Phương hướng hoàn thiện quản lý chi thường xuyên Ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh hưng yên (Trang 104)

5. Kết cấu của luận văn

4.1.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý chi thường xuyên Ngân sách

nước tỉnh Hưng Yên

Để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XVIII đề ra, đồng thời đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, trước hết đòi hỏi nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi NSNN trong đó chi thường xuyên NSNN cũng phải được quan tâm, củng cố và hoàn thiện phù hợp với tình hình phát triển của nền kinh tế xã hội hiện nay với nhiệm vụ là:

Một là, điều chỉnh lại cơ cấu chi thường xuyên ngân sách, nhằm cắt bỏ nhiều khoản chi có tính chất bao cấp để hoàn thành cơ cấu ngân sách lành mạnh. Cần quản lý, rà soát lại các nguồn thu từ đó có cơ sở vững chắc để phân bổ nguồn chi hợp lý và đạt được hiệu quả cao hơn.

Hai là, chi ngân sách cũng cần được sử dụng như một công cụ kích cầu, hỗ trợ kinh tế phát triển. Như vậy chi ngân sách mới đảm bảo thực hiện và đạt được hiệu quả cao trong việc thực hiện một số chính sách mục tiêu

kinh tế. Chi ngân sách luôn phải ưu tiên trọng tâm, trọng điểm cho chi đầu tư phát triển để tăng cường thêm nhiều cơ sở hạ tầng cho tỉnh Hưng Yên nhằm thu hút đầu tư phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Ba là, quản lý chi thường xuyên NSNN cũng cần có sự quản lý đồng bộ giữa lãnh đạo các đơn vị, các ban ngành, nhằm thực hiện chi tiêu tiết kiệm hiệu quả, chống lãng phí.

Bốn là, tiến hành nghiên cứu và tổ chức quán triệt về Luật NSNN mới sửa đổi bổ sung và các nghị quyết, hướng dẫn, thông tư của Bộ, ngành và các cơ quan chủ quản, tổ chức hướng dẫn, phổ biến cho các đơn vị dự toán những luật như kế toán, thống kê, các quy định của pháp luật trong quản lý NSNN, kịp thời chấn chỉnh những yếu kém trong quản lý.

Năm là, tăng cường hướng dẫn, kiểm tra giám sát việc thực hiện quản lý chi thường xuyên NSNN ở các đơn vị dự toán, phân bổ chi ngân sách hợp lý để tiếp tục đầu tư vào một số chương trình trọng điểm của tỉnh.

Sáu là, tăng cường thực hiện quy chế dân chủ, công khai tài chính ở cơ sở, tăng cường sự giám sát của nhân dân trong quá trình điều hành các hoạt động tài chính NSNN trên địa bàn của chính quyền cơ sở, đồng thời khuyến khích nhân dân thực hiện tốt chương trình xã hội hóa các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao.

4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc tỉnh Hƣng Yên

4.2.1. Nâng cao hiệu quả bộ máy hành chính quản lý chi thường xuyên trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Để nâng cao hiệu quả, giảm chi phí và thực hành tiết kiệm trong quản lý chi hành chính đòi hỏi phải tinh giảm bộ máy quản lý bằng những giải pháp như sau:

Một là, phải rà soát lại toàn bộ bộ máy quản lý và sắp xếp lại theo chức năng nhiệm vụ, tránh sự chồng chéo, trùng lặp về nhiệm vụ sao cho bộ máy được tinh gọn giúp cho việc phân định rõ ràng trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, cá nhân nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng công việc.

Hai là, cắt giảm các thủ tục hành chính rườm rà, phưc tạp, đồng thời quy định cụ thể thời gian xét duyệt, giải quyết công việc tránh tư tưởng cố tình kéo dài gây phiền hà.

Ba là, xác định số lượng biên chế cần thiết, bố trí nhân lực phù hợp với chức năng nhiệm vụ để cao hiệu quả lao động với tinh thần trách công chức nhà nước. Xử lý nghiêm những trường hợp sai phạm như tham nhũng, cửa quyền góp phần trong sạch đội ngũ quản lý.

Bốn là, triển khai áp dụng quản lý hành chính bằng phần mềm quản lý văn bản và điều hành, các tiêu chuẩn chất lượng ISO, đồng thời động viên khen thưởng cho những đơn vị, cá nhân thực hiện tốt các tiêu chuẩn quản lý hành chính.

Năm là, thực hiện phân loại khu vực hành chính nhà nước để áp dung chủ trương khoan chi và thực hiện cải cách chính sách tiền lương phù hợp.

Chi thường xuyên là khoản chi mang tính tiêu dùng nhưng nó lại có ảnh hưởng nhất định đến sự hoạt động nhiều mặt trong đời sống kinh tế và xã hội. Các khoản chi hành chính đối với những đơn vị hành chính sự nghiệp có thu đã làm thay đổi phương thức quản lý quỹ ngân sách và kiểm soát chi ngân sách, tạo điều kiện tự chủ về chi thường xuyên cho các đơn vị, bước đầu có sự phân định rõ chế độ quản lý hành chính nhà nước. Mặt khác, việc mở rộng từng bước thí điểm khoán biên chế và kinh phí chi thường xuyên cho các cơ quan hành chính nhà nước bước đầu đã có những kết quả nhất định như tiết kiệm kinh phí, tăng thu nhập cho cán bộ công chức.

Để xây dựng dự toán chi thường xuyên sát thực, khoa học cần có chương trình kế hoạch khảo sát nắm chắc tình hình của các đơn vị sử dụng kinh phí từ NSNN. Người quản lý phải xuống cơ sở nắm bắt, tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng loại hình đơn vị, nghiên cứu thực tế chi thường xuyên của những năm trước. Nắm chắc các tính chất, định mức đặc thù của từng đối tượng từ đó xác định được thứ tự ưu tiên cho các khoản chi.

Các đơn vị cơ sở lập dự toán phải đầy đủ, có thuyết minh chi tiết theo yêu cầu không được chiếu lệ. Các cơ quan tổng hợp cần tính toán kỹ đến các yếu tố ảnh hưởng đến việc lập dự toán chi thường xuyên ngân sách như các biến động về giá cả, về chế độ chính sách của Nhà nước để đưa ra được hệ số điều chỉnh phù hợp khắc phục tình trạng thiếu chuẩn xác và tin cậy của số liệu, ảnh hưởng đến việc xét duyệt giao dự toán chi thường xuyên NSNN và điều hành thực hiện dự toán đó. Bên cạnh đó thì việc xây dựng các định mức cũng cần phải hoàn thiện như sau:

Tập trung nghiên cứu để xây dựng được một số tiêu chuẩn, định mức chi tiêu thường xuyên NSNN cho một số lĩnh vực một cách cụ thể như trong sự nghiệp giáo dục - đào tạo, sự nghiệp y tế, sự nghiệp văn hóa, thể dục thể thao, sự nghiệp phát thanh truyền hình, chi ở khối xã phường...

Cần chú trọng tăng định mức phân bổ chi cho sự nghiệp giao thông, sự nghiệp kiến thiết thị chính, sự nghiệp bảo vệ môi trường, sự nghiệp khoa học và nhiệm vụ quy hoạch để thu hút các nguồn đầu tư, các dự án đầu tư vào tỉnh.

Rà soát, điều chỉnh lại tất cả những tiêu chuẩn, định mức, sửa đổi bổ sung các chế độ còn chưa hoàn chỉnh như định mức các loại tài sản, phương tiện làm việc, chế độ sử dụng văn phòng phẩm, chế độ chi tiếp khách trong nước và nước ngoài, chế độ đoàn ra đoàn vào.

Cần điều chỉnh một số định mức đến nay đã quá lạc hậu và quá thấp so với thực tế và so với định mức của Bộ Tài chính hướng dẫn. Như định mức chi cho ưu đãi tài năng, định mức chi cho công tác đào tạo lại cán bộ, định mức chi cho công tác khoa học, các khoản chi hội nghị phí, công tác phí, chi tiếp khách... Cụ thể hóa các chuẩn mực chi tiêu là yêu cầu cấp bách ở mỗi địa phương đảm bảo từng bước cân đối ngân sách và cân bằng. Công khai những quy định không chính thức mà một số cơ quan đang áp dụng, thực hiện do chế độ chính sách của Nhà nước còn thiếu.

4.2.3. Hoàn thiện công tác chấp hành dự toán ngân sách nhà nước tỉnh Hưng Yên Hưng Yên

Một là, phần đảm bảo thực hiện nội dung chính của nhiệm vụ chi và nhất thiết NSNN phải đảm bảo vì đó là trách nhiệm của NSNN, là các khoản tiền lương, phụ cấp lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các khoản sinh hoạt phí, những phần chi mang tính chất tiêu dùng bắt buộc và trực tiếp cho con người, các chi phí tối thiểu cho hoạt động thường xuyên của đơn vị.

Hai là, phần chi còn lại có sự co giãn nhất định là các khoản chi mua sắm, sửa chữa, xây dựng nhỏ và bổ sung các phương tiện phục vụ hoạt động của cơ quan ở mức tối thiểu. Khi tiết kiệm chi tiêu sẽ bố trí tăng thêm thu nhập cho CBCNV.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ các đơn vị dự toán cần chủ động trong chi tiêu, phân khai chi tiết các khoản chi, các cơ quan Tài chính, KBNN có trách nhiệm bố trí hợp lý đảm bảo nguồn cho các nhiệm vụ theo dự toán được duyệt khi có đủ điều kiện để cấp phát. Cơ quan Tài chính và KBNN hướng dẫn các đơn vị thực hiện đúng các quy trình quản lý theo quy định của Luật NSNN. Đồng thời thực hiện kiểm

soát chặt chẽ chế độ định mức chi thường xuyên NSNN theo quy định, đảm bảo nâng cao hiệu quả chi ngân sách.

Các nội dung chi cho giáo dục, y tế, văn hóa xã hội là những nội dung có điều kiện khai thác đóng góp từ trong dân rất lớn để thực hiện xã hội hóa. Do vậy cần hướng dẫn cách tập trung số kinh phí huy động được, quản lý chi tiêu, giám sát kiểm tra quá trình sử dụng khoản chi này một cách hợp lý, có hiệu quả là việc làm quan trọng của các cơ quan Tài chính, KBNN, Thanh tra Nhà nước.

4.2.4. Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập nước và các đơn vị sự nghiệp công lập

Để nâng cao chất lượng thực hiện khoán chi hành chính theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ đối với tất cả các đơn vị trực thuộc tỉnh. Để thực hiện tốt Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ tỉnh cần tập trung thực hiện một số biện pháp sau:

- Tăng cường công tác tuyên truyền quán triệt trong cán bộ, công chức tại các cơ quan hành chính, cơ quan Đảng, Đoàn thể, các tổ chức chính tri ̣ - xã hô ̣i để nâng cao nhận thức của cán bô ̣, công chức, viên chức về những lợi ích do thực hiện khoán mang lại, tránh hiểu đơn thuần khoán kinh phí chỉ là để tăng thu nhập. Chỉ đạo các đơn vị chủ động thảo luận, xây dựng các giải pháp để tổ chức thực hiện khoán chi hành chính có ích cả cho NSNN , cho công viê ̣c và cho người quản lý.

- UBND tỉnh cần nghiên cứu tăng định mức chi hành chính, bở i vì, trên thực tế, các cơ quan, đơn vị hành chính, ngoài số biên chế được giao, còn một số lượng cán bộ hợp đồng ngoài định biên (không được tỉnh xem xét khi giao khoán dự toán), nên thực tế kinh phí tiết kiệm được của đơn vi ̣ phải bù cho bô ̣ phâ ̣n lao đô ̣ng hợp đồng nên phần đ ể tăng thu nhập cho cán bô ̣ , công chức chưa cao.

- Tăng cường thực hiện chương trình cải cách hành chính , rà soát sắp xếp lại bộ máy quản lý nhà nước theo hướng tinh gọn, giảm đầu mối, bỏ trung gian để nâng cao hiệu lực quản lý, thuận lợi khi thực hiện khoán.

Hai là, tiếp tục nâng cao chất lượng việc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo nghị định 43/2006/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập để các đơn vị chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, phấn đấu tăng thu nhập cho cán bộ viên chức. Để thực hiện tốt nghị định 43/NĐ-CP của Chính phủ cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Tăng cường công tác tuyên truyền cho cán bộ, viên chức các đơn vị sự nghiệp để ho ̣ hiểu rõ mục đích ý nghĩa của cơ chế tự chủ t ài chính và tự giác thực hiện, tạo bước chuyển biến trong thực hiện nhiệm vụ tại các đơn vị này.

- UBND tỉnh tham mưu trình HĐND tỉnh điều chỉnh mức thu như học phí và một số khoản phí, lệ phí cũng như tỷ lệ chi từ quỹ học phí để có nguồn thu thực hiện cơ chế tự chủ.

4.2.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và thực hiện công khai tài chính các cấp chính các cấp

Một là, tăng cường công tác thanh tra tài chính và kiểm toán nhà nươc hàng năm đối với tất cả các cấp ngân sách, các đơn vị sử dụng vốn, tài sản của Nhà nước. Kiểm tra việc chấp hành Luật kế toán, chế độ hạch toán kế toán, chế độ hóa đơn chứng từ, các nguồn kinh phí của từng đơn vị. Thực hiện công khai kết luận thanh tra, kiểm toán. Chú trọng công tác xử lý kỷ luật về tài chính ngân sách và kiến nghị xử lý về trách nhiệm đối với người đứng đầu đơn vị có vi phạm luật về tài chính ngân sách. Khắc phục chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm toán, kiểm tra cần xây dựng quy chế phối hợp công tác giữa các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra theo hướng: đối với một đơn vị và cùng một nội dung mỗi năm chỉ tiến hành thanh tra, kiểm tra một lần.

Hai là, tăng cường sự giám sát của cán bộ công nhân viên, của nhân dân nhằm thúc đẩy tiết kiệm chi, chống lãng phí, tham những trong lĩnh vực tài chính.

Ba là, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về công khai tài chính đối với tất cả các đơn vị sử dụng NSNN. Xác định đúng nội dung, phạm vi số liệu cần công khai theo quy định. Lựa chọn hình thức công khai phù hợp với từng địa phương, đơn vị để nhân dân, cán bộ, công chức có thể nắm rõ nội dung công khai và giám sát được các nội dung này.

Bốn là, hàng năm các cơ quan chức năng và các đoàn thể chính trị cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc công khai ngân sách ở các địa phương, đơn vị. Từ đó kịp thời đề xuất xử lý các đơn vị vi phạm không thực hiện chế độ công khai tài chính.

4.3. Một số kiến nghị

4.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ

Thứ nhất, nghiên cứu chỉnh sửa Luật NSNN theo hướng tăng cường hơn nữa việc phân cấp nguồn thu - nhiệm vụ chi cho chính quyền địa phương, đảm bảo đồng bộ với việc phân cấp quản lý hành chính Nhà nước giữa ngành và lãnh thổ. Theo quy định hiện nay, công tác lập, phân bổ và giao dự toán NSNN của cấp huyện và cấp xã chỉ mang tính hình thức, không thực chất. Cho nên chưa thúc đẩy được tính năng động, sáng tạo và chủ động của các cấp chính quyền địa phương trong việc phát triển kinh tế xã hội, phát triển nguồn thu và chưa thực sự chủ động trong việc cân đối thu - chi ngân sách. Khi ban hành thì cần ban hành đồng bộ và kịp thời các bộ Luật và các văn bản hướng dẫn Luật nhằm bảo đảm tính thống nhất cao, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị trong quá trình thực hiện cũng như việc kiểm tra kiểm soát của các cơ quan chức năng.

Thứ hai, cần thống nhất quản lý việc ban hành các chế độ tiêu chuẩn định mức bao gồm: các định mức do Bô ̣ Tài chính ban hành; các định mức do Bô ̣ Tài chính qui định mức khung và giao HĐND tỉnh quyết định cụ thể sao cho phù hợp với địa phương. Xây dựng khung định mức chi ngân sách với các hệ số khác nhau để phù hợp với đặc điểm và khả năng ngân sách của từng cấp chính quyền; phù hợp với điều kiện địa lý của từng vùng; phù hợp với qui mô và tính chất đặc thù của cơ quan quản lý nhà nước. Ban hành hệ thống tiêu chuẩn trang thiết bị và phương tiện làm việc phù hợp với từng loại chức danh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh hưng yên (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)