5. Kết cấu của luận văn
4.3.1. Kiến nghi ̣đối với Chính phủ
Thứ nhất, nghiên cứu chỉnh sửa Luật NSNN theo hướng tăng cường hơn nữa việc phân cấp nguồn thu - nhiệm vụ chi cho chính quyền địa phương, đảm bảo đồng bộ với việc phân cấp quản lý hành chính Nhà nước giữa ngành và lãnh thổ. Theo quy định hiện nay, công tác lập, phân bổ và giao dự toán NSNN của cấp huyện và cấp xã chỉ mang tính hình thức, không thực chất. Cho nên chưa thúc đẩy được tính năng động, sáng tạo và chủ động của các cấp chính quyền địa phương trong việc phát triển kinh tế xã hội, phát triển nguồn thu và chưa thực sự chủ động trong việc cân đối thu - chi ngân sách. Khi ban hành thì cần ban hành đồng bộ và kịp thời các bộ Luật và các văn bản hướng dẫn Luật nhằm bảo đảm tính thống nhất cao, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị trong quá trình thực hiện cũng như việc kiểm tra kiểm soát của các cơ quan chức năng.
Thứ hai, cần thống nhất quản lý việc ban hành các chế độ tiêu chuẩn định mức bao gồm: các định mức do Bô ̣ Tài chính ban hành; các định mức do Bô ̣ Tài chính qui định mức khung và giao HĐND tỉnh quyết định cụ thể sao cho phù hợp với địa phương. Xây dựng khung định mức chi ngân sách với các hệ số khác nhau để phù hợp với đặc điểm và khả năng ngân sách của từng cấp chính quyền; phù hợp với điều kiện địa lý của từng vùng; phù hợp với qui mô và tính chất đặc thù của cơ quan quản lý nhà nước. Ban hành hệ thống tiêu chuẩn trang thiết bị và phương tiện làm việc phù hợp với từng loại chức danh công chức, viên chức để áp dụng thống nhất trong các cơ quan nhà nước. Trên cơ sở hệ thống tiêu chuẩn, định mức đó cho phép cơ quan, đơn vị được quyền điều chỉnh trong quá trình thực hiện, phù hợp với yêu cầu công việc và khả năng ngân sách của đơn vị.
Thứ ba, hoàn thiện những chế tài cụ thể đối với trách nhiệm và xử lý những sai phạm của Thủ trưởng đơn vị, người phụ trách công tác tài chính theo điều 58 của Luật NSNN, tránh tình trạng chung chung, bởi khi giao toàn bộ trách nhiệm quản lý tài chính cho Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách, rồi mới xem xét hiệu quả của việc sử dụng kinh phí đó, thì cũng dễ phát sinh trường hợp các nhà quản lý có thể lạm dụng số tiền tiết kiệm được trong quá trình sử dụng kinh phí được cấp, để làm lợi cho cá nhân hoặc chi tiêu lãng phí, gây thất thoát tiền, tài sản của Nhà nước mà lại không đảm bảo được số lượng, chất lượng công việc.