Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh hưng yên (Trang 94 - 96)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.1. Những kết quả đạt được

Thứ nhất, về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên ngày càng tăng và mở rộng trên tất các các lĩnh vực hoạt động của tỉnh. Ngoài các khoản chi thường xuyên, tỉnh đã đáp ứng các nhu cầu có tính đột xuất, nhất là trong trường hợp thiên tai, bão lụt cũng như các trường hợp trợ cấp đột xuất khác. Từ đó hoàn thành tốt vai trò nguồn lực tài chính để tỉnh hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.

Thứ hai, việc thực hiện chu trình ngân sách đã có nhiều bước chuyển biến đáng kể. Trong khâu lập dự toán các đơn vị đã cơ bản bám sát các định mức phân bổ chi NSNN ban hành, cũng như nhiệm vụ chính trị của từng ngành, địa phương. Quá trình xét duyệt dự toán phân bổ ngân sách đã thực hiện đúng quy định của Luật NSNN, việc chấp hành dự toán đã có nhiều tiến bộ, kinh phí chi thường xuyên được quản lý sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm. Từng bước có sự đổi mới từ thủ tục cho đến thời gian cấp phát và tính hiệu quả. Công tác lập, thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán đã đi vào nề nếp, chất lượng báo cáo quyết toán đã được nâng nên rõ rệt, báo cáo quyết toán đã phản ánh tương đối chính xác và trung thực tình hình sử dụng ngân sách cũng như hoạt động của đơn vị trong năm ngân sách.

Thứ ba, việc giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập và cơ quan hành chính. Nhưng riêng biệt giữa cơ quan hành chính thì thực hiện theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước. Các đơn vị sự nghiệp công lập thì thực hiện theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy,

biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Cho đến nay theo đánh giá của các đơn vị kết quả thu được trên các mặt như sau:

Các đơn vị được giao "khoán" đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn được cấp có thẩm quyền giao. Chất lượng, hiệu quả công việc được nâng cao; thời gian giải quyết công việc được rút ngắn; quy trình xử lý công việc được thực hiện khoa học.

Các đơn vị chủ động sắp xếp lại cơ cấu tổ chức theo hướng tinh gọn, giảm đầu mối tổ chức quản lý theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực gắn với cải cách thủ tục hành chính theo mô hình một dấu, một cửa. Xây dựng nhiệm vụ, chức năng từng phòng, ban, từng chức danh công chức. Từ đó bố trí lao động và phân công nhiệm vụ sát hơn, khoa học, rõ ràng hơn đối với từng cán bộ, công chức, vừa tinh giản được biên chế, vừa nâng cao chất lượng, hiệu suất công việc; đồng thời tiết kiệm được kinh phí, tăng thu nhập cho người lao động.

Các cơ quan đã xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ, cân nhắc việc cử cán bộ đi công tác và tổ chức hội nghị, không mua sắm những tài sản đắt tiền. Ngoài các chế độ được quy định, một số đơn vị còn tự đề ra các định mức khoán nhằm khuyến khích tiết kiệm như: định mức sử dụng văn phòng phẩm, điện thoại công vụ, qui chế sử dụng điện và thiết bị điện, qui chế sử dụng ô tô đi công tác…

Nhờ những giải pháp trên và tính ổn định của kinh phí giao khoán nên các đơn vị có thể chủ động trong việc sử dụng kinh phí, kết quả là tiết kiệm được từ 3% đến 15% dự toán giao.

Kinh phí tiết kiệm của các đơn vị chủ yếu được sử dụng cho tăng thu nhập cho cán bộ, chi khen thưởng, phúc lợi… Các đơn vị xây dựng quy chế trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ với nhiều mức trả khác nhau tuỳ theo chất lượng công việc hoàn thành, từ đó khuyến khích cán bộ nhiệt tình với công việc, chất lượng công việc được nâng cao.

Thứ tư, hệ thống Kho bạc Nhà nước của tỉnh đã thực hiện tốt vai trò của mình trong việc kiểm soát chi ngân sách và quản lý quỹ NSNN, giám sát các đơn vị trong thực hiện và chấp hành dự toán ngân sách, kiểm soát chi về điều kiện chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu. Việc KBNN căn cứ hồ sơ, tài liệu, chứng từ của đơn vị sử dụng ngân sách đã quyết định chi để đối chiếu, kiểm tra, kiểm soát có đúng chế độ quy định không, thực hiện thanh toán hay từ chối thanh toán khoản chi mà đơn vị yêu cầu đã làm cho các đơn vị thụ hưởng NSNN chú trọng và có trách nhiệm hơn khi quyết định chi.

Thứ năm, tỉnh đã có một số văn bản cụ thể về công khai về kế hoạch, dự toán công khai về thực hiện chi tiêu kinh phí từ các nguồn và ngân sách, công khai quá trình tổ chức thực hiện mua sắm, công khai quyết toán, thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra và tự kiểm tra... phát huy được tính dân chủ, hạn chế sự cửa quyền, thông đồng móc ngoặc, hối lộ và tham nhũng. Các cơ quan Tài chính và KBNN địa phương đã phối hợp khá chặt chẽ trong quản lý tài sản công, đặc biệt là việc thực hiện mua sắm thông qua đấu thầu, chào hàng cạnh tranh, hạn chế việc mua sắm trực tiếp hoặc chỉ định thầu trong mua sắm trang thiết bị và tài sản, đã hạn chế được khá nhiều sơ hở, tiêu cực trong sử dụng kinh phí từ ngân sách.

Thứ sáu, công tác thanh tra, kiểm tra cũng được tỉnh Hưng Yên quan tâm. Hàng năm cơ quan Tài chính các cấp tiến hành thẩm định quyết toán ngân sách của các đơn vị dự toán, các xã, phường, thị trấn và tiến hành đồng thời công tác kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng tài sản công . Nhờ đó , cơ quan quản lý chi NSNN đã kịp thời chấn chỉnh và kiến nghị xuất toán đối với các trường hợp vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính. Cơ quan Thanh tra nhà nước các cấp cũng định kỳ thanh tra tình hình thực hiện ngân sách tại một số đơn vị điển hình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh hưng yên (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)