Kiến nghị với HĐND, UBND tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh hưng yên (Trang 113 - 124)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.3. Kiến nghị với HĐND, UBND tỉnh Hưng Yên

Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống định mức phân bổ ngân sách phù hợp với định hướng mới quản lý chi thường xuyên NSNN, chú trọng tới quyền và trách nhiệm tự chủ tài chính của các đơn vị sử dụng ngân sách và các nguồn tài chính. Đồng thời bảo đảm cân đối hài hòa về nguồn cũng như số lượng và chất lượng dự toán chi thường xuyên giữa các Sở, Ban, Ngành nhằm góp phần đảm bảo tính công bằng, bình đẳng và bền vững trong quả lý và sử dụng dự toán chi thường xuyên

Thứ hai, cụ thể hóa văn bản chính sách, chế độ hướng dẫn định mức chi tiêu dự toán chi thường xuyên làm cơ sở quản lý, áp dụng đối với các đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn tỉnh.

Thứ ba, hoàn thiện hệ thống trao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn tỉnh, nhất là các đơn vị sự nghiệp có thu như giáo dục và đào tạo,y tế, phát thành truyền hình, văn hóa, thể thao… Hoàn thiện quản lý chi thường xuyên NSNN trong các đơn vị hành chính, bảo đảm số

lượng và chất lượng dịch vụ luôn được cải thiện, đáp ứng nhu cầu cải cách hành chính và mục tiêu phát triển KT - XH của tỉnh.

KẾT LUẬN

Quản lý chi Ngân sách Nhà nước nói chung và quản lý chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước nói riêng là một vấn đề lớn liên quan đến các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương, chịu ảnh hưởng lớn bởi hệ thống pháp Luật, các chế độ chính sách, các định mức chi tiêu theo từng giai đoạn lịch sử của đất nước. Các hoạt động quản lý chi thường xuyên NSNN có đạt hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự thích ứng của các cơ chế và giải pháp quản lý đã thực hiện và tiếp tục được đưa ra.

Trong những năm gần đây, công tác quản lý và điều hành chi NSNN tỉnh Hưng Yên đã đạt được những kết quả tương đối tốt, đóng góp tích cực

vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Với việc phân bổ nguồn lực hợp lý, bố trí ngân sách đầu tư kịp thời cho các lĩnh vực quan trọng, quản lý có hiệu quả nguồn vốn NSNN và việc điều hành linh hoạt ngân sách trong từng giai đoạn. Tuy nhiên, bên cạnh đó công tác quản lý chi thường xuyên NSNN của tỉnh cũng còn bộc lộ những tồn tại, bất cập cần phải khắc phục và tiếp tục hoàn thiện trong thời gian tới.

Trên cơ sở nghiên cứu, vận dụng lý luận, thực tiễn về quản lý chi thường xuyên NSNN nói chung và kết quả nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN tỉnh Hưng Yên nói riêng, đề tài đã đề xuất một số giải pháp , trong đó các giải pháp được chú tro ̣ng là n âng cao chất lượng công tác lập, quyết định và phân bổ dự toán ngân sách của các đơn vị thụ hưởng ngân sách, cơ quan Tài chính, HĐND và UBND các cấp ở địa phương; rà soát và hoàn thiện hệ thống các định mức phân bổ và sử dụng ngân sách hiện hành; đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong thủ tục đầu tư, ban hành quy trình giải quyết công việc của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp; nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi của KBNN; tăng cường công tác thanh tra , kiểm tra ; củng cố tổ chức bộ máy , nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ quản lý chi ngân sách nhà nước ở Hưng Yên ; tăng cường công tác thanh tra tài chính; tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan Tài chính, Kho bạc Nhà nước và các cơ quan liên quan trong công tác quản lý chi ngân sách.

Đề tài cũng đã đề xuất một số kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để hoàn thiện cơ chế phân cấp nhiệm vụ chi, ban hành các tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách phù hợp với đặc điểm của các địa phương.

Việc đề xuất, kiến nghị và những giải pháp cơ bản nêu trên chỉ có thể thực hiện có hiệu quả khi chúng được tiến hành một cách đồng bộ, thống nhất; khi có sự chỉ đạo, lãnh đạo tích cực của cấp uỷ và chính quyền địa

phương các cấp , sự chuyển biến tích cực trong nhận thức củ a cơ quan , cá nhân thu ̣ hưởng NSNN.

Quản lý chi thường xuyên NSNN ở cấp tỉnh là đề tài phức tạp , luôn có nhiều biến đô ̣ng, nhạy cảm, động chạm tới lợi ích của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị có sử dụng NSNN, đòi hỏi phải có sự đầu tư nghiên cứu công phu và toàn diện . Mă ̣c dù tác giả đã cố gắng bao quát các nô ̣i dung của quản lý chi thường xuyên NSNN trong nghiên cứu , trình bày , nhưng đề tài vẫn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, từ việc phân tích cơ sở lý luận đến đánh giá thực trạng, đề ra những giải pháp và điều kiện thực hiện. Tác giả với tinh thần học hỏi, rất mong nhâ ̣n được sự đóng góp ý kiến của các chuyên gia, quý thầy, cô giáo và đồng nghiê ̣p để có thể tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng đề tài ở mức độ cao hơn, có ý nghĩa nhất định được vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hưng Yên (2015), Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2016 - 2020, Hưng Yên. 2. Bộ Tài chính (2003), Thông tư 79/2003/TT-BTC về việc hướng dẫn chế

độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi Ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước”, Hà Nội.

3. Bộ Tài chính (2003), Thông tư 59/2003/TT-BTC về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN, Hà Nội.

4. Bộ Tài chính (2006), Một số quy định về Quản lý tài chính công và Công khai tài chính, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.

5. Bộ Tài chính (2006), Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC về việc Ban hành chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp, Hà Nội.

6. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 84/2014/TT-BTC hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2015, Hà Nội.

7. Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 18/2006/TT-BTC hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính, Hà Nội.

8. Bộ Tài chính (2006), Thông tư 18/2006/TT-BTC về việc hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính,

Hà Nội.

9. Bộ Tài chính (2006), Thông tư 81/2006/TT-BTC về việc hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền

tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế tài chính, Hà Nội.

10. Bộ Tài chính (2010), Thông tư 185/2010/TT-BTC về việc sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán HCSN ban hành theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC, Hà Nội.

11. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 161/2012/TT-BTC về việc Quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước, Hà Nội.

12. Chính phủ (2004), Nghị định số 28/2004/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán Nhà nước, Hà Nội.

13. Chính phủ (2015), Nghị định số 16/2015/NĐ-CP về quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội.

14. Chính phủ (2003), Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước.

15. Chính phủ (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP về quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đổi với đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội.

16. Chính phủ (2003), Nghị định số 73/2003/NĐ-CP về ban hành Quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương, Hà Nội.

17. Cục thống kê Hưng Yên (2014) Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên,

Nxb Thống kê, Hà Nội.

18. Nguyễn Thị Thu Hương (2014), Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh, Thái Nguyên.

19. Phạm Văn Khoa (2010), Giáo trình quản lý tài chính công, Nxb Học viện tài chính, Hà Nội. [tr. 145].

20. Nguyễn Huy Khoa (2014), Một số giải pháp hoàn thiện quản lý chi ngân sách huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh, Thái Nguyên.

21. Đặng Hữu Nghĩa (2014), Nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Thái Nguyên.

22. Quốc hội (2015), Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13, Hà Nội 23. Quốc hội (2002), Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11, Hà Nội 24. Quốc hội (2003), Luật kế toán số 03/2003/QH11, Hà Nội.

25. UBND tỉnh Hưng Yên, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội và công tác chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh Hưng Yên các năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, Hưng Yên.

26. UBND tỉnh Hà Nam (2015), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội và công tác chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh Hà Nam năm 2015 Hà Nam.

27. UBND tỉnh Hải Dương (2015), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội và công tác chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh Hải Dương năm 2015 Hải Dương.

PHỤ LỤC PHIẾU KHẢO SÁT

(Dành cho cán bộ làm nghiệp vụ chi thường xuyên ngân sách tại các Sở, ban, ngành, đơn vị trực thuộc tỉnh)

Kính thưa ông (bà)!

Để có cơ sở dữ liệu căn cứ khoa học phục vụ cho phân tích thực trạng Hoàn thiện công tác chi thường xuyên ngân sách tỉnh Hưng Yên, xin ông (bà) bớt chút thời gian và vui lòng trả lời những câu hỏi dưới đây.

(Mọi thông tin cá nhân của ông (bà) được tôn trọng và đảm bảo bí mật theo quy định của pháp luật).

Xin ông (bà) vui lòng cho biết một số thông tin về các nhân ông (bà): 1. Tuổi: ………… Giới tính: ……….. Đảng viên: ………. Đơn vị công tác:……… 2. Chức vụ :

 Trưởng phòng  Phó Trưởng phòng

 Cán bộ, chuyên viên  Kế toán trưởng

 Kế toán

3. Trình độ học vấn:

 Cao đẳng  Đại học  Sau đại học

4. Trình độ lý luận chính trị:

 Sơ cấp  Trung cấp  Cao cấp

5. Thời gian công tác:

 Dưới 01 năm  Từ trên 05 - 10 năm

 Từ 01 - 05 năm  Trên 10 năm

Câu hỏi 1: Xin ông (bà) cho biết hàng năm đơn vị nơi ông (bà) công tác có lập dự toán chi thường xuyên không?

Câu hỏi 2: Việc lập dự toán chi thường xuyên ngân sách tỉnh được tiến hành như thế nào?

 Lấy ý kiến, đề xuất của đại diện các Sở, ban, ngành, đoàn thể

 Thông báo đến các Sở, Ban, ngành, đoàn thể

 HĐND, UBND tỉnh lập và quyết định

 Đơn vị lập dự toán và phối hợp Sở Tài chính trình UBND tỉnh

Câu hỏi 3: Theo ông (bà) tiến độ lập dự toán chi ngân sách hàng năm của đơn vị như thế nào?

 Kịp thời  Chậm  Rất chậm

Câu hỏi 4: Ông (bà) đánh giá thế nào về chất lượng Dự toán chi thường xuyên ngân sách tỉnh hàng năm?

 Rất tốt, sát với thực tế  Còn nhiều bất cập, chưa sát với thực tế và yêu cầu chi tiêu công

 Hợp lý

Câu hỏi 5: theo ông (bà), việc bố trí, phân định các khoản chi thường xuyên cho các lĩnh vực khác nhau đã hợp lý chưa?

 Rất hợp lý  Chưa hợp lý

 Hợp lý  Rất bất hợp lý

 Ý kiến khác………

Câu hỏi 6: Theo ông (bà), việc chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh trong thời gian qua góp phần đem lại những hiệu quả nào sau đây? (có thể chọn nhiều phương án)

 Hoạt động kinh tế trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển

 Các chính sách xã hội ngày càng được quan tâm và giải quyết tốt hơn

 Trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo, tội phạm và tệ nạn bị đẩy lùi

 Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được tuyên truyền thường xuyên, rộng rãi đến người dân

 Hoạt động của các sở, ban, ngành tỉnh ngày càng có hiệu lực, hiệu quả

 Ý kiến khác: ………

Câu hỏi 7: Việc chấp hành chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh hiện nay còn những hiện tượng nào dưới đây? (có thể chọn nhiều phương án)

 Phải điều chỉnh dự toán  Thất thoát, lãng phí

 Chi vượt dự toán  Ý kiến khác: ………..

 Chi sai nguyên tắc, không đúng quy định

Câu hỏi 8: (dành cho Chủ tài khoản và kế toán chuyên trách): Đơn vị nơi ông (bà) công tác hiện có cài đặt và sử dụng phần mềm kế toán ngân sách chi thường xuyên không?

 Có cài đặt và sử dụng hiệu quả

 Có cài đặt nhưng sử dụng không hiệu quả

 Có cài đặt nhưng không sử dụng

 Không cài đặt và sử dụng

Câu hỏi 9: (dành cho cán bộ quản lý và chuyên môn kế hoạch - tài chính):

Theo ông (bà) công tác quyết toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh hiện nay được thực hiện như thế nào?

a. Về việc lập báo cáo quyết toán:

 Đầy đủ, chính xác và đồng bộ

 Chưa đầy đủ, chính xác và đồng bộ

b. Về thực hiện thời gian báo cáo quyết toán:

 Kịp thời, đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước

 Chưa kịp thời

Câu hỏi 10: Theo ông (bà) công tác kiểm tra, kiểm soát chi qua KBNN của đơn vị như thế nào?

 Kịp thời  Chậm  Rất chậm

Câu hỏi 11: Theo ông (bà), để hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh thì những biện pháp nào quan trọng nhất (lựa chọn 3 biện pháp, xếp theo thứ tự ưu tiên vào ô )?

 Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế về thu chi ngân sách tỉnh

 Nâng cao đạo đức cho cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý ngân sách nhà nước

 Mở rộng dân chủ, thực hiện triệt để công khai tài chính

 Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát

 Nâng cao trình độ mọi mặt, nhất là trình độ quản lý tài chính của Chủ tài khoản, Kế toán

 Xử lý nghiêm các hành vi tham ô, tham nhũng, lãng phí

 Ý kiến khác……….

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh hưng yên (Trang 113 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)