Tổ chức hệ thống thông tin, hồ sơ kiểm toán chung liên quan đến quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kiểm toán thu ngân sách địa phương của kiểm toán nhà nước khu vực VII (Trang 100 - 101)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.1. Tổ chức hệ thống thông tin, hồ sơ kiểm toán chung liên quan đến quản lý

pháp cụ thể có thề được thực hiện bao gồm ở những nội dung dưới đây:

4.2.1. Tổ chức hệ thống thông tin, hồ sơ kiểm toán chung liên quan đến quản lý thu NSĐP thu NSĐP

Phạm vi kiểm toán các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của KTNN khu vực VII đã được Tổng Kiểm toán Nhà nước phân giao ổn định. Do vậy để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu thập thông tin phục vụ cho hoạt động kiểm toán NSĐP nói chung và kiểm toán thu NSĐP trong các cuộc kiểm toán NSĐP nói riêng, KTNN khu vực VII cần chủ động tổ chức hệ thống thông tin về các tỉnh, thành phố thuộc phạm vi quản lý và tổ chức cập nhật thường xuyên công tác quản lý tài chính, ngân sách, kế toán của đơn vị được kiểm toán. Việc thiết lập hệ thống thông tin về các tỉnh, thành phố và thường xuyên được cập nhật sẽ giúp Kiểm toán Nhà nước khu vực nắm được kịp thời diễn biến, thay đổi của đơn vị được kiểm toán, và đặc biệt là giảm bớt thời gian, chi phí cho hoạt động khảo sát nhưng vẫn có đầy đủ thông tin để lập kế hoạch kiểm toán sát thực.

Các thông tin cơ bản cần thiết lập đối với một tỉnh là:(1) Cơ cấu tổ chức các đơn vị trong tỉnh, bao gồm như: Danh mục các huyện, xã, đơn vị hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp các thành phần kinh tế;- Cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động của các đơn vị tài chính tổng hợp: Sở Tài chính, Cục Thuế, Cục Hải quan, Kho bạc Nhà nước, Sở Kế hoạch và Đầu tư...(2) Hệ thống các văn bản trong lĩnh vực quản lý tài chính, ngân sách, kế toán. (3) Văn bản về tình hình thực hiện ngân sách hàng năm: Nghị quyết của Hội đồng nhân dân về dự toán, quyết toán ngân sách, điều chỉnh dự toán, về tổ chức thực hiện ngân sách; Quyết định của Uỷ ban nhân dân về giao dự toán cho các đơn vị, điều chỉnh dự toán, các văn bản về quản lý điều hành ngân sách; Số liệu về tình hình thực hiện dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách...(4) Thông tin về kế hoạch kiểm tra của các đơn vị thanh tra, kiểm tra nội bộ tỉnh, như Thanh tra nhà nước, Thanh tra Sở Tài chính, Thanh tra Cục thuế, Thanh tra Cục Hải quan...

Ngoài các thông tin cơ bản như trên thì đối với lĩnh vực kiểm toán thu NSĐP của các địa phương các thông tin cần thiết lập theo dõi còn bao gồm:

- Các quy định riêng có của địa phương trong quản lý các khoản thu của NSNN. - Thông tin về tình hình tài chính của các đối tượng nộp thuế trên địa bàn. - Số lượng, mục đích các dự án được giao đất, cho thuê đất đang triển khai hoặc mới phát sinh hàng năm.

- Số liệu chi tiết phát sinh hàng năm (theo từng đối tượng) về: các khoản thuế được miễn giảm; số thuế được giãn nộp; số thuế được hoàn...;

- Tổng hợp số liệu nợ đọng thuế qua từng năm của các đơn vị, các cấp ngân sách (nợ có khả năng thu, nợ không có khả năng thu, nợ chờ xử lý);

- Các đơn vị đã thự hiện kiểm toán trong lần kiển toán những năm trước. - Tình hình giám sát của HĐND các cấp trong lĩnh vực thu NSĐP, tổng hợp các kết quả thực hiện các kết luận, kiến nghị của KTNN những năm trước...

Để có được hệ thống thông tin kịp thời, đầy đủ, Kiểm toán Nhà nước cần xây dựng cơ chế phối hợp với Hội đồng nhân dân các tỉnh, các đơn vị có liên quan của tỉnh để được cung cấp, cập nhật thông tin kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kiểm toán thu ngân sách địa phương của kiểm toán nhà nước khu vực VII (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)