Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trường sĩ quan chính trị, bộ quốc phòng (Trang 45 - 47)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập từ việc tổng quan các tài liệu hiện có về lĩnh vực dự án đầu tư và công tác quản lý các dự án đầu tư đã được Nhà trường lập và báo cáo với Bộ Quốc phòng: các báo cáo tổng kết; báo cáo quyết toán vốn hàng năm; Báo cáo giám sát đánh giá công tác đầu tư 6 tháng và cả năm; Báo cáo thực hiện công tác đấu thầu 6 tháng và cả năm; Báo cáo chất lượng công trình 6 tháng và cả năm; Báo cáo tình hình thực hiện giải ngân; Báo cáo tình hình quyết toán dự án hoàn thành; Báo cáo đánh giá thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn;... Ngoài ra báo cáo còn tham khảo thêm các nội dung tổng kết hàng năm về công tác đầu tư xây dựng trong Bộ Quốc phòng.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp được thu thập từ điều tra khảo sát thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư tại Trường Sĩ quan Chính trị, Bộ Quốc phòng.

a. Đối tượng điều tra

Là các cán bộ chỉ đạo, thực hiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Nhà trường: Trưởng ban QLDA; Phó trưởng ban QLDA; Trợ lý kế hoạch;

Kế toán trưởng; cán bộ kỹ thuật hiện trường của Chủ đầu tư và nhân lực các nhà thầu tham gia thực hiện dự án: Chỉ huy trưởng công trình của Nhà thầu thi công chính; Trưởng đoàn tư vấn giám sát của nhà thầu tư vấn giám sát.

b. Quy mô mẫu

Tiến hành khảo sát các đối tượng khảo sát đã chọn, mỗi dự án lấy 5 phiếu điều tra, tổng số phiếu đã phát ra 60 phiếu, số phiếu hợp lệ thu được để phân tích 60 phiếu.

Bảng 2.1: Quy mô mẫu khảo sát

Đối tượng Quy mô mẫu (người) Tỷ lệ (%)

Trưởng ban QLDA 12 20

Phó trưởng ban QLDA 12 20

Trợ lý kế hoạch 12 20

Kế toán trưởng 03 5

Cán bộ kỹ thuật hiện trường của Chủ

đầu tư 12 20

Chỉ huy trưởng công trình của Nhà

thầu thi công chính 06 10

Trưởng đoàn tư vấn giám sát của nhà

thầu tư vấn giám sát 03 5

Tổng 60 100

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

c. Nội dung điều tra

Phiếu điều tra được xây dựng với các nội dung về công tác quản lý dự án đầu tư như: công tác lập thẩm định dự án đầu tư, lập thiết kế bản vẽ thi công dự toán; lựa chọn nhà thầu, giám sát và kiểm soát thi công xây dựng công trình.

d. Cấu trúc bảng hỏi

+ Phần 2: Đánh giá về đánh giá công tác quản lý dự án đầu tư sử dụng vốn NSNN với 1- Rất không đồng ý, 2- Không đồng ý, 3- Bình thường, 4- Đồng ý, 5- Rất đồng ý.

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả tính điểm trung bình để công tác

quản lý dự án đầu tư sử dụng vốn NSNN. Điểm trung bình: điểm (1≤ X ≤5). Sử dụng công thức tính điểm trung bình:

k i i i n X K X n    X : Điểm trung bình Xi: Điểm ở mức độ i

Ki: Số người tham gia đánh giá ở mức độ Xi

n: Số người tham gia đánh giá

Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối của tiêu chí:

Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/ n = (5 -1)/ 5= 0,8 Từ đó ta có: Giá trị trung bình và ý nghĩa của tiêu chí Likert:

Bảng 2.2: Ý nghĩa điểm bình quân

Mức Khoảng điểm Mức đánh giá

1 4,20-5,0 Rất tốt

2 3,40-4,20 Tốt

3 2,60-3,40 Trung bình

4 1,80-2,60 Kém

5 1,0-1,80 Rất kém

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trường sĩ quan chính trị, bộ quốc phòng (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)