Đánh giá của chuyên gia về quy trinh thực hiện kiểm toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kiểm toán thu ngân sách địa phương của kiểm toán nhà nước khu vực VII (Trang 81 - 85)

5. Kết cấu của luận văn

3.5.1. Đánh giá của chuyên gia về quy trinh thực hiện kiểm toán

Hằng năm quy trình hoạt động kiểm toán của KTNN khu vực VII cũng được tiến hành kiểm tra đánh giá. Tuy nhiên hoạt động đánh giá này được thực hiện chưa thực sự đồng bộ và hiệu quả. Đối với bảng tiêu chuẩn đánh giá về quy trình thực hiện kiểm toán được lấy từ hướng dẫn đánh giá của KTNN khu vực VII. Tuy nhiên việc người tham gia đánh giá được lựa chọn cẩn thận và phù hợp với hoạt động kiểm toán thu NSĐP. Tại phần này tác giả lựa chọn 15 chuyên gia là những KTV chính và những tổ trưởng tổ kiểm toán của các hoạt động kiểm toán Thu NSĐP và đồng thời các thành viên trong ban lãnh đạo và bộ phận kiểm soát cũng được tiến hành phỏng vấn. Đây cũng chính là thành phần thường xuyên tham gia vào đánh giá các hoạt động kiểm toán chung do KTNN khu vực VII thực hiện.

Về quy trình thực hiên kiểm toán thu NSĐP được chia ra làm 4 bước giống như một cuộc kiểm toán thông thường khác. Tuy nhiên giới hạn của nội dung đánh giá chỉ là của những hoạt động kiểm toán thu NSĐP do các nhóm KTV thực hiện vào năm 2015. Thực tế các đánh giá của các chuyên gia phần lớn dựa trên những báo cáo kiểm toán do các tổ kiểm toán thiết lập và gửi về, ngoài ra một số chuyên gia cũng đã có kinh nghiệm thực tế tiến hành kiểm toán ở một số địa phương nên do đó họ cũng có những đánh giá trực quan tương đối chính xác về hoạt động kiểm toán thu NSĐP.

Kết quả đánh giá về quy trình của hoạt động kiểm toán thu NSĐP được mô tả chi tiết tại Bảng 3.3. Thang điểm đánh giá quy trình kiểm toán được tính bằng thang điểm 100. Trong đó điểm đánh giá tối đa cho mỗi bước kiểm toán là 20 điểm

Bảng 3.3: Kết quả đánh giả của các chuyên gia

Các bước trong quy trình kiểm toán thu NSĐP ĐTC ĐĐG %

A Chuẩn bị kiểm toán 20 17,1 85.5

1 Quyết định kiểm toán; 2 2 100.0

2

Khảo sát, thu thập thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ, tình hình tài chính và các thông tin có liên quan về đơn vị được kiểm toán;

6 4.9 81.7

3 Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và các thông tin đã thu

thập về đơn vị được kiểm toán; 2 1.4 70.0

4 Xác định trọng yếu và rủi ro kiểm toán; 2 1.7 85.0

5 Lập và xét duyệt kế hoạch kiểm toán của Đoàn kiểm toán; 2 1.8 90.0

6 Xét duyệt và ban hành kế hoạch kiểm toán; 2 1.8 90.0

7 Phổ biến quyết định, kế hoạch kiểm toán và cập nhật kiến

thức cho thành viên Đoàn kiểm toán; 2 1.7 85.0

8 Chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho Đoàn kiểm toán. 2 1.8 90.0

B Thực hiện kiểm toán 40 34.5 86.3

1 Công bố quyết định kiểm toán; 5 4.8 96.0

2 Tiến hành kiểm toán; 30 25.2 84.0

3 Lập báo cáo kiểm toán và thông báo kết quả kiểm toán. 5 4.5 90.0

C Lập và phát hành báo cáo kiểm toán 20 18.7 93.5

1 Lập báo cáo kiểm toán; 5 4.3 86.0

2 Kiểm toán trưởng xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán; 4 3.7 92.5

3 Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước xét duyệt dự thảo báo cáo

kiểm toán; 4 3.9 97.5

4

Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán Nhà nước khu vực hoàn thiện dự thảo báo cáo kiểm toán, lấy ý kiến tham gia của đơn vị được kiểm toán, thông báo kết quả kiểm toán;

2 1.8 90.0

5 Phát hành báo cáo kiểm toán. 5 5 100.0

D Kiểm tra việc thực hiện kết luận kiến nghị của KTNN 20 18.3 91.5

1 Đơn vị được kiểm toán báo cáo bằng văn bản kết quả thực

hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán; 10 8.8 88.0

2

Tổ chức kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán và tổ chức, cơ quan đơn vị có liên quan.

10 9.5 95.0

100 89 89.0

Các bước chuẩn bị kiểm toán được chia ra làm nhiều nội dung yêu cầu thực hiện khác nhau. Trong đó điểm tối đa quy định của mỗi nội dung được quy định tại cột điểm tiêu chuẩn (ĐTC), và điểm đánh giá trung bình của các chuyên gia được tác giả tỉnh toán và liệt kê tại cột điểm đánh giá (ĐĐG), và cột cuối cùng là so sánh giữa điểm thực tế và điểm tiêu chuẩn để có thể biết được mức độ hoàn thành nhiệm vụ của hoạt động kiểm toán thu NSĐP của KTNN khu vực VII.

Chuẩn bi kiểm toán: Kết quả Bảng 3.3 cho thấy bước chuẩn bị kiểm toán nhận được sự đánh giá thấp nhất trong các bước của quy trình kiểm toán.Về điểm đánh giá trung bình của các chuyên gia thì bước chuẩn bị kiểm toán nhận được 17,1 điểm trên tổng số 20 điểm tối đa đạt 85.5% đạt mức khá theo tiêu chuẩn đánh giá của KTNN (Dưới 50 điểm: Không đạt yêu cầu; 51-70 điểm: Loại trung bình; 71-90 điểm: Loại khá; 91-100 điểm: Loại tốt). Trong các nội dung công việc chuẩn bị kiểm toán thì nội dung công việc liên quan đến đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và các thông tin đã thu thập về đơn vị được kiểm toán nhận được sự đánh giá thấp nhất của các chuyên gia. Cụ thể tiêu chí này chỉ nhận được số điểm đánh giá là 1,4/2 điểm đạt 70% so với mức tối đa. Thực tế tiêu chí này phản ánh đúng với thực trạng của hoạt đông kiểm toán thu NSĐP của KTNN khu vực VII. Đây là tiêu chí rất quan trọng đòi hỏi các KTV phải tìm hiểu các thông tin liên quan đến các đơn vị được kiểm toán một cách chích xác và cụ thể để làm cơ sở cho các hoạt động kiểm toán sau này được diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên tiêu chí này thông thường được các KTV tìm hiểu chưa thực sự chi tiết. Về cơ bản nội dung công việc này được các kế toán tìm hiểu và điều tra theo kênh thông tin nội bộ của KTNN khu vực VII hoặc có thể tìm hiểu qua các công văn do các đơn vị đó gửi lên. Chính vì vậy nên độ tin cậy của tiêu chí này chưa thực sự cao. Cũng tương tự như vậy tiêu chí liên quan đến khảo sát, thu thập thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ, tình hình tài chính và các thông tin có liên quan về đơn vị được kiểm toán cũng không nhận được sự đánh giá cao từ các chuyên gia. Cụ thể tiêu chí này cũng chỉ đạt 81% so với mức điểm cao nhất dành cho tiêu chí này. Đây là một tiêu chí được đánh giá là quan trọng nhất trong bước chuẩn bị kiểm toán vì nó nhận được trọng số

điểm cao nhất trong 8 tiêu chí đưa ra. Tiêu chí này là tiêu chí duy nhất được đánh giá 6 điểm trong đó các tiêu chí khác trong bước đầu tiên này chỉ là 2 điểm. Chính vì tiêu hai tiêu chí liên quan đến thu thập và khảo sát thông tin từ các đơn vị được kiểm toán chưa được thực hiện tốt dẫn đến kết quả chung của bước này bị kéo xuống thấp. Nhìn chung kết quả thực hiện các nội dung trong bước chuẩn bị kiểm toán đều đạt mức khá.

Thực hiện kiểm toán: Đây là bước quan trọng nhất trong quy trình kiểm toán toán nói chung và kiểm toán thu NSĐP nói riêng. Bước này có ba nội dung chính bao gồm công bố quyết định kiểm toán, tiến hành kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán. Trong ba nội dung trong thực hiện kiểm toán thì nội dung tiến hành kiểm toán được cho là nội dung chủ đạo khi nó chiếm đến 30 điểm trong tổng số 40 điểm của bước thực hiện kiểm toán. Nội dung thực hiện kiểm toán thực tế bao gồm rất nhiều những hoạt động nhỏ có liên quan khác, tuy nhiên trong hệ thống đánh giá quy trình kiểm toán của KTNN khu vực VII lại không được làm rõ. Chính vì vậy để có thể hiểu rõ hơn về những hoạt động cụ thể của các bước kiểm toán thì Luận văn này cũng được bố trí thêm phần nội dung đánh gia quy trình kiểm toán của các KTV với mục đích sẽ làm rõ hơn về thực trạng của hoạt động kiểm toán thu NSĐP của KTNN khu vực VII.

Về kết quả của chuyên gia cho bước thực hiện kiểm toán được trình bày trong bảng 3.3, bước thực hiện kiểm toán nhận được số điểm trung bình là 34,5/40 điểm tương ứng với mức 86,2% so với số điểm cao nhất. Cụ thể hoạt động công bố quyết định kiển toán nhận được đánh giá cao nhất của các chuyên gia. Hoạt động này nhận được số điểm đánh giá trung bình của các chuyên gia là 4,8/5 điểm tương ứng với mức 96% so với mức điểm cao nhất tương ứng với loại tốt trong thang điểm đánh giá. Thứ hai là tiêu chí lập báo cáo kiểm toán và thông báo kết quả kiểm toán. Hoạt động nay nhận được sự đánh giá của các chuyên gia ở mức độ khá với số điểm trung bình là 4,5/5 điểm tương ứng với 90%. Còn đối với hoạt động chính trong bước này là tiến hành kiểm toán, hoạt động này nhận được sự đánh giá 25,2/30 điểm tương ứng với mức 84% so với điểm tối đa và cũng đạt mức độ khá.

Qua đó ta thấy hoạt động này chưa thật sự tốt và cần phải tìm ra nguyên nhân nào dẫn đến việc điểm đánh giá của các chuyên gia lại chỉ ở mức khá.

Hai bước cuối cùng trong quy trình kiểm toán đều được gắn trọng số 20% trong quy trình kiểm toán. Về kết quả đánh giá trung cả hai bước này đã được KTNN khu vực VII thực hiện khá tốt. Cụ thể ca hai bước đều nhận được số điểm trên 91% so với số điểm tối đa và tương ứng với loại tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kiểm toán thu ngân sách địa phương của kiểm toán nhà nước khu vực VII (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)