5. Kết cấu của luận văn
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Hưng Yên nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, là tỉnh đồng bằng xen đồi thấp, không có rừng, núi và biển. Độ cao đất đai không đồng đều mà hình thành các dải, các khu, vùng cao thấp xen kẽ nhau như làn sóng. Điểm trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ nằm ở thôn Dung, xã Hưng Đạo, huyện Tiên Lữ.
Hưng Yên với tổng diện tích tự nhiên là 926,0 km2 và nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Mùa mưa kéo dài từ cuối tháng 4 đến tháng 10 hàng năm. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm tới 70% tổng lượng mưa cả năm.
* Vị trí địa lý: Tỉnh Hưng Yên nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng Việt Nam. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hưng Yên nằm cách thủ đô Hà Nội 64 km về phía đông nam, cách thành phố Hải Dương 50 km về phía tây nam. Phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía đông giáp tỉnh Hải Dương, phía tây và tây bắc giáp thủ đô Hà Nội, phía nam giáp tỉnh Thái Bình và phía tây nam giáp tỉnh Hà Nam. Trong quy hoạch xây dựng, tỉnh này thuộc vùng Hà Nội.
* Dân số - lao động:
Theo điều tra dân số năm 2015 Hưng Yên có 1.167.538 người, với mật độ dân số 1.237người/km2. Tỷ lệ dân số làm nông nghiệp rất cao, ước tính 80 - 90%. Số người trong độ tuổi lao đô ̣ng chiếm hơn 50%, tỷ lệ lao động có trình độ của Hưng Yên đang tăng cao , bởi sau khi tái lâ ̣p tỉnh năm 1997, đô ̣i ngũ cán bộ khoa học có trình độ được quan tâm đào tạo . Hiê ̣n nay , số lao
đô ̣ng cần viê ̣c còn nhiều đã t rở thành sức ép lớn đối với Hưng Yên trong vấn đề giải quyết việc làm.
* Địa giới hành chính: Tỉnh Hưng Yên được phân chia thành 10 đơn vị hành chính bao gồm thành phố Hưng Yên và 9 huyện. Theo thống kê đến ngày 31/12/2012 tỉnh Hưng Yên có tổng số: 145 xã, 7 phường và 9 thị trấn. Tỉnh Hưng Yên nguyên thuộc thừa tuyên Sơn Nam đặt vào năm Quang Thuận thứ 10 đời Lê (1469). Đến năm Cảnh Hưng thứ 2 (1741) thì chia thành Sơn Nam Thượng và Sơn Nam Hạ. Đời Nhà Nguyễn năm Minh Mệnh thứ 3 (1822), Sơn Nam Thượng được đổi thành trấn Sơn Nam còn Sơn Nam Hạ thì gọi là trấn Nam Định. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), tỉnh Hưng Yên được thành lập gồm các huyện Đông Yên, Kim Động, Thiên Thi, Tiên Lữ, Phù Dung của trấn Sơn Nam và Thần Khê, Hưng Nhân, Duyên Hà của trấn Nam Định các huyện Thần Khê, Duyên Hà và Hưng Nhân sau bị cắt vào tỉnh Thái Bình mới thành lập.
Tuy là tỉnh "mới" chỉ gần 200 năm, vùng đất Hưng Yên đã nổi danh từ thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh trước đó với Phố Hiến, vốn là thương cảng đô hội quan trọng bậc nhất ở Đằng Ngoài. Thuyền bè ngược sông Hồng lên Thăng Long "Kẻ Chợ" đều phải dừng ở Phố Hiến đợi giấy phép nên Phố Hiến trở thành tụ điểm sầm uất. Người Tàu, người Nhật và người Tây phương đều đến đấy buôn bán. Do vậy dân gian đã có câu: "Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến".
Phố Hiến bao gồm các di tích ở thành phố Hưng Yên và một phần các huyện Tiên Lữ, Kim Động. Cụm di tích này nằm bên bờ sông Hồng, nơi đây là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Hưng Yên xưa và nay. Với cảnh quan đẹp, sự đa dạng của các di tích, lịch sử văn hóa Phố Hiến được hình thành bởi sự phong phú về phong tục tập quán của người Hoa, người Nhật và người Châu Âu. Phố Hiến xưa đã cổ nay lại càng nổi tiếng hơn khi nhắc đến
Văn Miếu, chùa Phố, chùa Chuông, đền Trần, đền Mẫu và đền Mây…
Năm 1968, hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương hợp nhất thành tỉnh Hải Hưng, lỵ sở của tỉnh mới được đặt tại thị xã Hải Dương (nay là thành phố Hải Dương), còn thị xã Hưng Yên tạm thời mất đi vị thế trung tâm của tỉnh. Cùng với hoàn cảnh kinh tế khó khăn của cả nước trong thời gian đó và điêu kiện giao thông không thuận lợi, thị xã Hưng Yên mất đi khá nhiều cơ hội để phát triển. Và đến ngày 06 tháng 11 năm 1996, khi Quốc hội Việt Nam ra Nghị quyết chia tách tỉnh Hải Hưng lại thành hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên như trước. Cùng với sự “ lột xác” của tỉnh Hưng Yên, thị xã Hưng Yên cũng ngày càng lớn mạnh. Ngày 19 tháng 1 năm 2009, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ra Nghị định 04/NĐ - CP nâng cấp thị xã Hưng Yên lên thành phố Hưng Yên, mở ra một thời kỳ phát triển mới cho thành phố Hưng Yên. Đồng thời thành phố Hưng Yên cũng được phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”. Thành phố Hưng Yên còn được gọi là Phố Hiến.