5. Kết cấu của luận văn
3.2.1. Công tác chuẩn bị kiểm toán năm của KTNN khu vực VII
Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ và năng lực hiện có, căn cứ vào hướng dẫn của KTNN trung ương, hàng năm vào tháng 6, tháng 7 năm thứ n, KTNN khu vực
VII đề xuất kế hoạch kiểm toán năm thứ n+1 trình KTNN. Tổng KTNN sẽ phê duyệt kế hoạch kiểm toán năm của toàn ngành trên cơ sở tổng hợp kế hoạch kiểm toán của các đơn vị trong toàn ngành cũng như sau khi đã báo cáo Quốc hội và Chính phủ, sau khi phê duyệt kế hoạch năm trên cơ sở chức năng nhiệm vụ và năng lực của từng đơn vị trực thuộc Tổng KTNN phân giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị trong đó có KTNN khu vực VII (trong những năm gần đây KTNN khu vực thường xây dựng kế hoạch và được giao nhiệm vụ kiểm toán NSĐP của từ 3-4 tỉnh trực thuộc trung ương).
3.2.1.1. Tổ chức kiểm toán thu NSĐP hiện nay của KTNN khu vực VII
Hiện nay việc tổ chức thực hiện công tác kiểm toán NSĐP nói chung của KTNN Khu vực VII thường do 3 phòng nghiệp vụ I,II,III kết hợp bổ sung một số kiểm toán viên của phòng Tổng hợp thực hiện và được tổ chức thực hiện từ tháng 3 đến tháng 11 thì kết thúc. Thông thường việc tổ chức kiểm toán NSĐP thường được tiến hành theo từng cuộc kiểm toán và chia làm 3 đợt (mỗi đợt gồm 1 cuộc kiểm toán NSĐP). Các cuộc kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách năm thứ (n) được thực hiện từ tháng 4 đến tháng 11 năm thứ (n+1) theo quyết định của Tổng KTNN. Đợt 1 từ tháng 4 đến tháng 6, đợt 2 từ tháng 7 đến tháng 9, đợt 3 từ tháng 9 đến tháng 11.
3.2.1.2. Công tác khảo sát lập kế hoạch kiểm toán
Để thực hiện việc khảo sát lập kế hoạch kiểm toán, KTNN khu vực VII sẽ cử 1 tổ kiểm toán gồm 4 - 6 kiểm toán viên tiến hành khảo sát chuẩn bị lập kế hoạch kiểm toán thời gian khảo sát khoảng từ 5 đến 6 ngày làm việc. Tổ khảo sát có nhiệm vụ lập kế hoạch và trình kiểm toán trưởng xem xét. Để có được một kế hoạch kiểm toán tốt cần phải đảm bảo những nội dung cụ thể sau đây:
Phần thứ nhất: Khảo sát và thu thập thông tin bao gồm nắm một số thông tin cơ bản về tỉnh (thành phố); Thông tin về tình hình thu, chi ngân sách của địa phương, công tác kế toán và quyết toán ngân sách, thông tin cơ bản về hệ thống kiểm soát nội bộ, xác định tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán.
Phần thứ hai là xây dựng kế hoạch kiểm toán với các nội dung cụ thể là xác định mục tiêu kiểm toán: căn cứ vào mục tiêu kiểm toán hàng năm của cơ quan
Xác định tính đúng đắn, trung thực của báo cáo quyết toán ngân sách năm 2013 của tỉnh Lào Cai; Kiểm tra, đánh giá việc tuân thủ các quy định của pháp luật, tính kinh tế, tính hiệu lực và tính hiệu quả trong quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước, trong đó đi sâu đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả của việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ như thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 về việc miễn giảm thuế TNDN, tiền thuê đất, Chỉ thị 09/CT-TTg ngày 24/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn, giảm, gia hạn thời hạn nộp thuế và khoản thu ngân sách nhà nước, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, xử lý nợ đọng thuế...
Xác định phạm vi và giới hạn kiểm toán:Phạm vi kiểm toán gồm thời kỳ được kiểm toán (năm N) tại các đơn vị được kiểm toán. Giới hạn của kiểm toán được quy định cụ thể theo văn bản hướng dẫn của KTNN, ở đây giới hạn là không kiểm toán thu từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tại cơ quan Hải quan
Xác định nội dung và phương pháp kiểm toán: Nội dung, phương pháp thu thập và phân tích đánh giá thông tin yêu cầu về nội dung và phương pháp được thực hiện theo hướng dẫn tại Quyết định số 01/2012/QĐ-KTNN ngày 28/3/2012 của Tổng KTNN. Nội dung cơ bản của kế hoạch kiểm toán thường nêu các đặc điểm kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến tình hình kinh tế ngân sách nhà nước tại địa phương; thông tin cơ bản về hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, xác định mục tiêu kiểm toán, trọng yếu, rủi ro, nội dung và phương pháp kiểm toán; xác định phạm vi, đối tượng và giới hạn kiểm toán; kế hoạch nhân sự và tổ chức biên chế đoàn kiểm toán; dự kiến kinh phí và các điều kiện vật chất khác. Nhìn chung công tác thu thập thông tin kiểm toán đã được khai thác từ nhiều kênh thông tin và được cập nhật liên tục tại khu vực do địa bàn quản lý hiện nay của khu vực. Những năm gần đây việc thu thập thông tin được thực hiện chủ yếu qua đường công văn, sau đó làm việc với địa phương bổ sung thông tin và trao đổi một số vấn đề có tính chất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng công tác khảo sát. Căn cứ mục tiêu tổng thể của ngành và qua các tài liệu, thông tin thu thập được, Đoàn khảo sát thực hiện phân tích, đánh giá xác định trọng yếu, rủi ro từ đó cụ thể hóa mục tiêu, nội dung, đối tượng, phạm vị kiểm toán để phục vụ cho công.
Kế hoạch nhân sự và tổ chức biên chế đoàn kiểm toán: Tổ chức nhân sự, thời gian các tổ kiểm toán cơ cấu của đoàn kiểm toán do Tổng KTNN quyết định trên cơ sở đề xuất của Kiểm toán trưởng KTNN khu vực VII. Thông thường cơ cấu của đoàn kiểm toán NSĐP tại khu vực VII thường có 1 trưởng đoàn kiểm toán, từ 1 đến 2 phó trưởng đoàn và từ 10 đến 12 tổ kiểm toán với nhân sự mỗi tổ kiểm toán từ 3-8 thành viên tùy vào quy mô NSĐP và mẫu kiểm toán được chọn. Trưởng đoàn kiểm toán chủ yếu là Phó kiểm toán trưởng khu vực, trường hợp đặc biệt trưởng đoàn là kiểm toán trưởng; phó trưởng đoàn kiểm toán có thể là trưởng phòng hoặc phó trưởng phòng nghiệp vụ, phó trưởng đoàn thường kiêm nhiệm tổ trưởng tổ kiểm toán. Thời gian mỗi cuộc kiểm toán thường được thực hiện 60 ngày, tính từ ngày triển khai kiểm toán đến ngày kết thúc kiểm toán tại địa phương (bao gồm cả những ngày nghỉ theo chế độ), trừ trường hợp phát sinh nhiệm vụ mới của ngành giao thời gian có thể tăng lên. KTNN khu vực VII thường kiểm toán 50-70% số lượng huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh của địa phương được kiểm toán với quy mô ngân sách thu, chi chiếm khoảng 50% quy mô của địa phương; về cấp xã, thị trấn, mỗi huyện chỉ kiểm.
Trưởng đoàn kiểm toán theo kế hoạch tổng quát được phê duyệt có nhiệm vụ lập kế hoạch kiểm toán trình Kiểm toán trưởng xem xét trước khi trình Tổng KTNN phê duyệt. Kế hoạch kiểm toán được gửi cho các vụ chức năng của KTNN thẩm định trước khi trình lãnh đạo KTNN phụ trách tổ chức xét duyệt. Sau khi kế hoạch kiểm toán được Lãnh đạo KTNN thông qua, Kiểm toán trưởng phải chỉ đạo đoàn kiểm toán chỉnh sửa, hoàn thiện theo ý kiến kết luận của Lãnh đạo KTNN tại cuộc họp xét duyệt. Tổng KTNN ban hành quyết định kiểm toán ghi rõ nội dung kiểm toán, phạm vi kiểm toán, thời hạn kiểm toán, danh sách các đơn vị được kiểm toán, nhân sự đoàn kiểm toán... và gửi đến đơn vị được kiểm toán. Kiểm toán trưởng được thừa lệnh Tổng KTNN ký kế hoạch kiểm toán của đoàn kiểm toán.
Tổ chức tập huấn, học tập trao đổi kinh nghiệm: Hàng năm căn cứ nhiệm vụ kế hoạch được KTNN giao, Kiểm toán trưởng lập kế hoạch tập huấn bồi dưỡng kiến thức các lĩnh vực về kiểm toán ngân sách, kiểm toán DNNN, kiểm toán dự án đầu tư, công tác kiểm soát chất lượng... cho cán bộ, công chức trong đơn vi, trong
đó Kiểm toán trưởng trực tiếp quán triệt nhiệm vụ, mục tiêu và yêu cầu của công tác kiểm toán trong năm; Trưởng đoàn kiểm toán căn cứ kế hoạch kiểm toán của đoàn kiểm toán được duyệt để tổ chức trao đổi kinh nghiệm kiểm toán về các nội dung, phương pháp kiểm toán, trong đó chú trọng các nội dung trọng tâm được xác định để hoàn thành tốt nhiệm vụ theo mục tiêu kiểm toán được duyệt.