5. Kết cấu của luận văn
4.2.1. Nâng cao hiệu quả bộ máy hành chính quản lý chi thường xuyên
trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Để nâng cao hiệu quả, giảm chi phí và thực hành tiết kiệm trong quản lý chi hành chính đòi hỏi phải tinh giảm bộ máy quản lý bằng những giải pháp như sau:
Một là, phải rà soát lại toàn bộ bộ máy quản lý và sắp xếp lại theo chức năng nhiệm vụ, tránh sự chồng chéo, trùng lặp về nhiệm vụ sao cho bộ máy được tinh gọn giúp cho việc phân định rõ ràng trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, cá nhân nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng công việc.
Hai là, cắt giảm các thủ tục hành chính rườm rà, phưc tạp, đồng thời quy định cụ thể thời gian xét duyệt, giải quyết công việc tránh tư tưởng cố tình kéo dài gây phiền hà.
Ba là, xác định số lượng biên chế cần thiết, bố trí nhân lực phù hợp với chức năng nhiệm vụ để cao hiệu quả lao động với tinh thần trách công chức nhà nước. Xử lý nghiêm những trường hợp sai phạm như tham nhũng, cửa quyền góp phần trong sạch đội ngũ quản lý.
Bốn là, triển khai áp dụng quản lý hành chính bằng phần mềm quản lý văn bản và điều hành, các tiêu chuẩn chất lượng ISO, đồng thời động viên khen thưởng cho những đơn vị, cá nhân thực hiện tốt các tiêu chuẩn quản lý hành chính.
Năm là, thực hiện phân loại khu vực hành chính nhà nước để áp dung chủ trương khoan chi và thực hiện cải cách chính sách tiền lương phù hợp.
Chi thường xuyên là khoản chi mang tính tiêu dùng nhưng nó lại có ảnh hưởng nhất định đến sự hoạt động nhiều mặt trong đời sống kinh tế và xã hội. Các khoản chi hành chính đối với những đơn vị hành chính sự nghiệp có thu đã làm thay đổi phương thức quản lý quỹ ngân sách và kiểm soát chi ngân sách, tạo điều kiện tự chủ về chi thường xuyên cho các đơn vị, bước đầu có sự phân định rõ chế độ quản lý hành chính nhà nước. Mặt khác, việc mở rộng từng bước thí điểm khoán biên chế và kinh phí chi thường xuyên cho các cơ quan hành chính nhà nước bước đầu đã có những kết quả nhất định như tiết kiệm kinh phí, tăng thu nhập cho cán bộ công chức.