Định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh hưng yên (Trang 102 - 104)

5. Kết cấu của luận văn

4.1.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hưng Yên

Kinh tế thế giới đến nay tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Trong nước, kinh tế vĩ mô chưa ổn định có nhiều khó khăn, thách thức; sức mua trên thị trường tăng chậm, khả năng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn hạn chế, nợ xấu không thể giải quyết nhanh được; chất lượng tăng trưởng và đầu tư công còn thấp. Ngoài ra, thiên tai, bão lũ, dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường. Những yếu tố trên sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong toàn tỉnh tiếp tục nâng cao tinh thần trách nhiệm, phát huy tính chủ động, sáng tạo và những kết quả đã đạt được, khắc phục những tồn tại, yếu kém, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Với định hướng và quan điểm phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 được Đại hội Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XVIII xác định là:

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ, nhất là công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân, khai thác lợi thế, huy động nguồn lực, chủ động hội nhập, đẩy mạnh CNH, HĐH, xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; tăng trưởng kinh tế cao, chất lượng và bền vững; xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh, bảo đảm trật

tự an toàn xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng vững chắc để Hưng Yên cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2025.

Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội của Hƣng Yên đến năm 2020

Số

TT Chỉ tiêu Năm 2020

I Về kinh tế

1 GRDP bình quân đầu người (triệu đồng) 75 2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế(%)

- Công nghiệp - Nông nghiệp - Dịch vụ 55 8 37

3 Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) 5000

4 Số xã đạt chuẩn nông thôn mới (%) 70

II Về lĩnh vực văn hóa - xã hội

1 Tỷ lệ lao động qua đào tạo (%) 65

2 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (%) 1

3 Số cơ quan, đơn vị, gia đình văn hóa (%) 87

4 Số hộ nghèo (%) 1

5 Số việc làm tạo thêm mới (lao động) 21.000 6 Xây dựng trường chuẩn quốc gia (trường) 29

Nguồn: Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020

Để hoàn thành những mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đề ra thì một trong những giải pháp để thực hiện mục tiêu trên là:

Nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính. Khai thác triệt để các nguồn thu gắn với mở rộng cơ chế nuôi dưỡng nguồn thu, thực hiện cơ chế khoán thu, uỷ nhiệm thu, chống thất thu, thu đúng thu đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong thu, chi ngân sách, dành nguồn vốn cho đầu tư phát triển, phấn đấu cân đối được nhiệm vụ thu, chi ngân sách địa phương. Quản lý chặt chẽ chi ngân sách, đảm bảo chi đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả. Tiếp tục thực hiện khoán chi và ổn định cho các đơn vị sử dụng ngân sách; duy trì chế độ công khai tài chính, thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ chi ngân sách. Tăng cường công tác quản lý giá, nhất là giá các mặt hàng thiết yếu, đấu tranh chống mọi hiện tượng đầu cơ nâng giá. Tạo nền tài chính ổn định, bền vững, lành mạnh, công khai, minh bạch, dân chủ và được kiểm soát chặt chẽ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh hưng yên (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)