5. Kết cấu của luận văn
3.4.2. Những hạn chế
Chi thường xuyên NSNN trong thời gian qua đã thu được những kết quả nhất định, đáp ứng được yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, tài chính trong tình hình mới. Tuy nhiên, công tác chi quản lý chi thường xuyên NSNN của tỉnh Hưng Yên vẫn còn một số những hạn chế như sau:
Thứ nhất, một số định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN chưa phù hợp với thực tiễn, dẫn đến trong quá trình chấp hành sự toán các đơn vị sử dụng ngân sách gặp nhiều khó khăn, thường các đơn vị có hệ số lượng cao thì gặp khó khăn. Điều này cũng có nguyên nhân nhiều khi khả năng ngân sách chưa thể cân đối khi xây dựng định mức.
Nhiều nội dung chi chưa thể hiện được vào định mức phân bổ ngân sách như chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cổ định… những nội dung này thường chỉ giải quyết được trong quả trình thực hiện dự toán trên cơ sở khả năng tăng thu của ngân sách. Qua khảo sát cán bộ đại diện ở các Sở, Ban, Ngành trong tỉnh có 26% ý kiến cho rằng hợp lý và rất hợp lý , nhưng có 64% ý kiến cho rằng việc bố trí, phân định các khoản chi thường xuyên như hiện nay vẫn chưa thực sự hợp lý và định mức chi chưa thực sự phù hợp vì có những đơn vị chi quản lý hành chính phần nhiều do định biên, và biên chế lớn. Khoản chi khác là quan trọng đối với hoạt động chi thường xuyên những mục chi này đang còn cao, trong thời gian tới cần phải giảm xuống đển đảm bảo chi tiêu hiệu quả và tiết kiệm theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước. Hầu hết là do việc chi tiêu chưa thực sự tiết kiệm ở một số khoản chi không theo tiêu chuẩn, định mức như chi hội nghị, chi tiếp khách…
Thứ hai, chất lượng dự toán chưa cao, vẫn còn mang tính hình thức nhiều. Hạn chế lớn nhất ở đây là quá trình xây dựng dự toán của các đơn sử dụng ngân sách thường không đảm bảo về căn cứ, nội dung, phương pháp mà luôn tìm mọi cách để nâng cao dự toán chi, nhiều khi còn không quan tâm đến nhiệm vụ chi được giao. Thuyết minh dự toán chưa thật sự sát với
thực tế nhu cầu.
Thứ ba, việc chấp hành dự toán chi thường xuyên ở các cơ quan, đơn vị, địa phương vẫn còn tình trạng lãnh phí trong chi thường xuyên, thể hiện ở việc mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc… chưa đúng tiêu chuẩn, định mức; việc chi tổ chức lễ hội, ngày kỷ niệm còn mang tính phô trương, hình thức gây tốn kém cho ngân sách.
Thứ tư, công tác quyết toán chi thường xuyên các đơn vi lập báo cáo quyết toán chưa theo quy định về thời gian, hệ thống biểu mẫu, chất lượng báo cáo chưa cao. Báo cáo quyết toán của một số đơn vị phải điều chỉnh, sửa lại dẫn đến tình trạng một số đơn vị còn chậm về thời gian khi nộp báo cáo quyết toán. Qua khảo sát các Sở, Ban, Ngành có 84% ý kiến có cải đặt phần mềm và sử dụng hiệu quả còn 16% ý kiến cho rằng có cài đặt nhưng chưa sử đụng do sử dụng phần mềm hành chính sự nghiệp váo công tác kế toán còn hạn chế cho nên công tác kế toán tài chính vẫn thực hiện thủ công. Chất lượng công tác thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán của một số đơn vị chưa cao còn mang tính hình thức, chưa kiến quyết xử lý xuất toán đối với các khoản chi không đúng quy định mà thường chỉ rút kinh nghiệm. Công tác xét duyệt báo cáo quyết toán thường chỉ dừng lại ở việc xác định số liệu thu, chi trong năm của đơn vị mà chưa phân tích, đánh giá số liệu quyết toán để rút ra những vấn đề cần điều chỉnh về xây dựng định mức phân bổ ngân sách, định mức sử dụng ngân sách của cơ quan tài chính.
Thứ năm, công tác thanh tra, kiểm tra hiệu quả chưa cao, còn mang tính hình thức, nhiều trường hợp còn nể nang, ngại va chạm, chưa xử lý kiên quyết đối với các đơn vị còn sai phạm về tài chính. Công tác kiểm soát chi của KBNN cơ bản đảm bảo quy định, tuy nhiên công tác cải cách thủ tục hành chính của KBNN còn chậm, giải quyết công việc đôi khi còn cứng nhắc, gây khó khăn cho các đơn vị sử dụng ngân sách trong quá trình giao dịch với kho
bạc. Qua khảo sát có 64% ý kiến cho rằng kịp thời còn 44% ý kiến cho rằng cán bộ kiểm soát chi KBNN có thái độ quan liêu, cử quyền.