Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trường sĩ quan chính trị, bộ quốc phòng (Trang 97 - 101)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.2. Yếu tố chủ quan

3.4.2.1. Yếu tố về năng lực của Ban quản lý dự án và chủ đầu tư

Cơ cấu tổ chức hoạt động QLDA tại Trường Sĩ quan Chính trị chưa phù hợp: Ban QLDA có chức năng, nhiệm vụ rất lớn nhưng lại không có con

dấu, không tổ chức hạch toán trực tiếp tại Ban QLDA, các nội dung được Nhà trường ủy quyền cho trưởng Ban rất hạn chế, quy trình thực hiện công việc không thường xuyên được củng cố hoàn thiện. Cơ chế phân công, phân nhiệm còn chồng chéo giữa các bộ phận. Cơ chế phối hợp hiệp đồng, trao đổi thông tin còn lỏng lẻo.

Bảng 3.19: Chất lượng về trình độ của Ban quản lý dự án tính đến 31/12/2018

Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Sau ĐH 4 36,4

Đại học 5 45,5

Cao đẳng 2 18,1

Tổng 11 100

(Nguồn: Ban quản lý dự án tại trường)

Quy mô trình độ NNL đảm bảo, chủ yếu là cán bộ có trình độ từ đại học trở lên (đại học chiếm 45,5% và sau đại học chiếm 36,4%), còn lại trình độ cán bộ kỹ thuật trình độ cao đẳng chiếm 18,1%. Tuy nhiên, năng lực cán bộ nhân viên tham gia công tác quản lý dự án còn nhiều hạn chế, chất lượng quản lý chưa cao, thiếu kinh nghiệm, thông qua như: tỷ lệ số cán bộ quản lý dự án được đào tạo đúng chuyên ngành và chuyên sâu còn thấp, số lượng cán bộ làm công tác quản lý dự án lâu năm có thâm niên kinh nghiệm tốt còn khá hạn chế. Nhân lực cán bộ đạt chuẩn quy định của Luật về điều kiện năng lực chưa đồng đều và còn ở mức thấp nhất là ở giai đoạn đầu mới thực hiện, tuy nhiên trong quá trình tổ chức thực hiện trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác đội ngũ cán bộ ngày càng được tăng lên. Phương pháp quản lý tại Trường Sĩ quan Chính trị đang thực hiện mô hình quản lý chức năng, sự phối hợp giữa các thành viên, các bộ phận chưa nhịp nhàng.

3.4.2.2. Yếu tố về trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật hỗ trợ công tác quản lý

Tại Trường Sĩ quan Chính trị việc đầu tư các trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật hỗ trợ cho quản lý còn hạn chế, công cụ sử dụng chủ yếu trong công tác quản lý là máy móc, dụng cụ thô sơ. Chưa áp dụng phổ biến và rộng rãi

mềm tin học phục vụ công tác quản lý dự án. Hiện nay, tất cả các dữ liệu tài liệu, kế hoạch công việc, báo cáo tuy sử dụng máy tính để làm việc nhưng sử dụng phần mềm hỗ trợ quản lý chỉ có phần mềm dự toán và dự thầu G8, các phần mềm quản lý chuyên sâu khác chưa được đầu tư khai thác, thời gian xử lý công việc lâu, cung cấp dữ liệu làm báo cáo và ra quyết định quản lý rất khó khăn.

3.4.2.3. Sự bảo đảm về nguồn vốn cho các dự án

Bảo đảm vốn cho thực hiện các dự án nhỏ, thời gian thực hiện ngắn là rất đầy đủ và kịp thời nhưng với các dự án lớn, thời gian dài và thực hiện bằng nhiều nguồn thường không theo kịp tiến độ triển khai nhất là các năm đầu thực hiện, năm đầu triển khai dự án thường chỉ khoảng bố trí được khoảng 10% TMĐT trong đó theo quy định luật đầu tư công vốn bố trí tối thiểu phải đạt 20%, Nguồn NSQP bố trí tương đối dúng theo kế hoạch được duyệt, nhưng Ngân sách nhà nước bảo đảm chậm, khi hoàn thành công trình chỉ bố trí được đến 85% giá trị quyết toán, các nhà thầu thường xuyên phải ứng kinh phí cho triển khai, tuy nhiên trong quá trình thực hiện Bộ đã có nhiều lần điều chỉnh bổ sung kế hoạch vốn thậm chí cho ứng trước kế hoạch vốn để thực hiện khi có hồ sơ khối lượng lên tuy có khăn vốn cục bộ ở một số thời điểm nhưng tình trạng khan vốn không kéo dài.

Bảng 3.20: Tỷ lệ phân bổ nguồn vốn thực hiện các dự án do trường triển khai tính đến 31/12/2018

Chỉ tiêu Tỷ lệ (%)

Ngân sách nhà nước cấp trong BQP (NSQP) 85,3% Ngân sách nhà nước cấp quan kho bạc (NSNN) 14,7%

Tổng 100

(Nguồn: Số liệu tổng hợp báo cáo của Trường SQCT)

Là đơn vị trực thuộc Bộ quốc phòng nên các dự án chủ yếu sử dụng nguồn vốn cua BQP với tỷ lệ (85,3%), Ngân sách trung ương (trường làm chủ đầu tư) chiếm 14,7%. Thủ tục giải ngân vốn đã được cải thiện theo hướng linh

hoạt nhưng vẫn bảo đảm tính chặt chẽ, Ngân sách nhà nước đã thực hiện giao trực tiếp về tài khoản giao dịch của Chủ đầu tư để thực hiện thanh toán; nhưng nguồn NSQP sang năm 2019 mới thực hiện giao vốn về kho bạc nơi chủ đầu tư giao dịch còn trước đó vẫn thực hiện kiểm soát và thanh toán tập trung ở Cục Tài chính, thủ tục thanh toán qua nhiều khâu trung gian, thời gian giải quyết tương đối dài từ khi nhận được hồ sơ nhà thầu cung cấp đến khi chuyển được tiền khoảng 2 tuần. Điều đó tác động nhất định đến công tác quản lý thực hiện đầu tư, nhất là quản lý tiến độ các dự án.

3.4.2.4. Sự ủng hộ của các cấp quản lý

Công tác quản lý thực hiện dự án đầu tư ở Trường Sĩ quan Chính trị, thường xuyên nhận được sự quan tâm và ủng hộ của lãnh đạo Nhà trường và Bộ quốc phòng. Nhà trường xác định công tác đầu tư xây dựng cơ bản trong giai đoạn hiện nay là một trong các nội dung hoạt động trọng tâm của Trường và đã ban hành các nghị quyết chuyên đề về quy chế công tác lãnh đạo và tổ chức thực hiện công tác thực hiện đầu tư xây dựng trong các thời kỳ. Trường đã từng bước quan tâm tạo điều kiện để cán bộ ban quản lý dự án chuyên tâm cho thực hiện công việc, các cơ quan liên quan của nhà trường khi được huy động cho tham gia phối hợp giúp đỡ công tác quản lý dự án đều tham gia tích cực, hiệu quả để phát huy sức mạnh tập thể trong thực hiện quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Các cơ quan chức năng của Bộ quốc phòng luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà trường trong quá trình tổ chức thực hiện các dự án; ưu tiên bố trí cùng một lúc nhiều dự án thành phần để sớm kết thúc đầu tư. Các cơ quan chức năng của Bộ thực hiện thẩm tra, thẩm định thủ tục đầu tư tương đối nhanh chóng và chặt chẽ, hướng dẫn đơn vị thực hiện cụ thể, kịp thời tham mưu đề xuất tham mưu cho Bộ phê duyệt nhiều quyết định tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện dự án nhất là các nội dung liên quan đến điều chỉnh dự án.

Thông tin trong quản lý: quá trình thực hiện dự án, tại Trường đã dần thiết lập và hình thành các kênh thông tin để trao đổi và phối hợp giữa các bộ phận, các cấp trong quản lý. Tuy nhiên, quyền lực, thẩm quyền giữa các bộ phận, các cơ quan trong quản lý dự án còn chưa được phân định rõ ràng, quy trình giải quyết công việc chưa được hoàn thiện lên các thông tin trong quản lý chưa được chia sẻ kịp thời đúng các kênh cần thiết, cùng với đó môi trường làm việc còn chưa minh bạch dẫn đến cung cấp thông tin không đầy đủ cá biệt có hiện tượng che dấu thông tin. Trong thực hiện công việc sự trao đổi thông giữa các bộ phận hiện trường, bộ phận hồ sơ pháp lý, bộ phận kế toán còn lỏng lẻo, thường xuyên thiếu thông tin tiếp nối giữa các bộ phận. Thông tin quản lý giữa Trưởng ban QLA với các bộ phận trong Ban QLDA và giữa chủ đầu tư với Ban QLDA và các cơ quan liên quan nhiều nội dung chưa kịp thời và đầy đủ đây là tác động khó khăn không nhỏ cho quá trình thực hiện quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trường sĩ quan chính trị, bộ quốc phòng (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)