Thực trạng công tác tổ chức thực hiện dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trường sĩ quan chính trị, bộ quốc phòng (Trang 68 - 93)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Thực trạng công tác tổ chức thực hiện dự án

3.3.2.1. Công tác lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế tổng dự toán

- Đây là nội dung quan trọng của quá trình thực hiện dự án, là bước cụ thể những nội dung được duyệt trong phê duyệt dự án cung cấp dữ liệu đầu vào để tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch lựa chọn nhà thầu; để quản lý tiến độ thực hiện dự án, quản lý chất lượng công trình, quản lý chi phí đầu tư. Công tác quản lý thiết kế ở nhà trường được thực hiện theo trình tự sau:

1. Lựa chọn nhà thầu thiết kế xây dựng, nhà thầu thẩm tra

Các dự án ở Trường Sĩ quan chính trị đa số là các công trình thiết kế 2 bước (trừ các công trình không phê duyệt dự án chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật); các gói thầu tư vấn thiết kế được thực hiện bằng cả hình thức đấu thầu và chỉ định thầu, các gói thầu tư vấn thiết kế được thực hiện lựa chọn nhà thầu theo đúng quy định luật đấu thầu. Nhà trường đặc biệt chú trọng đến kinh nghiệm, năng lực hành nghề của đơn vị tư vấn và cá nhân tham gia công tác lập thiết kế coi đây là ưu tiên hàng đầu trong tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện để đưa vào nội dung hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời thầu và trong ký kết hợp đồng với các đơn vị tư vấn.

2. Quản lý chất lượng công tác thiết kế

- Ban QLDA cử cán bộ chuyên môn trực tiếp theo dõi công tác thiết kế của nhà thầu gồm:

+ Kiểm tra chấp thuận số liệu sử dụng để thiết kế lập dự toán bao gồm: các số liệu từ kết quả của tư vấn khảo sát và các tài liệu khác có liên quan của địa phương nơi diễn ra dự án.

kế, chủ trì thiết kế, các kỹ sư thiết kế, kỹ sư thẩm định giá bảo đảm theo đúng yêu cầu hợp đồng.

- Cán bộ kỹ thuật của Ban QLDA kiểm tra hồ sơ thiết kế trên cơ sở các quy định, các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành và quy mô công trình trong thiết kế cơ sở: Kiểm tra sản phẩm thiết kế về danh mục hồ sơ, nội dung thuyết minh, các giải pháp thiết kế, kiểm tra bố cục, nội dung các bản vẽ, sự tuân thủ về kích cỡ, kiểm tra danh mục chi phí của dự án, các định mức kinh tế kỹ thuật áp dụng khi lập dự toán,…

- Sau khi tư vấn thiết kế chỉnh sửa hồ sơ tư vấn thiết kế dự toán theo yêu cầu của Ban QLDA, toàn bộ sản phẩm thiết kế được cung cấp cho tư vấn thẩm tra trước khi trình thẩm định phê duyệt.

3. Thẩm định, phê duyệt thiết kế.

Sau khi hồ sơ tư vấn thiết kế được hoàn thiện theo ý kiến thẩm tra, ban QLDA trình nhà trường thẩm định và phê duyệt (với các dự án bộ ủy quyền) hoặc để nhà trường trình bộ thẩm tra phê duyệt (với các dự án bộ duyệt).

4. Nghiệm thu thiết kế

Sau ki thiết kế và dự toán công trình được phê duyệt, Ban QLDA tổ chức nghiệm thu thiết kế công trình theo quy định

* Đánh giá chất lượng công tác lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán

- Ưu điểm: Thiết kế đã có sự nghiên cứu để xây dựng phù hợp với công năng sử dụng của đơn vị nhà trường, bản vẽ thiết kế thi công tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành, dự toán được áp theo định mức theo ban hành của Bộ xây dựng; Đơn giá vật tư thiết bị, đều có sự tham khảo chặt chẽ công bố giá, báo giá của các nhà cung cấp, nhà sản xuất, ca máy đã áp dụng đúng các quy định hiện hành của pháp luật. Các công việc đã có chỉ dẫn kỹ thuật tương đối đầy đủ.

- Nhược điểm: Thiết kế dự toán còn nhiều nội dung chưa phù hợp với hiện trường, phải điều chỉnh nhiều khi thi công.

3.3.2.2. Công tác lựa chọn nhà thầu

Để tổ chức quản lý hoạt động lựa chọn nhà thầu tại trường khách quan, chặt chẽ nhà trường tổ chức thành lập hội đồng đấu thầu (thành viên gồm phó hiệu trưởng phụ trách công tác đầu tư, trưởng ban và trợ lý kế hoạch ban QLDA, trưởng ban Tài chính, chủ nhiệm Hậu cần) 100% các thành viên trong hội đồng đấu thầu được học qua các lớp quản lý đấu thầu và có chứng chỉ hoạt động đấu thầu. Trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu các gói thầu đều có sự đồng hành tư vấn hỗ trợ của các nhà thầu tư vấn đấu thầu.

Việc lập phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu các dự án diễn ra cả ở Nhà trường (dự án bộ ủy quyền) và diễn ra cả ở Bộ Quốc phòng (dự án bộ duyệt). Các gói thầu thực hiện trước khi phê duyệt dự án (lập báo cáo nghiên cứu khả thi, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi) được lập và phê duyệt thành 1 kế hoạch lựa chọn nhà thầu riêng thực hiện trước khi phê duyệt dự án. Việc phân chia thành các gói thầu được lập theo đặc điểm kỹ thuật công việc và thời gian triển khai. Sau khi có quyết định phê duyệt dự án, với các dự án phức tạp nhiều công trình với nhiều gói thầu, thời gian thực hiện kéo dài quan các năm: (dự án ĐTXD nhà ở học viên hệ N12+ N13; dự án ĐTXD Trường - giai đoạn 1; dự án ĐTXD Trường - giai đoạn 2; dự án ĐTXD Trường - giai đoạn 3) được phê duyệt làm nhiều kế hoạch lựa chọn nhà thầu; Các dự án còn lại chỉ gồm 1 công trình, độ phức tạp công việc ít, thời gian thực hiện ngắn phê duyệt thành 01 kế hoạch lựa chọn nhà thầu;

Thời gian lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cũng được lập cho phù hợp với thời gian triển khai các công việc của dự án và được phân làm 2 loại:

1. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu lập ngay sau với bước phê duyệt dự án trước khi phê duyệt dự toán công trình (thường là các gói tư vấn, giá gói thầu tạm tính theo giá trị phê duyệt trong dự án, giá gói thầu chính thức theo giá trị phê duyệt trong thiết kế dự toán công trình);

2. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu lập sau khi phê duyệt dự toán công trình theo thời gian triển khai các hạng mục.

Hình thức tổ chức lựa chọn nhà thầu các gói thầu: Việc phân chia gói thầu và hình thức, phương thức lựa chọn nhà thầu các dự án tại Trường Sĩ quan Chính trị cơ bản được thực hiện trên cơ sở quy định của Luật Đấu thầu. Nội dung của từng gói thầu bao gồm:

- Tên gói thầu.

- Giá gói thầu: Được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc tổng vốn đầu tư, dự toán được phê duyệt và các quy định có liên quan.

- Nguồn vốn.

- Hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu.

- Thời gian lựa chọn nhà thầu: Nêu thời gian tổ chức thực hiện việc lựa chọn nhà thầu để bảo đảm tiến độ của gói thầu.

- Hình thức hợp đồng: tùy theo tính chất của gói thầu, xác định các hình thức hợp đồng cho việc thực hiện gói thầu.

- Thời gian thực hiện hợp đồng: phải đảm bảo tiến độ thực hiện của dự án. Tuy nhiên, do đặc thù an ninh quốc phòng nên việc áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với các dự án đầu tư xây dựng do Trường Sĩ quan Chính trị làm Chủ đầu tư là khá phổ biến và thường lựa chọn các đơn vị thi công, tư vấn trong Bộ Quốc phòng để chỉ định thực hiện. Điều này dẫn đến tính cạnh tranh trong đấu thầu còn nhiều hạn chế điều đó được thể hiện qua phân tích phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu 11 dự án thành phần có tổ chức đấu thầu và lựa chọn nhà thầu giai đoạn 2015-2018 như sau:

Bảng 3.8: Tổng hợp tình hình phê duyệt hình thức lựa chọn nhà thầu, các gói thầu thuộc dự án ĐTXD trường SQCT giai đoạn 2015-2018

TT Dự án

Hình thức lựa chọn nhà thầu các gói thầu được duyệt Chỉ định thầu Đấu thầu RR Đấu thầu hạn chế Chào hàng cạnh tranh Tổng cộng 1 DA ĐTXD Trường ĐHCT - GĐ2 20 12 0 0 32 2 DA ĐTXD nhà ở học viên N11 8 6 0 0 14 3 DA ĐTXD nhà ở học viên khối hệ N12, 13 17 8 0 6 31 4 Dự án ĐTXD nhà làm việc BGH và cơ quan N1 8 5 0 3 16 5 DA ĐTXD nhà công vụ số 1 7 3 0 0 10 6 DA ĐTXD hạ tầng giai đoạn 2 10 1 0 0 11 7 DA ĐTXD nhà công vụ số 2 7 4 0 0 11

8 DA ĐTXD khu Hậu cần kỹ thuật 7 2 0 0 9

9 DA ĐTXD công trình nhà bệnh xá 4 1 0 0 5

10 DA ĐTXD 03 nhà ở Ban giám hiệu 3 2 0 0 5

11 DA ĐTXD Trường Sĩ quan Chính trị -

Giai đoạn 3 17 23 0 5 45

Tổng cộng 108 67 0 14 189

(Nguồn báo cáo thực hiện công tác đấu thầu hàng năm tại Trường Sĩ quan Chính trị)

Qua bảng tổng hợp tình hình phê duyệt hình thức lựa chọn nhà thầu ở trên ta thấy giai đoạn 2015-2018 các dự án xây dựng Trường SQCT đã được phê duyệt hình thức lựa chọn nhà thầu cho 189 gói thầu, trong đó 108 gói thầu áp dụng hình thức chỉ định thầu, 67 gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu, 14 gói thầu áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh. Như vậy, chiếm tỷ lệ gói thầu cao nhất là loại hình chỉ định thầu 57,14%.

chặt chẽ theo đúng trình tự thủ tục quy định của pháp luật, nội dung hồ sơ mời thầu, báo cáo đánh giá, báo cáo thẩm định được lập theo đúng mẫu biểu ban hành trong các thông tư hướng dẫn của Bộ kế hoạch đầu tư, nội dung phù hợp với tính chất, đặc điểm các gói thầu. Nhìn chung, công tác đấu thầu đã được thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định của Luật đấu thầu.

Bảng 3.9: Kết quả lựa chọn nhà thầu tại Trường Sĩ quan Chính trị trong giai đoạn 2015- 2018

Đơn vị: triệu đồng

Hình thức lựa chọn nhà thầu

Giá trị gói thầu theo phê duyệt

Tổng giá trị trúng thầu Chênh lệch theo giá trị tuyệt đối Chênh lệch theo tỷ lệ (%) (1) (2) (3) (4)=(2)-(3) (5)=(3)/(2) Chỉ định thầu 471.358 459.296 12.062 2,559 Đấu thầu 1.126.512 1.094.632 31.880 2,83 Chào hàng cạnh tranh 9.369 9.120 249 2,661

(Nguồn: Các kết quả thông báo trúng thầu của nhà trường năm 2015 đến 2018)

Qua quá trình thực hiện và phỏng vấn khảo sát lấy ý kiến đánh giá của cán bộ nhà trường về công tác quản lý đấu thầu tại Trường SQCT cho kết quả như sau:

Bảng 3.10: Kết quả khảo sát đánh giá việc quản lý công tác lựa chọn nhà thầu tại Trường Sĩ quan Chính trị

Công tác lập dự án Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý Tổng số Điểm TBC Mức ý nghĩa

Nhà thầu được lựa chọn có đủ năng lực thực hiện dự án

5 6 12 18 19 60 3,67 Tốt

Việc lựa chọn nhà thầu được tiến hành khách quan và chính xác 11 10 15 16 8 60 3,00 Trung bình Việc lựa chọn nhà thầu đáp ứng được hiệu quả dự án đầu tư

8 10 15 18 9 60 3,17 Trung

bình

Việc phân chia các gói thầu và áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu là phù hợp

11 9 15 16 9 60 3,05 Trung

bình

(Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát của tác giả)

Từ bảng số liệu ta thấy công tác lựa chọn nhà thầu ở nhà trường chưa được tổ chức tốt, có 03/04 tiêu chí chỉ đạt ở mức trung bình. Trong đó, “Việc lựa chọn nhà thầu được tiến hành khách quan và chính xác” được đánh giá ở mức thấp nhất, có điểm trung bình là 3,00. Nguyên nhân của công tác này được đánh giá ở mức thấp là do việc phân chia các gói thầu và áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu là chưa chặt chẽ khoa học, chưa hoàn toàn khách quan dựa vào tính chất kỹ thuật các công việc của dự án để phân chi gói thầu hợp lý còn hiện tượng chia nhỏ các gói thầu để cho nhiều nhà thầu thực hiện. Thực hiện lựa chọn nhà thầu thiếu tính khách quan và minh bạch từ đó dẫn đến kết quả công tác lựa chọn nhà thầu đáp ứng hiệu quả đầu tư chưa cao, đòi hỏi công tác này phải có những chấn chỉnh trong thời gian tới. Tuy nhiên có 1 điểm rất tích cực là năng lực các nhà thầu được chọn thực

hiện các dự án là tương đối tốt và đảm đương được các công tác của dự án; đây đều là các doang nghiệp lớn và uy tín của quân đội như: Viện thiết kế- BQP; Tổng công ty 319; Tổng công ty 36; Tổng công ty 789; Công ty TNHH Đầu tư và xây lắp ACC; Công ty TNHH MTV Duyên Hải.

3.3.2.3. Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng

Theo quy định của Luật xây dựng, mọi công trình đều phải thực hiện chế độ giám sát và quản lý chất lượng, đây chính là một trong những nội dung quan trọng của việc giám sát. Quản lý chất lượng là nội dung lớn của quản lý dự án bao trùm xuyên suốt toàn bộ quá trình thực hiện dự án, là một trong 3 nội dung chính đánh giá chất lượng hiệu quả hoạt động quản lý dự án.

Công tác Quản lý chất lượng ở trường Sĩ quan Chính trị được thực hiện theo các quy định tại nghị định số 46/2015/NĐ-CP và các thông tư hướng dẫn liên quan về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

Công tác quản lý chất lượng được thực hiện thông qua bộ máy thực hiện dự án mà trực tiếp là ban QLDA; Qua hệ thống kiểm soát chất lượng nội bộ của các nhà thầu; qua sự giám sát kiểm soát của nhà thầu tư vấn giám sát. Ban QLDA được Hiệu trưởng giao quyền thay mặt chủ đầu tư quản lý kiểm soát quản lý chất lượng dự án. Trong từng giai đoạn triển khai công việc thực hiện dự án, Ban QLDA luôn bố trí cán bộ kỹ thuật, cán bộ kế hoạch theo dõi, phụ trách giám sát quản lý chất lượng công việc và báo cáo với trưởng ban phụ trách chung để giải quyết các vấn đề trong thẩm quyền. Hàng tuần tổ chức giao ban công trường (Ban QLDA chủ trì) vào thứ 4 để nắm tiến độ và giải quyết các vấn đề kỹ thuật trên hiện trường; cuối các tháng tổ chức giao ban dự án cấp nhà trường (phó hiệu trưởng chủ trì) để chủ đầu tư nắm và giải quyết các vướng mắc lớn tồn đọng vượt thẩm quyền giải quyết của ban QLDA. Trong từng giai đoạn thực hiện dự án công tác quản lý chất lượng thể hiện như sau:

1. Trong giai đoạn đầu: khi thực hiện các gói thầu tư vấn (lập dự án, vấn khảo sát, thiết kế) công tác kiểm tra chất lượng tập trung đi sâu vào kiểm tra điều kiện, năng lực hoạt động của nhà thầu, năng lực hành nghề của nhân sự nhà thầu

bố trí thực hiện các gói thầu; máy móc thiết bị nhà thầu tư vấn lập và tư vấn thẩm tra có đáp ứng các yêu cầu trong hồ sơ mời thầu, dự thầu đã lập, có phù hợp với cam kết kê khai của nhà thầu hay không; kiểm tra việc thực hiện các công việc của nhà thầu có tuân theo các quy chuẩn tiêu chuẩn được ban hành áp dụng hay không. Ngoài ra Ban QLDA phải cứ cán bộ tham gia cùng đơn vị tư vấn để cung cấp thông tin liên quan đến thực hiện công việc nhà thầu, theo dõi tiến độ giám sát chất lượng sản phẩm. Trong giai đoạn này Ban QLDA có trách nhiệm thẩm tra và nghiệm thu sản phẩm báo cáo Nhà trường phê duyệt (dự án được bộ ủy quyền) hoặc báo cáo nhà trường trình Bộ phê duyệt.

2. Trong giai đoạn thi công xây dựng lắp đặt thiết bị

Trong giai đoạn này ban QLDA có nhiệm vụ giám sát thi công và nghiệm thu công việc trên hiện trường. Ban QLDA cùng với nhà thầu TVGS đang tổ chức thực hiện trên 04 nội dung chính:

- Kiểm tra điều kiện khởi công của nhà thầu: Mặt bằng xây dựng; thiết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trường sĩ quan chính trị, bộ quốc phòng (Trang 68 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)