Tình hình quyết toán ngân sách địa phương năm 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kiểm toán thu ngân sách địa phương của kiểm toán nhà nước khu vực VII (Trang 29 - 30)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Tình hình quyết toán ngân sách địa phương năm 2015

Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước (NSĐP) năm 2015 cho thấy, Bộ Tài chính xây dựng dự toán hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) năm 2015 chưa sát dẫn đến phải ứng trước dự toán năm 2016 là 7.452 tỷ đồng (Chính phủ đã đưa vào quyết toán năm 2015). Đồng thời phải chuyển sang năm 2016 để hoàn thuế đối với các quyết định hoàn thuế năm 2015 là 5.847 tỷ đồng; tổng hợp dự toán thu NSĐP do các địa phương lập chưa bảo đảm mức phấn đấu tăng bình quân tối thiểu; thấp so với khả năng thực hiện; không đầy đủ, không bao quát hết nguồn thu trên địa bàn.

Tình trạng hạch toán và kê khai thiếu doanh thu, xác định sai chi phí, từ đó tính thiếu thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp và lợi nhuận còn lại phải nộp NSĐP… vẫn diễn ra khá phổ biến tại các doanh nghiệp, đơn vị được kiểm toán.

Kiểm toán Nhà nước xác định, số phải nộp NSĐP tăng thêm 11.365 tỷ đồng, trong đó đơn vị có kiến nghị nộp NSĐP lớn, như: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tổng công ty Thương mại Sài Gòn - TNHH MTV, Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn - TNHH MTV....

Đặc biệt, qua đối chiếu 1.653 người nộp thuế, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị các khoản phải nộp NSĐP tăng thêm 2.050 tỷ đồng, trong đó có doanh nghiệp nộp NSĐP tăng thêm 882 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, nợ thuế tiếp tục tăng qua các năm, trong đó: Nợ thuế đến 31/12/2015 là 79.276 tỷ đồng, tăng 4,2% (3.203 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm 2014; 40/63 địa phương có nợ thuế cuối năm 2015 tăng so với cùng kỳ năm 2014.

Nợ thuế do ngành hải quan quản lý có chuyển biến tích cực, nợ thuế quá hạn đến 31/12/2015 là 6.529 tỷ đồng, giảm 8,18% (581 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm 2014; 23/34 cục hải quan có số nợ thuế chuyên thu giảm.

Qua kiểm toán cho thấy, tình trạng sử dụng kinh phí NSĐP chưa phù hợp với chế độ, tiêu chuẩn, định mức của nhà nước từng bước được khắc phục. Ngoài ra, các sai sót trong chấp hành trình tự đầu tư đã được Kiểm toán Nhà nước phát hiện và kiến nghị trong những năm vừa qua vẫn xảy ra tại không ít các dự án được kiểm toán trong năm 2016.

Về nợ công, qua kiểm toán cho thấy, Bộ Tài chính chưa lập kịp thời báo cáo giám sát nợ, chưa lập bản tin nợ công năm 2015. Quản lý nợ công còn phân tán,

thiếu đối chiếu, theo dõi; tổng hợp nợ công có thể chưa đầy đủ các khoản nợ Chính phủ, nợ chính quyền địa phương. (KTNN khu vực VII, 2015)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kiểm toán thu ngân sách địa phương của kiểm toán nhà nước khu vực VII (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)