5. Kết cấu của luận văn
4.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch dự án
- Thực hiện nghiêm chỉnh trình tự, thủ tục quy định của pháp luật về lập, thẩm tra phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án. Nhà trường phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nguồn lực tài chính cũng như xây dựng đầy đủ các mục tiêu hướng tới, dự tính chính xác các nguồn lực thực hiện, đánh giá đúng các tác động của dự án đến hoạt động của mình và môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh, những thách thức và cơ hội có thể gặp trong quá trình thực hiện dự án... Để có cơ sở khoa học đầy đủ đánh giá tính khả thi hiệu quả của dự án và đưa ra đề bài đầy đủ, chi tiết cho các nhà thầu tư vấn thực hiện, đây cũng là cơ sở cho
công tác thẩm tra, thẩm định các phương án mà nhà thầu tư vấn đưa ra.
- Lựa chọn nhà thầu tư vấn lập có năng lực tốt để đưa ra quy mô, giải pháp phù hợp với bài toán do mình đặt ra. Chú trọng nâng cao chất lượng công tác lập thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật dự toán để tính toán xác định dự toán chi phí đầy đủ và chính xác, kết hợp với phương pháp so sánh chi phí dự án tương tự và lập theo suất đầu tư để kiểm tra đối chiếu số liệu. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện phù hợp với đặc điểm dự án và các nguồn lực có thể huy động.
- Cần tăng cường sự phối hợp các ngành, đơn vị trong việc lập kế hoạch ngân sách (vốn ngân sách) cho dự án đầu tư xây dựng thuộc BQP. Nhà trường, với tư cách là cơ quan chủ trì, tiến hành xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển cần có cơ chế tham gia phối hợp của các đơn vị.
- Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, đơn vị trong việc xây dựng kế hoạch ngân sách cho thực hiện dự án xây dựng BQP là giải pháp cần thiết để ngân sách đầu tư phát triển thực sự là công cụ kế hoạch của Trường, ngành, đơn vị trong đầu tư phát triển.