5. Kết cấu của luận văn
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Các chỉ tiêu nghiên cứu về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh. Đề tài tập trung nghiên cứu các nhóm chỉ tiêu đánh giá như sau:
- Các chỉ tiêu về lập dự toán - Các chỉ tiêu về phân bổ dự toán.
- Các chỉ tiêu về quyết toán chi ngân sách.
- Các chỉ tiêu về định mức chi ngân sách của tỉnh.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TỈNH HƢNG YÊN
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Hƣng Yên
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Hưng Yên nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, là tỉnh đồng bằng xen đồi thấp, không có rừng, núi và biển. Độ cao đất đai không đồng đều mà hình thành các dải, các khu, vùng cao thấp xen kẽ nhau như làn sóng. Điểm trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ nằm ở thôn Dung, xã Hưng Đạo, huyện Tiên Lữ.
Hưng Yên với tổng diện tích tự nhiên là 926,0 km2 và nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Mùa mưa kéo dài từ cuối tháng 4 đến tháng 10 hàng năm. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm tới 70% tổng lượng mưa cả năm.
* Vị trí địa lý: Tỉnh Hưng Yên nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng Việt Nam. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hưng Yên nằm cách thủ đô Hà Nội 64 km về phía đông nam, cách thành phố Hải Dương 50 km về phía tây nam. Phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía đông giáp tỉnh Hải Dương, phía tây và tây bắc giáp thủ đô Hà Nội, phía nam giáp tỉnh Thái Bình và phía tây nam giáp tỉnh Hà Nam. Trong quy hoạch xây dựng, tỉnh này thuộc vùng Hà Nội.
* Dân số - lao động:
Theo điều tra dân số năm 2015 Hưng Yên có 1.167.538 người, với mật độ dân số 1.237người/km2. Tỷ lệ dân số làm nông nghiệp rất cao, ước tính 80 - 90%. Số người trong độ tuổi lao đô ̣ng chiếm hơn 50%, tỷ lệ lao động có trình độ của Hưng Yên đang tăng cao , bởi sau khi tái lâ ̣p tỉnh năm 1997, đô ̣i ngũ cán bộ khoa học có trình độ được quan tâm đào tạo . Hiê ̣n nay , số lao
đô ̣ng cần viê ̣c còn nhiều đã t rở thành sức ép lớn đối với Hưng Yên trong vấn đề giải quyết việc làm.
* Địa giới hành chính: Tỉnh Hưng Yên được phân chia thành 10 đơn vị hành chính bao gồm thành phố Hưng Yên và 9 huyện. Theo thống kê đến ngày 31/12/2012 tỉnh Hưng Yên có tổng số: 145 xã, 7 phường và 9 thị trấn. Tỉnh Hưng Yên nguyên thuộc thừa tuyên Sơn Nam đặt vào năm Quang Thuận thứ 10 đời Lê (1469). Đến năm Cảnh Hưng thứ 2 (1741) thì chia thành Sơn Nam Thượng và Sơn Nam Hạ. Đời Nhà Nguyễn năm Minh Mệnh thứ 3 (1822), Sơn Nam Thượng được đổi thành trấn Sơn Nam còn Sơn Nam Hạ thì gọi là trấn Nam Định. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), tỉnh Hưng Yên được thành lập gồm các huyện Đông Yên, Kim Động, Thiên Thi, Tiên Lữ, Phù Dung của trấn Sơn Nam và Thần Khê, Hưng Nhân, Duyên Hà của trấn Nam Định các huyện Thần Khê, Duyên Hà và Hưng Nhân sau bị cắt vào tỉnh Thái Bình mới thành lập.
Tuy là tỉnh "mới" chỉ gần 200 năm, vùng đất Hưng Yên đã nổi danh từ thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh trước đó với Phố Hiến, vốn là thương cảng đô hội quan trọng bậc nhất ở Đằng Ngoài. Thuyền bè ngược sông Hồng lên Thăng Long "Kẻ Chợ" đều phải dừng ở Phố Hiến đợi giấy phép nên Phố Hiến trở thành tụ điểm sầm uất. Người Tàu, người Nhật và người Tây phương đều đến đấy buôn bán. Do vậy dân gian đã có câu: "Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến".
Phố Hiến bao gồm các di tích ở thành phố Hưng Yên và một phần các huyện Tiên Lữ, Kim Động. Cụm di tích này nằm bên bờ sông Hồng, nơi đây là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Hưng Yên xưa và nay. Với cảnh quan đẹp, sự đa dạng của các di tích, lịch sử văn hóa Phố Hiến được hình thành bởi sự phong phú về phong tục tập quán của người Hoa, người Nhật và người Châu Âu. Phố Hiến xưa đã cổ nay lại càng nổi tiếng hơn khi nhắc đến
Văn Miếu, chùa Phố, chùa Chuông, đền Trần, đền Mẫu và đền Mây…
Năm 1968, hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương hợp nhất thành tỉnh Hải Hưng, lỵ sở của tỉnh mới được đặt tại thị xã Hải Dương (nay là thành phố Hải Dương), còn thị xã Hưng Yên tạm thời mất đi vị thế trung tâm của tỉnh. Cùng với hoàn cảnh kinh tế khó khăn của cả nước trong thời gian đó và điêu kiện giao thông không thuận lợi, thị xã Hưng Yên mất đi khá nhiều cơ hội để phát triển. Và đến ngày 06 tháng 11 năm 1996, khi Quốc hội Việt Nam ra Nghị quyết chia tách tỉnh Hải Hưng lại thành hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên như trước. Cùng với sự “ lột xác” của tỉnh Hưng Yên, thị xã Hưng Yên cũng ngày càng lớn mạnh. Ngày 19 tháng 1 năm 2009, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ra Nghị định 04/NĐ - CP nâng cấp thị xã Hưng Yên lên thành phố Hưng Yên, mở ra một thời kỳ phát triển mới cho thành phố Hưng Yên. Đồng thời thành phố Hưng Yên cũng được phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”. Thành phố Hưng Yên còn được gọi là Phố Hiến.
3.1.2. Kinh tế - Xã hội
* Về kinh tế:
Cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước, Hưng Yên được đánh giá là mô ̣t trong những tỉnh có tốc đô ̣ tăng trưởng kinh tế tương đối nhanh và cao . Kinh tế Hưng Yên đang đổi thay từ ng ngày . Cơ cấu kinh tế đang dần chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá , hiê ̣n đa ̣i hoá. Nông nghiê ̣p, nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực , tỷ trọng giữa chăn nuôi và trồng trọt được cân đối. Người nông dân bước đầu quan tâm đến sản xuất hàng hoá , đảm bảo an ninh lương thực . Công nghiê ̣p, dịch vụ có b ước phát triển khá . Công nghiê ̣p đi ̣a phương tuy còn phải đối mă ̣t với nhiều khó khăn , nhưng vẫn đạt được những thành tích đáng khích lê ̣ . Mô ̣t số ngành hàng tiếp tu ̣c được củng cố phát triển, lựa cho ̣n các mă ̣t hàng ưu tiên và có lợi thế để đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghê ̣, tạo ra những sản phẩm chất lượng cao . Khối công nghiê ̣p có
vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh do số dự án đi vào hoa ̣t đô ̣ng tăng lên , sản phẩm được thi ̣ trường chấp nhâ ̣n và có xu thế phát triển tốt . Riêng ngành du lịch và dịch vụ cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa, đáp ứng nhu cầu khai thác tiềm năng phu ̣c vu ̣ khách du li ̣ch trong và ngoài nước như : du li ̣ch Phố Hiến , di tích Chử Đồng Tử - Tiên Dung. Năm 2015, kinh tế của tỉnh tăng trưởng khá, tổng sản phẩm (GDP) tăng 7,8 5%, bình quân đầu người đạt 40,4 triệu đồng. Sản xuất nông nghiệp được quan tâm chỉ đạo và đầu tư, hỗ trợ; tổng diện tích gieo trồng 105.240 ha, trong đó lúa 77.476 ha, lúa chất lượng cao chiếm 46,751%, năng suất lúa bình quân cả năm đạt 62,02 tạ/ha, sản lượng lương thực 492.000 tấn; chăn nuôi, thủy sản phát triển tăng cả về số lượng và sản lượng; chương trình xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả, bình quân toàn tỉnh đạt 14,7 tiêu chí nông thôn mới trên xã, gần 40 xã cơ bản đạt 19 tiêu chí, đã có 32 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản tăng 1,82%. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,67%; giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ tăng 9,43%. Kim ngạch xuất khẩu 2.440 triệu USD. Thu ngân sách trên địa bàn 7.660 tỷ đồng, trong đó thu nội địa 5.300 tỷ đồng; chi ngân sách 6.172 tỷ đồng, trong đó chi đầu tư phát triển 1.753 tỷ đồng.; tỷ lệ hộ nghèo còn 3%; tỷ lệ lao động qua đào tạo 54%; tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế 70,8%.
* Văn hoá - xã hội:
Hoạt động văn hoá cũng đa ̣t được nhiều thành tích đáng kể , góp phần phát huy truyền thống giá trị văn hoá địa phương, nâng cao đời sống văn hoá của nhân dân. Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thông tin cổ động, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao chào mừng các ngày kỷ niệm của đất nươc. Việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở cơ sở được đẩy mạnh. Thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ phục vụ nhu cầu hưởng thụ
của nhân dân. Công tác quản lý lễ hội được quan tâm, đảm bảo vui tươi, lành mạnh, an toàn và tiết kiệm.
Công tác xây dựng các thiết chế văn hóa trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát triển. Đến nay toàn tỉnh có 9/10 huyện có Nhà văn hóa; 155/161 xã, phường, thị trấn có Nhà văn hóa kiêm hội trường, 829/834 thôn, làng, khu phố có Nhà văn hóa, địa điểm sinh hoạt; 7 xã thị trấn có sân bóng đá, hơn 510 thôn, làng có sân bóng chuyền. Công tác xã hội hóa văn hóa, thể thao tiếp tục được đẩy mạnh, riêng việc xã hội hóa trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa năm 2015 đã huy động được trên 80 tỷ đồng. Tỷ lệ Gia đình văn hóa đạt 86%, số Làng, Khu phố văn hóa đạt 89%, có 921/958 khu dân cư tiên tiến đạt 96,1%, số cơ quan đơn vị văn hóa đạt 90,3%.
Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động biểu diễn nghệ thuật, giao lưu văn nghệ và chiếu phim được tăng cường. Triển khai đầu tư xây dựng các công trình văn hóa trọng điểm của tỉnh; xây dựng Tượng đài cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh; đang triển khai thực hiện nhóm dự án số 4 thuộc Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị đô thị cổ Phố Hiến gắn với phát triển du lịch; dự án khu liên hợp thể thao của tỉnh.
Phong trào thể dục, thể thao quần chúng được duy trì thường xuyên. Tham gia các giải thi đấu thể thao trong nước và quốc tế giành được nhiều huy chương các loại. Công tác tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch được đẩy mạnh thông qua nhiều phương tiện thông tin đại chúng, hội nghị, hội thảo.
Trong những năm qua, tỉnh Hưng Yên đã luôn quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị tạo cơ sở nền tảng cho việc phát triển kinh tế - xã hội theo đúng định hướng, chiến lược đã đề ra. Thu NSNN liên tiếp đạt và vượt dự toán, năm sau cao hơn năm trước. Nguồn chi ngân sách về cơ
bản đảm bảo các nhiệm vụ chi trong dự toán giao và một phần đám ứng chi cho các nhiệm vụ, chương trình, đề án kế hoạch trọng điểm của tỉnh.
Từ xã, phường đến thành phố hệ thống chính trị dần từng bước được kiện toàn, củng cố. Các tổ chức Đảng, chính quyền và đoàn thể đã tạo được sự phối hợp ngày càng chặt chẽ, đồng bộ trong việc tổ chức điều hành, thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Công tác cải cách hành chính được đẩy mạnh và đã phát huy hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy QLNN các cấp.
Tuy nhiên, để phát triển toàn diện, tỉnh Hưng Yên vẫn cần tiếp tục phát triển kết cấu hạ tầng, bảo vệ môi trường sinh thái. Công tác quản lý thu, chi NSNN của tỉnh còn nhiều hạn chế. Đội ngũ cán bộ còn thiếu, năng lực quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu sự nghiệp đổi mới.
3.2. Thực trạng quản lý chi thƣờng xuyên NSNN tỉnh Hƣng Yên giai đoạn 2011 - 2015
3.2.1. Hoạt động chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh Hưng Yên
Công tác lập dự toán chi thường xuyên NSNN trong các đơn vị thực hưởng NSNN tại tỉnh Hưng Yên được thực hiện theo Luật NSNN sửa đổi năm 2002, đã tạo ra được khuôn khổ pháp lý tương đối hoàn chỉnh, trong đó có sự phân công trách nhiệm rõ ràng hơn giữa các cơ quan nhà nước trong quản lý chi tiêu ngân sách và góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội, tăng cường khả năng và tiềm lực cho đất nước. Luật ngân sách ra đời, công tác quản lý chi thường xuyên NSNN đã từng bước đi vào nề nếp, chủ động hơn và hiệu quả hơn, đã đươc phân định trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan nhà nước, các tổ chức trong việc thành lập, chấp hành, kế toán và quyết toán NSNN.
Việc quy định hệ thống NSNN gồm 4 cấp ngân sách với những nguồn thu và nhiệm vụ chi tương đối cụ thể giữa ngân sách trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phương, đã tạo điều kiện cho chính quyền địa phương chủ
động hơn trong điều hành NSNN.
Các chính sách, chế độ, định mức chi tiêu được ban hành, cùng với thực hiện quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua hệ thống KBNN đã từng bước góp phần quản lý chi tiêu có hiệu quả, tiết kiệm, hạn chế các khoản chi sai chế độ.
Cùng với sự chuyển biến tích cực trong quản lý điều hành nền kinh tế nói chung, cơ chế điều hành chi NSNN của tỉnh cũng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể (theo bảng số liệu 3.1).
Bảng 3.1. Bảng dự toán c hi ngân sách nhà nƣớc tỉnh Hƣng Yên
Đơn vị tính: triệu đồng STT CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH ĐP 1.956.310,2 3.405.040,8 4.440.468,3 5.468.429 6.204.448,8 1 Chi đầu tƣ phát triển 76.799,4 687.695,8 772.456,9 1.009.117,1 1.402.336 2 Chi trả nợ vay đầu tƣ XDCB 25.000 15.000 15.060,2 27.500 30.000 3 Chi thƣờng xuyên 1.367.263,6 1.662.031,8 2.147.445,2 2.599.277.8 3.469.161,7
3.1 Chi cho An ninh - Quốc phòng 35.883,4 36.513,1 48.366,9 76.599,6 131.597,8 3.2 Chi SN Giáo dục và Đào tạo 579.904,5 702.986,4 865.155,7 1.023.905,5 1.267.983,7 3.3 Sự nghiệp Y tế 174.472,5 181.896,8 258.337,2 330.566,1 442.123,6 3.4 SN khoa học - công nghệ 13.154,7 13.803,9 15.512,1 17.207,1 19.870,2 3.5 Chi SN Văn hoá - Thông tin 20.676,0 32.120,0 38.386,0 43.481,1 60.504,2
3.6 Chi SN Phát thanh - Truyền hình 11.209,7 12.166,4 15.891,8 24.565,1 30.182,3
3.7 Chi SN đảm bảo xã hội 97.951,0 107.822,6 125.653,5 146.728,1 245.687,0 3.8 Chi SN kinh tế 143.015,4 202.694,1 286.819,0 289.782,7 364.103,2 3.9 Chi Quản lý hành chính 266.776,3 286.239,7 348.336,7 494.489,4 730.303,4 3.10 Chi trợ giá 6.823,8 4.407,7 4.797,1 5.998,2 6.480,0 3.11 Chi sự nghiệp Môi trường 75.680,0 58.348,8 98.583,5 119.929,3 123.043,4 3.12 Chi khác Ngân sách 12.422,9 21.910, 38.557,8 32.172,6 51.187,3
4 Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 1.500 2.000 2.000 1.000 1.000 5 Chi chuyển nguồn - 953.768.0 1.409.739,8 1.663.705 1.135.508,4 6 Chi CTMT Quốc gia 85.747,2 84.545,1 93.766,1 167.829,2 166.442,7 7 Chi bổ sung ngân sach cấp dƣới
8 Chi nộp ngân sách cấp trên
9 Chi từ nguồn thu Xổ số kiến thiết
Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Hưng Yên
Dự toán chi ngân sách nhà nước tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn 2011- 2015 quy mô chi ngân sách ở Hưng Yên không ngừng tăng lên. Tỉnh Hưng Yên thực hiện chi NSNN cũng theo hướng tích cực, trong đó chú trọng chi cho đầu tư phát triển, tập trung nguồn lực cho đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội, đầu tư hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chú trọng tăng chi đầu tư cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa cho phát triển sự nghiệp KT - XH. Cụ thể chi tiết theo bảng quyết toán chi NSNN của tỉnh Hưng Yên như sau:
Bảng 3.2. Bảng số liệu quyết toán chi NSNN Tỉnh Hƣng Yên
Đơn vị tính: triệu đồng STT CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH ĐP 2.246.909,6 5.238.802,2 6.931.197,2 8.674.827,3 7.554.739,1 1 Chi đầu tƣ phát triển 617.455,2 900.881,5 1.104.613.3 1.453.128,6 2.103.504,0