Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước của tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh hưng yên (Trang 43)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước của tỉnh Hải Dương

[27; tr.21]

Quản lý chi ngân sách địa phương của tỉnh Hải Dương trong những năm qua có nhiều bước tiến bộ. Thể hiện trên một số nội dung sau:

- Về công tác cải cách các thủ tục hành chính được tăng cường, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị dự toán. Cơ chế xin cho cơ bản bước đầu được hạn chế. Trong việc cấp phát và giao dự toán ngân sách, ngành Tài chính đã thực hiện chuyển từ hình thức cấp phát bằng hạn mức sang hình thức phê duyệt dự toán. Các đơn vị được chủ động rút kinh phí tại KBNN phục vụ

nhiệm vụ chính trị. Thay thế việc cơ quan tài chính kiểm soát giá trong khâu mua sắm tài sản và đầu tư XDCB bằng việc giao quyền chủ động cho các đơn vị dự toán và các chủ đầu tư lập hội đồng tự quyết định về giá đầu tư, mua sắm hoặc tổ chức đấu thầu, đấu giá theo quy định của pháp luật và tự chịu trách nhiệm về các quyết định của mình.

- Về việc giao dự toán của tỉnh đã đảm bảo nhanh gọn kịp thời. Trước 31/12 hàng năm dự toán năm sau đã được giao đến đơn vị cơ sở. Nội dung dự toán ngân sách đã phản ánh đầy đủ các yêu cầu của nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và được giao ngay từ đầu năm. Tỉnh đã chú trọng cân đối chi cho sự nghiệp phát triển giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ, phát triển sự nghiệp y tế theo nghị quyết của Đảng. Tỉnh Hải Dương cũng đã quản lý tốt dự phòng ngân sách chủ yếu để phục vụ cho các nhu cầu cấp thiết khi có thiên tai, dịch bệnh xảy ra. Trường hợp thật đặc biệt, tỉnh cho phép điều chỉnh mục chi trong quá trình thực hiện dự toán khi có nhu cầu phát sinh, cho phép bổ sung dự toán. Cách làm này đã giúp giải quyết tốt công việc phát sinh đột xuất chưa được giao trong dự toán đầu năm.

- Công tác thanh tra, kiểm tra, thẩm định về tài chính ngân sách cũng được tỉnh Hải Dương quan tâm và làm tốt. Kết quả thanh tra, kiểm tra và thẩm định về tài chính, ngân sách hàng năm đã giảm chi cho ngân sách hàng chục tỷ đồng, xử lý và truy thu cho ngân sách hàng tỷ đồng. Qua thanh tra, kiểm tra đã góp phần đảm bảo cho ngân sách, tiền vốn, tài sản của nhà nước được thực hiện đúng chính sách chế độ. Tỉnh đã xử lý nghiêm một số trường hợp vi phạm.

- Công tác quyết toán chi ngân sách của tỉnh được thực hiện theo đúng quy trình, các báo cáo tài chính được lập theo đúng biểu mẫu, đúng thời gian quy định. Số liệu báo cáo được phản ánh trung thực, chính xác, đúng mục lục

ngân sách Nhà nước. Việc công khai giao dự toán và quyết toán ngân sách theo đúng các quy định của pháp luật.

- Về thực hiện luật thực hành tiết kiệm và luật phòng chống tham nhũng trong quản lý chi NSNN, tỉnh đã quan tâm và triển khai sâu rộng, xây dựng thành chương trình hành động.

Trong quản lý chi NSNN ở tỉnh Hải Dương bên cạnh những mặt đã làm được thì vẫn còn tồn tại một số yếu kém như sau:

- Việc lập dự toán chi ở một số đơn vị, ngành và địa phương trong tỉnh xây dựng dự toán chưa sát, cho nên ngay từ những tháng đầu năm khi vừa giao xong dự toán đã có đơn vị xin bổ sung, điều chỉnh ngân sách.

- Các tiêu chuẩn định mức về sử dụng tài chính ngân sách tuy đã có nhiều cố gắng song vẫn còn một số nội dung và lĩnh vực chưa đồng bộ, chưa phù hợp với thực tiễn. Việc tổ chức thực hiện chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu hành chính sự nghiệp ở một số đơn vị dự toán chưa nghiêm. Tình trạng thất thoát ngân sách nhất là trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang bị tài sản đắt tiền vẫn đang là vấn đề bức xúc của địa phương.

- Trong quá trình thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra vẫn còn hạn chế, dẫn đến tình trạng thất thoát, tiêu cực trong quản lý và sử dụng ngân sách chưa được khắc phục triệt để.

1.3.3. Bài học rút ra cho Hưng Yên trong quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Qua nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về quản lý chi thường xuyên NSNN; công tác tổ chức, quản lý hệ thống ngân sách ở một số tỉnh, có thể rút ra một số kinh nghiệm có ý nghĩa tham khảo, vận dụng vào quản lý chi thường xuyên NSNN của tỉnh Hưng Yên như sau:

Một là, để quản lý chi ngân sách nhà nước được tốt thì phải coi trọng cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý ngân sách, nhất là cải cách thể chế,

cơ chế quản lý chi ngân sách cho phù hợp với tiến trình phát triển của tỉnh; cải tiến các quy trình, thủ tục hành chính và tinh giản bộ máy quản lý chi ngân sách ở các cấp; tập trung sử dụng có hiệu quả công cụ quản lý để bồi dưỡng nguồn thu, khai thác có hiệu quả nguồn thu ngân sách, huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển; hướng quản lý chi ngân sách theo kết quả đầu ra.

Hai là, chú trọng công tác phân tích, dự báo kinh tế phục vụ cho việc hoạch địch chính sách kinh tế vĩ mô và các chính sách liên quan đến chi ngân sách nhằm phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện và vững chắc. Trên cơ sở đó ban hành những tiêu chuẩn định mức và các chế độ cho các khoản chi được hợp lý và khoa học.

Ba là, các địa phương đều thống nhất chỉ đạo và mạnh dạn phân cấp quản lý kinh tế đi đôi với phân cấp quản lý chi ngân sách cho các cấp chính quyền bên dưới trên cơ sở thống nhất chính sách , chế độ, tạo điều kiện cho cấp dưới phát huy được tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo các quy định của pháp luật, thực hiện quản lý tài chính và sử dụng linh hoạt nguồn lực tài chính, cho phép thi hành những biện pháp tài chính cụ thể , phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương.

Bốn là, các địa phương, các cấp, các ngành đều thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ, có hiệu quả chi ngân sách nhà nước trên toàn bộ các khâu, từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán NSNN.

Năm là, làm tốt công tác công khai minh bạch trong quản lý chi ngân sách sé góp phần giảm thiểu tham nhũng, lãng phí. Nhưng cũng cần nghiên cứu để quy định công khai những nội dung gì, công khai như thế nào để người dân được tiếp cận thông tin một cách dễ ràng và hiểu được nội dung các chỉ số công khai mang tính minh bạch.

phí tại mỗi đơn vị được cấp có hệ thống. Sao cho mỗi khoản chi tiêu kinh phí vừa phải đảm bảo theo đúng dự toán, đúng định mức tiêu chuẩn của chế độ chi NSNN hiện hành.

Bẩy là, học tập được kinh nghiệm của đi ̣a phương khác là rất quý báu , tuy nhiên, do thể chế chính trị, đặc điểm kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên và chính sách phát triển trong từng giai đoạn của từng địa phương khác nhau nên viê ̣c vâ ̣n du ̣ng kinh nghiê ̣m của đi ̣a phương khác phải sáng ta ̣o , hợp lý, linh hoạt, tránh dập khuôn, máy móc.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu và đáp ứng nội dung nghiên cứu đề ra, luận văn cần trả lời các câu hỏi sau:

- Thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh Hưng Yên thời gian qua như thế nào?

- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước của tỉnh Hưng Yên thời gian qua?

- Giải pháp nào để hoàn thiện quản lý chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước tỉnh Hưng Yên.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng

2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Các Sở, Ban, Ngành trên địa bàn tỉnh Hưng Yên về các vấn đề liên quan đến quản lý chi thường xuyên NSNN tỉnh Hưng Yên và sự phối hợp giữa Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Kho bạc nhà nước tỉnh, Thanh tra tỉnh… trong việc quản lý, điều hành và sử dụng NSNN như cơ quan Tài chính, các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước và hệ thống Kho bạc nhà nước tỉnh Hưng Yên. Nội dung đề tài sẽ tập trung nghiên cứu, đánh giá để đưa ra giải pháp hoàn thiện quản lý chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước tỉnh Hưng Yên.

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

Để thực hiện được nghiên cứu, tác giả tiến hành thu thập 2 nguồn tài liệu là: thu thập thông tin sơ cấp và thu thập thôn tin thứ cấp bằng nhiều phương pháp khác nhau.

Số liệu, thông tin được thu thập từ báo cáo Cục thống kê tỉnh Hưng Yên, Sở tài chính tỉnh Hưng Yên, nghiên cứu các văn bản pháp quy của Nhà nước, các ấn phẩm, các báo cáo, luận văn, website viết về quản lý chi NSNN. Phương pháp này có thuận lợi tận dụng một cách có hệ thống mạng Internet, có thể tìm được cơ bản thông tin cần thiết để tổ chức nghiên cứu.

2.2.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Thông tin thu thập bằng phiếu điều tra trực tiếp từ cáccán bộ phụ trách ngân sách chi thường xuyên ngân sách tại các Sở, ban, ngành về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh Hưng Yên.

* Mẫu điều tra

Khảo sát được thực hiện trên địa bàn tỉnh Hưng Yên bao gồm 50 mẫu. Đối tượng là cán bộ làm nghiệp vụ chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại các Sở, ban, ngành.

Những mẫu chọn ra vừa đảm bảo tính đại diện cho các đơn vị, cho từng khu vực, vừa đại diện và suy rộng được cho cả địa bàn tỉnh Hưng Yên.

* Mục tiêu của cuộc khảo sát

Cuộc khảo sát nhằm đánh giá về khâu lập, chấp hành dự toán và quyết toán và công tác kiểm tra, kiểm soát chi qua KBNN, đồng thời đánh giá mức độ hài lòng và những nhân tố tác động, chi phối trong quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước. Từ đó nghiên cứu, đưa ra giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh Hưng Yên.

* Phương pháp thực hiện

Chọn mẫu điều tra: Áp dụng chọn mẫu ngẫu nhiên 50 mẫu được khảo sát để thống kê số liệu phân tích.

Thời gian phỏng vấn, khảo sát: từ tháng 7/2015 đến tháng 11/2015, được tiến hành Sở, ban, ngành và đơn vị thuộc tỉnh.

Tổng số phiếu phát ra 50 phiếu, tổng số phiếu thu về 50 phiếu.

Các cán bộ được lựa chọn điều tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng theo các tiêu chí: (i) Giới tính; (ii) Độ tuổi; (iii) Trình độ học vấn; (iv) thời gian công tác;(v) Chuyên môn nghiệp vụ; Số lượng và tỷ lệ cơ cấu như sau:

- Về độ tuổi:

Độ tuổi dưới 30: 32 người, chiếm tỷ lệ 64% Độ tuổi từ 30 đến 45: 13 người, chiếm tỷ lệ 26% Độ tuổi trên 45: 5 người, chiếm tỷ lệ 10%

- Về giới tính:

Nam: 17 người, chiếm tỷ lệ 34% Nữ: 33 người, chiếm tỷ lệ 66 % - Về trình độ học vấn:

Trung cấp: không có

Cao đẳng: 2 người,chiếm tỷ lệ 4% Đại học: 40 người, chiếm tỷ lệ 80% Sau đại học : 8 người, chiếm tỷ lệ 16% - Về thời gian công tác:

Dưới 1 năm: 5 người, chiếm tỷ lệ 10% Từ 1- 5 năm: 25 người, chiếm tỷ lệ 50% Từ 5-10 năm: 13 người, chiếm tỷ lệ 26% Trên 10 năm: 72 người, chiếm tỷ lệ 14% - Về chuyên môn nghiệp vụ:

Kế toán chuyên trách: 45 người, chiếm tỷ lệ 90%

Chuyên viên, cán bộ kiêm nhiệm: 5 người, chiếm tỷ lệ 10%

Phiếu điều tra có các thông tin chủ yếu như: (i) Phần thông tin chung với các nội dung về: Giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, chức vụ công tác, trình độ lý luận chính trị, thời gian công tác, chuyên môn nghiệp vụ; (ii) Phần thăm dò ý kiến với các câu hỏi nhằm khảo sát về khâu lập dự toán chi thường xuyên; chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách tỉnh; quyết toán chi thường chi ngân sách thường xuyên; công tác thanh, kiểm tra trong quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh. Những thông tin này được thể hiện bằng những câu hỏi cụ thể, để người được điều tra khảo sát hiểu và trả lời chính xác và đầy đủ.

2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin

Nghiên cứu này sử dụng các phương pháp tổng hợp thống kê cần thiết như: Phân tổ thống kê, Bảng thống kê, Đồ thị thống kê.

Từ các số liệu thu thập được sẽ tiến hành phân tích, chọn lọc các yếu tố cần thiết để tổng hợp thành các số liệu hợp lý có cơ sở khoa học. Bao gồm:

- Phương pháp phân tổ thống kê để hệ thống hóa và tổng hợp tài liệu theo các tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu.

- Xử lý và tính toán các số liệu, các chỉ tiêu nghiên cứu được tiến hành trên máy tính bằng các phần mềm Excel và phần mềm ứng dụng liên quan.

- Phương pháp đồ thị: Sử dụng mô hình hóa thông tin từ dạng số sang dạng đồ thị. Trong đề tài, sử dụng đồ thị từ các bảng số liệu cung cấp thông tin để người sử du ̣ng dễ dàng hơn trong tiếp cận và phân tích thông tin...

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

- Phương pháp thống kê mô tả: Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội vào việc mô tả sự biến động, cũng như xu hướng phát triển của hiện tượng kinh tế - xã hội thông qua số liệu thu thập được. Phương pháp này được dùng để tính, đánh giá các kết quả nghiên cứu từ các phiếu điều tra.

- Phương pháp so sánh: Phương pháp thống kê so sánh gồm cả so sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối để đánh giá động thái phát triển của hiện tượng, sự vật theo thời gian và không gian. Sau khi tính toán số liệu ta tiến hành so sánh số liệu giữa các năm từ đó đưa ra được số liệu để đánh giá.

- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Sử dụng và khảo cứu các tài liệu có liên quan, lấy ý kiến chuyên gia trong quá trình phân tích đánh giá để tìm ra được những kết luận chính xác và khoa học.

2.2.5. Kỹ thuật và công cụ phân tích

Sử du ̣ng các phần mềm thống kê Excel để xử lý số liệu điều tra phục vụ các nội dung nghiên cứu.

Cách trình bày số liệu trên Word

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Các chỉ tiêu nghiên cứu về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh. Đề tài tập trung nghiên cứu các nhóm chỉ tiêu đánh giá như sau:

- Các chỉ tiêu về lập dự toán - Các chỉ tiêu về phân bổ dự toán.

- Các chỉ tiêu về quyết toán chi ngân sách.

- Các chỉ tiêu về định mức chi ngân sách của tỉnh.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TỈNH HƢNG YÊN

3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Hƣng Yên

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Tỉnh Hưng Yên nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, là tỉnh đồng bằng xen đồi thấp, không có rừng, núi và biển. Độ cao đất đai không đồng đều mà hình thành các dải, các khu, vùng cao thấp xen kẽ nhau như làn sóng. Điểm trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ nằm ở thôn Dung, xã Hưng Đạo, huyện Tiên Lữ.

Hưng Yên với tổng diện tích tự nhiên là 926,0 km2 và nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Mùa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh hưng yên (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)