng thời trong mỗi giai đoạn phân bổ vốn cho từng công việc cũng phải bảo đảm khoa học, những hạng mục công trình nào đòi hỏi tính chất phức tạp thì được ưu tiên cho nguồn kinh phí lớn hơn cho những hạng mục đơn giản.

* Hoàn thiện công tác quản lý tiến độ thi công xây dựng

- Thường xuyên đôn đốc, theo dõi chặt chẽ tiến độ thi công đã được phê duyệt và công tác quản lý chất lượng công trình của nhà thầu thi công. Khi phát hiện nhà thầu có biểu hiện thi công chậm, không đảm bảo tiến độ thì lập ngay biên bản hiện trường, yêu cầu các nhà thầu thi công ký cam kết và thực hiện biện pháp điều chỉnh kế hoạch tiến độ phù hợp. Sau một thời gian nếu nhà thầu không có chuyển biến thì kiên quyết có giải pháp xử lý ngay tránh để tình trạng kéo dài ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý dự án.

- Trong quá trình thi công, phải thường xuyên rà soát đối chiếu các đề xuất kỹ thuật trong hồ sơ dự thầu với quá trình triển khai (đặc biệt là các biện pháp tổ chức thi công, tiến độ thi công), kiểm tra sự phù hợp về huy động nhân sự, máy móc giữa thực tế hiện trường và với hồ sơ dự thầu, đề xuất giải pháp xử lý kịp

thời đối các nhà thầu không đủ điều kiện năng lực thực hiện hợp đồng.

- Tăng cường công tác giám sát, đánh giá thực hiện đầu tư. Thanh toán và cung ứng vốn kịp thời tạo thuận lợi cho việc thi công xây dựng. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi tiến độ thi công của nhà thầu, yêu cầu nhà thầu tư vấn giám sát (TVGS) làm đúng chức trách, nhiệm vụ của mình. Trước khi kết thúc thời gian thực hiện của hợp đồng mà khối lượng xây lắp còn lại lớn, phải có phương án báo cáo cấp có thẩm quyền và kịp thời đôn đốc đơn vị thi công, gia hạn tiến độ thi công công trình đúng theo quy định.

* Tăng cường bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực; hoàn thiện cơ chế làm việc và trang bị trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng

Bên cạnh các giải pháp kỹ thuật về từng nội dung quản lý thì giải pháp về tăng cường nhân lực, trang bị và cơ chế tổ chức thực hiện là nội dung rất quan trọng trong quản lý thực hiện dự án, nếu các nội dung trong giải pháp này được thực hiện tốt sẽ là động lực không nhỏ để thúc các công việc khác hoàn thành và ngược lại.

* Tăng cường đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ thực hiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng:

+ Về đội ngũ lãnh đạo công tác QLDA: Một trong những vấn đề tồn tại có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của Trường Sĩ quan chính trị là hiện nay đó là đội ngũ lãnh đạo thực hiện trực tiếp công tác đầu tư xây dựng của đơn vị không được đào tạo sâu chuyên môn nghiệp vụ về xây dựng phù hợp theo quy định để QLDA. Do đó luận văn đề xuất: cần đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn về xây dựng cho cán bộ lãnh đạo trực tiếp làm công tác quản lý đầu tư xây dựng bằng các hình thức như nâng cao bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý trong các lĩnh vực quản lý dự án đầu tư xây dựng... Tăng cường kế hoạch bồi dưỡng, quy hoạch, bố trí cán bộ, bảo đảm nhân sự phụ trách lĩnh vực công tác quản lý dự án của Ban QLDA có đủ trình độ chuyên môn về xây dựng, thực hiện tốt công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng, đặc biệt là năng lực thực hiện theo phân cấp, uỷ quyền đầu tư xây

dựng của Bộ Quốc phòng.

+ Đội ngũ thực hiện công tác QLDA: Bên cạnh việc phát triển đội ngũ cán bộ về cơ cấu, số lượng, chất lượng, thành phần số lượng thì Nhà trường rất cần phát triển thêm về chất lượng chuyên môn cho cán bộ. Như đã phân tích thực trạng ở chương 3, hiện nay tình hình học tập các chương trình bồi dưỡng các nghiệp vụ các lĩnh vực quản lý dự án của cán bộ trong Ban QLDA nói riêng và trong đội ngũ thực hiện công tác quản lý dự án của Nhà trường nói chung là khá hạn chế. Trên cơ sở đó luận văn đề xuất phương thức và chương trình đào tạo thể hiện như bảng 4.1 như sau:

Bảng 4.1: Đề xuất chương trình đào tạo ngắn hạn nghiệp vụ cho cán bộ QLDA

TT Tên chương trình Số lượng,

đối tượng

Kinh phí đào tạo (Cá nhân-cơ quan hỗ trợ) (%)

1 Quản lý dự án 5-6; cán bộ Ban QLDA,

Ban tài chính 20 - 80

2 Kỹ sư định giá 2-3; Cán bộ Ban QLDA;

Ban tài chính 20 - 80

3 Nghiệp vụ đấu thầu 6-7; Ban QLDA thành viên hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trường sĩ quan chính trị, bộ quốc phòng (Trang 112 - 121)