Đánh giá của kiểm toán viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kiểm toán thu ngân sách địa phương của kiểm toán nhà nước khu vực VII (Trang 85 - 92)

5. Kết cấu của luận văn

3.5.2. Đánh giá của kiểm toán viên

Để có thể tìm hiểu rõ hơn về thực trạng của hoạt động kiểm toán thu NSĐP của KTNN khu vực VII, tác giả tiến hành lấy ý kiến đánh giá của các KTV đã từng tham gia vào hoạt động kiểm toán thu NSĐP tại địa bàn KTNN khu vực VII phụ trách. Tuy nhiên phiếu điều tra thay vì được đánh giá dựa vào các nội dung được quy định trong quy trình kiểm toán tại phiếu điều tra phát cho chuyên gia thì phiếu điều tra phát cho KTV lại chú trọng vào các hoạt động chi tiết. Cụ thể kết quả các đánh giá về các hoạt động trong các bước kiểm toán được thực hiện cụ thể như sau:

Chuẩn bị kiểm toán: Đánh giá bước chuẩn bị kiểm toán bao gồm hai nhiệm vụ chính đó là đánh giá hoạt động xây dựng mục tiêu kiểm toán và đánh giá các chương trình đào tạo cho chuẩn bị kiểm toán.

Đối với việc đánh giá hoạt động xây dựng mục tiêu kiểm toán, có ba tiêu chí được đưa ra để lấy ý kiến đánh giá của các KTV. Đầu tiên là mức độ phù hợp của mục tiêu kiểm toán đề ra. Hoạt động này nhận được sự đánh giá điểm trung bình của các KTV là 3,3 điểm chỉ tương ứng với mức độ trung bình trong thang điểm đánh giá nêu tại phần 2.2.1. Thực tế cho thấy việc xác định mục tiêu kiểm toán do KTNN khu vực VII đang tiến hành chủ yếu dựa trên những chỉ tiêu kế hoạch và những kết quả thực hiện năm trước. Chính vì vậy mà việc xác định mục tiêu kiểm toán cho từng hoạt động kiểm toán cụ thể ở đây nhiều khi chi mang tính cảm tình. Do vậy kết quả thực tế của hoạt động kiểm toán thu NSĐP nhiều khi chưa được sát với thực tế.

Mức độ phù hợp của lựa chọn nội dung kiểm toán theo các lĩnh vực khác nhau đôi khi vẫn chưa thực sự tốt. Kết quả điều tra cho thấy ý kiến đánh giá trung bình của các KTV cho thấy mức độ thực hiện của tiêu chí này chỉ đạt mức trung

nhất khi điểm đánh giá trung bình KTV chỉ đạt là 3,1 điểm. Qua đó ta thấy công tác chọn mẫu kiểm toán thu NSĐP của KTNN khu vực VII là chưa được tốt. Do đó ban lãnh đạo của KTNN khu vực VII cần xem xét lại công tác lựa chọn mẫu kiểm toán nói riêng và công tác xây dựng mục tiêu kiểm toán nói chung. Vì đây là một công tác khá quan trọng nó là cơ sở để tính toán mức độ hoàn thành kế hoạch của các tổ kiểm toán thu NSĐP tại KTNN khu vực VII.

Bảng 3.4: Đánh giá công tác chuẩn bị kiểm toán thu NSĐP

STT Tiêu chí ĐTB

I Đánh giá hoạt động xây dựng mục tiêu kiểm toán

1 Mức độ phù hợp của mục tiêu kiểm toán đề ra 3,3 2 Mức độ phù hợp của lựa chọn nội dung kiểm toán theo các lĩnh vực

kiểm toán khác nhau 3,3

3 Mức độ phù hợp của việc chọn mẫu kiểm toán (số đơn vị được

kiểm toán) 3,1

II Đánh giá về các chương trình đào tạo khi chuẩn bị kiểm toán

4 Các chương trình đào tạo, huấn luyện đáp ứng được mong đợi của KTV 4,0 5 Tài liệu phù hợp, liên quan mật thiết với công việc hàng ngày 4,1 6 Mức độ hài lòng về công tác tổ chức đào tạo 4,2

III Đánh giá về việc bố trí thời gian nhân sự kiểm toán khi lập kế hoạch kiểm toán

7 Phù hợp với khả năng, sở trường của từng KTV 3,9 8 Bố trí thời gian kiểm toán với từng loại hình đơn vị phù hợp 4,0 9 Có đảm bảo tính công bằng khi sắp xếp KTV giữa các tổ kiểm toán và

giữa các lĩnh vực kiểm toán 3,8

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điểu tra

Công tác tổ chức đào tạo và tập huấn cho các KTV trước khi diễn ra kiểm toán cũng là một hoạt động quan trọng trong bước chuẩn bị kiểm toán. Có ba tiêu

chí được tiến hành lấy ý kiến đánh giá của các KTV là: các chương trình đào tạo, huấn luyện đáp ứng được mong đợi của KTV, các tài liệu phù hợp, liên quan mật thiết với công việc hàng ngày, và mức độ hài lòng về công tác tổ chức đào tạo. Cả ba tiêu chí này đều nhận được mức đánh giá điểm trung bình ở mức tốt (3,4 - 4,2 điểm), trong đó tiếu chí về mức độ hài lòng về công tác tổ chức chương trình đào tạo nhận được sự đánh giá cao nhất với số điểm trung bình là 4,2. Qua đó ta thấy về khâu tổ chức đào tạo trước khi diễn ra kiểm toán của KTNN khu vực VII được thực hiện tương đối tốt và cần được tiếp tục phát huy.

Nội dung đánh giá cuối cùng trong bước chuẩn bị kiểm toán này là đánh giá việc bố trí thời gian và nhân sự kiểm toán khi lập kế hoạch kiểm toán. Với tiêu chí về mức độ phù hợp với khả năng, sở trường của từng KTV, điểm đánh giá trung bình của các KTV là 3,9 tương ứng với mức tốt trong hệ thống thang đo của phiếu điều tra. Kết quả điều tra cho thấy về cơ bản các KTV đều hài lòng hay cho rằng việc phân công công việc là phù hợp với khả năng của bản thân, tuy nhiên cũng có một số ít các KTV cho rằng họ chưa thực sự nhận được sự phân công phù hợp với khả năng sở trường của mình. Thực tế cho thấy không phải lúc nào các KTV cũng được sắp xếp các công việc ưa thích và đúng với sở trường của các KTV. Với đội ngũ KTV có giới hạn trong khi đó yêu cầu công việc ngày càng cao và khối lượng công việc ngày càng nhiều cho nên việc các KTV bị tăng cường hay phải đảm nhiệm các vị trí kiểm toán khác là điều rất bình thường. Do đó ban lãnh đạo KTNN khu vực VII cũng cần phải lưu ý trong việc phân công công việc để có thể sử dụng tối ưu nhất lực lượng KTV hiện có để có thể đảm bảo tốt nhất công việc được giao.

Tương tự như vầy tiêu chí về đảm bảo tính công bằng khi sắp xếp KTV giữa các tổ kiểm toán và giữa các lĩnh vực kiểm toán cũng nhận được đánh giá điểm trung bình là 3,8 và cũng có một số KTV không hài lòng với việc sắp xếp công việc của ban lãnh đạo KTNN khu vực VII. Chính vì vậy họ cho rằng công sắp xếp công việc chưa thực sự đảm bảo tính công bằng.

Công tác bố trí thời gian kiểm toán với từng loại hình đơn vị phù hợp cũng nhận được sự đánh giá tương tự với số điểm là 4,0. Có một số KTV cho rằng ban

lãnh đạo KTNN khu vực VII bố trí thời gian kiểm toán với các đơn vị được kiểm toán chửa thật sự phù hợp. Do mức độ phức tạp về hoạt động của mỗi đơn vị là khác nhau nên thời gian phân bổ cho hoạt động kiểm toán của các đơn vị đó cũng cần phải khác nhau. Tuy nhiên thực tế không phải lúc nào công tác kiểm toán cũng có thể lên kế hoạch chính xác về yêu cầu về thời gian thực hiện được. Kết quả đánh giá chuyên gia phần 3.5.1 cũng cho thấy công tác điềm tra khảo sát đối với các đơn vị được kiểm toán là chưa thực sự tốt do đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc bố trí thời gián kiểm toán đối với các đơn vị đó.

Thực hiện kiểm toán: Bước thực hiện kiểm toán được đánh giá dựa vào hệ thống chỉ tiêu đánh giá được quy định bời KTNN khu vực VII thực hiện (Bàng 3.3) chưa thực sự làm rõ được những ưu nhược điểm cụ thể của từng hoạt động do các nội dung đánh giá được gộp lại thành 3 nội dung lớn. Đối với đánh giá quy trình kiểm toán được thực hiện ở đây các hoạt động trong bước thực hiện kiểm toán được chi tiết hơn. Trong bước thực hiện kiểm toán có nội dung chính sẽ được đánh giá là đánh giá các phương pháp kiểm toán và lưu giữ hồ sơ kiểm toán, đánh giá công tác tổ chức đoàn kiểm toán, và đánh giá hoạt động kiểm soát chất lượng của hoạt động kiểm toán.

Đối với việc áp dụng phương pháp kiểm toán về cơ bản được KTNN khu vực VII thực hiện khá tốt khi tất cả các tiêu chí được đánh giá đều nhận được số điểm trung bình nằm trong mức tốt (Bảng 3.5). Tuy nhiên trong ba tiêu chí được đưa ra để đánh giá (Các phương pháp kiểm toán chung được áp dụng phù hợp với đơn vị được kiểm toán, các phương pháp - kỹ thuật nghiệp vụ áp dụng trong thu thập dữ liệu kiểm toán, và các phương pháp - kỹ thuật nghiệp vụ áp dụng trong phân tích dữ liệu kiểm toán) thì tiêu chí về phương pháp phân tích dữ liệu kiểm toán nhận được đánh giá thấp nhất. Qua đó KTNN cũng nên xem xét để có thể áp dụng những phương pháp phân tích dự liệu tiên tiến để đảm bảo hiệu quả cho hoạt động kiểm toán thu NSĐP nói riêng và hoạt đông kiểm toán nói chung.

Bảng 3.5: Đánh giá công tác thực hiện kiểm toán thu NSĐP

STT Tiêu chí ĐTB

I Đánh giá về việc áp dụng phương pháp kiểm toán và lưu giữ hồ sơ kiểm toán

10 Các phương pháp kiểm toán chung được áp dụng phù hợp với đơn vị

được kiểm toán 4,3

11 Các phương pháp - kỹ thuật nghiệp vụ áp dụng trong thu thập dữ liệu

kiểm toán 4,0

12 Các phương pháp - kỹ thuật nghiệp vụ áp dụng trong phân tích dữ liệu

kiểm toán 3,9

13 Việc lưu giữ hồ sơ kiểm toán có đảm bảo tính đầy đủ, chính xác. 3,2

II Tổ chức đoàn kiểm toán thu NSĐP

14 Mô hình tổ chức đoàn kiểm toán phân tuyến có thực sự phù hợp với

cuộc kiểm toán thu NSĐP 4,4

15

Công tác quản lý, điều hành đoàn kiểm toán đã thực sự phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Trưởng đoàn, Phó trưởng đoàn, tổ trưởng tổ kiểm toán

4,1

16

Phương thức điều hành đoàn kiểm toán NSĐP của các trưởng đoàn đã thực sự phù hợp với quy mô của ngân sách địa phương được kiểm toán.

4,0

III Hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán thu NSĐP

17 Đảm bảo tính khách quan của việc kiểm soát chất lượng kiểm toán

của đoàn kiểm toán, tổ kiểm toán 3,9

18

Việc kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán trưởng đã được thực hiện đầy đủ chức năng và đã đảm bảo ngăn chặn được những sai phạm

3,8 19 Hiệu quả của hoạt động kiểm soát của các Vụ chức năng của KTNN 4,8

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

Trong nội dung đầu tiên của bước thực hiện kiểm toán thì công tác lưu giữ hồ sơ kiểm toán cũng được đưa ra để nghiên cứu đánh giá. Kết quả điều tra về công tác này cho thấy các KTV hầu hết không đánh giá cao hoạt động này. Cụ thể số điểm đánh giá trung bình của công tác này chỉ đạt 3,2 điểm tương ứng với mức

lưu giữ các hồ sơ kiểm toán chưa đảm bảo tính đầy đủ chính xác. Chính vì vậy KTNN nói chung và những người tiến hành công tác kiểm toán thu NSĐP nói riêng cần chú ý hơn đến khâu lưu giữ hồ sơ kiểm toán này.

Đối với nội dung về tổ chức đoàn kiểm toán thu NSĐP về cơ bản được các KTV đánh giá tương đối tốt. Kết quả điều tra cho thấy tất cả các tiêu chí phản ánh nội dung tổ chức đoàn kiểm toàn đều nhận được số điểm đánh giá từ 4,0 - 4,3 (Bảng 3.5). Về cơ bản kết quả này phản ánh đúng với hiện trạng thực tế hiện nay của KTNN khu vực VII.

Trong bước thực hiện kiểm toán này thì nội dung kiểm soát chất lượng kiểm toán thu NSĐP cũng rất quan trọng. Hoạt động này trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả của mỗi cuộc kiểm toán thu NSĐP. Kết quả cụ thể cho thấy vai trò của các Vụ chức năng lại được đánh giá rất cao trong hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán này. Đa số các KTV được hỏi đều cho rằng công tác kiểm soát chất lượng của các Vụ chức năng của KTNN là rất hiệu quả. Tuy nhiên vai trò của kiểm toán trường trong kiểm soát chất lượng lại nhận được sự đánh giá thấp nhất (điểm trung bình là 3,8). Có khá nhiều các ý kiến của KTV cho rằng công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán trưởng được thực hiện chưa thực sự đầy đủ chức năng và chưa hoàn toàn đảm bảo ngăn chặn được những sai phạm. Đối với tiêu chí đảm bảo tính khách quan của việc kiểm soát chất lượng kiểm toán của đoàn kiểm toán, tổ kiểm toán có điểm đánh giá trung bình là 3,9.

Lập và phát hành báo cáo kiểm toán: Đây cũng là một bước chính trong quy trình kiểm toán do KTNN ban hành. Theo ý kiến đánh giá của các chuyên gia thì đây là bước được tiến hành tốt nhất của hoạt động kiểm toán thu NSĐP do KTNN khu vực VII thực hiện. Cụ thể các chuyên gia cho rằng công tác này được các tổ kiểm toán thực hiện đạt 93% so với mức điểm tối đa. Tuy nhiên khi tiến hành điều tra thực tế với các KTV thì kết quả lại có sự khác biệt đáng kể. Sự khác biệt này một phần do hệ thống đánh giá của KTNN khu vực VII chỉ quan tâm đến trách nhiệm công việc của từng cấp cụ thể còn đối với điểu tra với các KTV thì hoạt động cụ thể liên quan đến công tác phát hành báo cáo kiểm toán được quan tâm phân tích.

Trong 6 tiêu chí để đánh giá bước lập và phát hành báo cáo kiểm toán thì tiêu chí về tính chính xác, trung thực khách quan của đánh giá trong báo cáo kiểm toán

là nhận được sự đánh giá thấp nhất. Cụ thể điểm đánh giá của tiêu chí này chỉ đạt 3 điểm tương ứng với mức trung bình. Hơn thế nữa cũng có khá nhiều ý kiến cho rằng công tác này được thực hiện không tốt. Do đó ban lãnh đạo KTNN khu vực VII cần phải điểu tra xem xét cụ thể về sự hoài nghi này của các KTV đối với công tác đánh giá trong các báo cáo kiểm toán. Bên cạnh tiêu chí này thì tiêu chí về nội dung báo cáo kiểm toán và tiêu chí về lưu giữ tài liệu kiểm toán theo trình tự phù hợp cũng không nhận được sự đánh giá cao và cũng có nhiều ý kiến trái chiều khác nhau (Bảng 3.6).

Bảng 3.6: Đánh giá công tác lập và phát hành báo cáo kiểm toán thu NSĐP

STT Tiêu chí ĐTB

20 Báo cáo kiểm toán của đoàn kiểm toán có được lập dựa trên tổng hợp kết quả kiểm toán của tất cả các tổ kiểm toán 4,1 21 Các đánh giá trong báo cáo kiểm toán có đảm bảo tính chính xác,

trung thực khách quan 3,0

22 Nội dung báo cáo kiểm toán thu ngân sách địa phương 3,3 23 Báo cáo kiểm toán được công bố theo trình tự phù hợp 3,9 24 Phát hành báo cáo kiểm toán theo quy định của Luật KTNN 3,9 25 Lưu trữ tài liệu kiểm toán theo quy chế của KTNN 3,1

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

Tuy nhiên các công tác liên quan đến việc sử dụng kết quả của kiểm toán vào lập báo cáo, công bố báo cáo theo trinh tự phù hợp và công tác phát hành báo cáo kiểm toán nhận được sự đánh giá tương đối cao của các KTV. Cụ thể tất cả các tiêu chí này đều nhận được sự đánh giá điểm trung bình ở mức tốt (Bảng 3.6) và chỉ có một số ít ý kiến trái chiều về các hoạt động này.

Kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị của KTNN: Đây là bước cuối cùng trong quy trình kiểm toán thu NSĐP nói riêng và các hoạt động kiểm toán nói chung. Đối với công tác này không có KTV nào cho rằng các tiêu chí trong bước kiểm toán này được thực hiện chưa tốt. Cụ thể các chỉ tiêu về kiểm tra báo cáo của

là 4,0. Đối với tiêu chí liên quan đến kiểm tra thực tế và lập báo cáo kết quả kiểm tra nhận được điếm đánh giá trung bình là 4,2 điểm.

Bảng 3.7: Đánh giá công tác kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kiểm toán thu ngân sách địa phương của kiểm toán nhà nước khu vực VII (Trang 85 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)