5. Kết cấu của luận văn
3.4.1. Yếu tố khách quan
3.4.1.1. Yếu tố về đặc điểm kinh tế kỹ thuật của dự án
Các dự án do Nhà trường quản lý có tính chất kỹ thuật chuyên sâu không cao nhưng đa dạng nhiều cấp, nhiều loại hình công trình: công trình dân dụng, công trình văn hóa (Nhà câu lạc bộ quân nhân, nhà truyền thống),công trình huấn luyện chiến đấu, công nghệ thông tin... dẫn đến yêu cầu công tác quản lý dự án tương đối phức tạp. Khả năng ngân sách bố trí cho các dự án còn hạn hẹp, khi phê duyệt dự án ở bước ban đầu các cơ quan thẩm duyệt luôn yêu cầu cắt giảm mức độ đầu tư để phù hợp với khả năng ngân sách, một số dự án cắt giảm không đầu tư trang thiết bị mà chỉ đầu tư phần xây dựng dẫn đến không đồng bộ trong đầu tư, không đáp ứng được yêu cầu hoạt động, cuối cùng vẫn phải điều chỉnh đầu tư bổ sung kéo theo nhiều phức tạp cho công tác quản lý. Các dự án nhà trường thực hiện hoàn toàn trên đất Quốc phòng ít phải thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng đây là thuận lợi khá lớn cho việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư ở Trường Sĩ quan Chính trị.
Bảng 3.17: Quy mô đặc điểm dự án tại tại Trường Sĩ quan Chính trị, Bộ Quốc phòng tính đến 31/12/2018
Đặc điểm Số lượng (dự án) Tỷ lệ (%)
Dự án nhóm B 9 75
Dự án nhóm C 3 25
Tổng 12 100
Quy mô dự án của Bộ quốc phòng mà trường đang triển khai chủ yếu là nhóm B (chiếm 75%) và nhóm C (chỉ chiếm 25%). Tính chất đặc thù của các dự án trong Bộ quốc phòng: ngoài chịu sự chi phối chung của các quy định tại các luật, nghị định, thông tư về công tác đầu tư việc thực hiện các dự án ở Trường còn chịu sự chi phối hệ thống thông tư, hướng dẫn riêng trong BQP
các văn bản này thường có độ trễ rất lớn với các văn bản quy phạm pháp luật ban hành của nhà nước gây khó khăn cho công tác quản lý. Luật đấu thầu số 43/2013 có hiệu lực từ ngày 01/7/2014; Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu có hiệu lực từ ngày 15/8/2014 nhưng Bộ Quốc phòng đến tận năm 2017 mới ban hành Thông tư 88/2017/TT-BQP ngày 17/4/2017 quy định quy định một số nội dung về đấu thầu lựa chọn nhà thầu trong Bộ Quốc phòng trong khi thông tư hướng dẫn hiện đấu thầu theo Luật 61/2005 đã hết hiệu lực khi Luật 43/2013 được ban hành và có hiệu lực.
3.4.1.2. Yếu tố về cơ chế, chính sách, định mức trong quản lý dự án
- Hệ thống pháp luật liên quan đến công tác thực hiện, quản lý dự án đầu tư xây dựng những năm qua đã có nhiều thay đổi theo hướng phù hợp hơn với thực tiễn và đối tượng quản lý. Đến thời điểm năm 2018 hệ thống pháp luật về cơ bản đã đầy đủ, chặt chẽ cơ sở pháp lý vững chắc cho thực hiện đầu tư. Các nghị định thông tư văn bản hướng dẫn cụ thể và chi tiết với mục đích bám sát thực tế song tính ổn định chưa cao dẫn đến tình trạng chưa kịp thời cập nhập áp dụng văn bản mới thì đã có văn bản sửa đổi, thay thế gây khó khăn cho việc cập nhập, thực thi; các văn bản chưa có tính đồng bộ xuyên suốt, đôi khi mang tính chất xử lý tình huống nhất thời. Với đặc điểm của các dự án đầu tư xây dựng là có thời gian thực hiện dài, giá trị lớn trong khi tính ổn định của các văn bản hướng dẫn thực hiện thấp sẽ có ảnh hưởng xấu đến chất lượng và hiệu quả của các dự án đầu tư. Nghị định 59/2015/NĐ-CP ban hành ngày 08/5/2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sau khi ban hành áp dụng được hơn 1 năm đã bộc lộ rất nhiều bất cập và đã được sửa đổi bổ sung một số điều bằng nghị định 42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017; Thông tư 18/2016/TT-BXD quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế dự toán xây dựng công trình ban hành ngày 30/6/2016 hiệu lực từ ngày 15/8/2016 và Thông tư 17/2016/TT-BXD hướng
dẫn về năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng ban hành ngày 30/6/2016 hiệu lực từ ngày 01/9/2016 nhưng ngay sau khi ban hành khi mới đi vào thực hiện đã phải ban hành Thông tư 24/2016/TT-BXD ngày 01/9/2016 để sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 17/2016/TT-BXD và Thông tư 18/2016/TT-BXD.
- Giá cả thị trường xây dựng thời gian qua có nhiều biến động lớn, giá nguyên, nhiên vật liệu xây dựng bất ổn, tỷ lệ lạm phát tăng mạnh, lạm phát gia tăng góp phần làm cho giá vật tư, nguyên, nhiên vật liệu tăng mạnh ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý chi phí đầu tư, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh nhà thầu và tiến độ thi công công trình. Theo số liệu của ngân hàng nhà nước Việt Nam, chỉ số làm phát giá nhà ở và vật liệu xây dựng giai đoạn 2011-2016 có sự biến động mạnh gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý chi phí các dự án có thời gian thực hiện dài và các nhà thầu khi thực hiện các hợp đồng xây dựng có thời gian thực hiện qua nhiều năm.
Bảng 3.18: Chỉ số lạm phát giá nhà ở và vật liệu xây dựng giai đoạn 2011-2016
Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Tỉ lệ lạm phát % 17,29 9,18 5,49 - 1,95 0,95 0,58
(Nguồn: số liệu ngân hàng nhà nước Việt Nam)
Từ quý II/2017 đến hết năm 2018, khi nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt việc khai thác và sử dụng cát phục vụ trong xây dựng đã dẫn đến tình trạng khan hiếm và giá cả leo thang giá tăng từ 50-200%, giá bán thực tế trên thị trường cao hơn từ 1,5 ÷ 2 lần giá trong công bố giá vật liệu xây dựng do các tỉnh ban hành.