Căn cứ và định hướng của giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kiểm toán thu ngân sách địa phương của kiểm toán nhà nước khu vực VII (Trang 96 - 99)

5. Kết cấu của luận văn

4.1. Căn cứ và định hướng của giải pháp

4.1.1. Định hướng về tổ chức công tác kiểm toán ngân sách địa phương tại Kiểm toán Nhà nước khu vực VII

Để đổi mới và phát triển thích nghi với tình hình của đất nước, phù hợp với yêu cầu ngày càng cao về chất lượng kiểm toán của KTNN, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ hỗ trợ HĐND quản lý và giám sát NSĐP. Việc hoàn thiện tổ chức công tác kiểm toán tại KTNN khu vực VII cần phải được áp dụng đồng bộ các giải pháp trên tất cả các khâu của quy trình kiểm toán NSĐP, cần thay đổi chính sách cán bộ và phát huy tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán. Trên cơ sở đó, trong những năm tới cần tập trung theo các vấn đề chủ yếu sau đây:

Hoàn thiện bộ máy tổ chức: Theo chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020, mục tiêu phát triển KTNN là "Nâng cao năng lực hoạt động, hiệu lực pháp lý, chất lượng và hiệu quả hoạt động của KTNN như một công cụ hữu hiệu của Nhà nước trong kiểm tra, giám sát quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; Xây dựng KTNN có trình độ chuyên nghiệp cao, từng bước hiện đại, trở thành cơ quan kiểm tra tài chính công có trách nhiệm và uy tín, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế”. Theo định hướng phát triển chung của ngành, KTNN khu vực VII tập trung đang tăng thêm nguồn nhân lực có chất lượng, kiểm toán các dự án quan trọng trên địa bàn khu vực, ngoài việc kiểm toán tuân thủ sẽ lồng kiểm toán hoạt động nhằm đánh giá một cách cụ thể hơn trong lĩnh vực kiểm toán NSĐP. Hơn chục năm đi vào hoạt động, qua công tác kiểm toán cho thấy việc quản lý và sử dụng ngân sách tại các địa phương trong khu vực còn nhiều sai sót, tồn tại cần phải được chấn chỉnh, khắc phục như đã nêu trong phần thực trạng ở chương 2 vì vậy việc hoàn thiện tổ chức công tác kiểm toán phải gắn liền với hoàn thiện tổ chức cơ quan KTNN khu vực VII theo hướng chuyên nghiệp, tập trung nâng cao năng lực kiểm toán, đảm bảo tính độc lập, khách quan trong thực thi nhiệm vụ kiểm toán.

Đổi mới hoạt động kiểm toán NSĐP đảm bảo thích ứng với yêu cầu cải cách hành chính công đi đôi với nâng cao tính tự chịu trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý và sử dụng NSNN. Các cuộc kiểm toán NSĐP trong phải nâng cao chất lượng, có chiều sâu và phản ánh bản chất tình hình thực tế. Việc tăng cường năng lực kiểm toán để đảm bảo kiểm toán thường xuyên hàng năm các tỉnh theo quy định của Luật NSNN nhằm xác nhận báo cáo quyết toán và cung cấp thông tin cho HĐND hàng năm. Tăng quy mô mẫu kiểm toán nhất là các cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng NSNN với quy mô lớn. Tập trung kiểm toán việc quản lý và sử dụng NSNN và nâng cao chất lượng kiểm tra, phân tích, đánh giá dự toán NSNN.

Đối với bước chuẩn bị kiểm toán:

Nâng cao chất lượng tổ chức khảo sát lập kế hoạch kiểm toán:Lập kế hoạch kiểm toán là bước khởi đầu của bất kể một cuộc kiểm toán nào. Mức độ hoàn thành của Đoàn kiểm toán, tổ kiểm toán, KTV phụ thuộc rất nhiều vào kế hoạch kiểm toán. Có nhiều nhận xét rằng trong tất cả các giai đoạn của một cuộc kiểm toán thì giai đoạn lập kế hoạch là giai đoạn đang còn nhiều hạn chế nhất của một cuộc kiểm toán. Trong công tác tổ chức khảo sát lập kế hoạch kiểm toán cần bố trí những KTV có trình độ, kinh nghiệm để thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời tổ chức công tác phân tích thông tin tốt sau khi thu thập được cơ sở dữ liệu nhằm nâng cao chất lượng khảo sát kiểm toán.

Thực hiện phân công nhân sự phù hợp nhiệm vụ kiểm toán: Trong phân công nhiệm vụ kiểm toán phải gắn liền với việc xác định mục tiêu, nội dung kiểm toán, phù hợp với tiến trình đổi mới quản lý hệ thống NSNN theo hướng đẩy mạnh phân cấp quản lý ngân sách. Hạn chế tối đa việc trùng phạm vi kiểm toán giữa các tổ kiểm toán, chỉ đạo phối hợp tốt giữa các tổ kiểm toán trong các cơ quan quản lý tổng hợp như cơ quan Tài chính, Cục thuế để khai thác đầy đủ, 69 chính xác thông tin phục vụ cho công tác tổng hợp, phân tích và nâng cao hiệu quả công tác kiểm toán. Phân công nhiệm vụ kiểm toán gắn với chức năng hoạt động của KTNN và bao quát các đối tượng kiểm toán NSNN theo hướng chuyên môn hóa trong trung hạn. Áp dụng chuyên môn kiểm toán phải đảm bảo tính chuyên nghiệp và gắn với các ứng dụng tin học trong kiểm toán và nâng cao công tác giám sát chất lượng

kiểm toán. Tuy nhiên, trong công tác bố trí nhân sự cho các Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán còn chưa phù hợp.

Tăng cường công tác quản lý đối với công tác kiểm toán: Muốn thực hiện được nội dung này đòi hỏi công tác điều hành tổ chức hoạt động của Đoàn kiểm toán, tổ kiểm toán cần phải phát huy cao tinh thần trách nhiệm, đảm bảo hoạt động đúng nguyên tắc đi vào nề nếp, phát hiện và xử lý nghiêm minh các trường hợp vị phạm. Mặc dù KTNN đã ban hành quy chế hoạt động của đoàn kiểm toán, tuy nhiên Kiểm toán trưởng cần có biện pháp hữu hiệu kiểm tra, giám sát việc triển khai, thực hiện quy chế của Đoàn kiểm toán, tổ kiểm toán.

Đối với kiểm toán viên: Cần xây dựng quy chế, chế tài cụ thể để đưa việc học tập thành một nhiệm vụ quan trọng của đơn vị, nhăm tăng cường ý thức học tập nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên rèn luyện bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp. Để có một đội ngũ KTV có đủ trình độ chuyên môn, có bản chất chính trị đáp ứng với yêu cầu và nhiệm vụ được giao là nhiệm vụ quan trọng cấp bách hiện nay, KTNN khu vực VII cần đào tạo KTV theo đúng chuyên ngành theo đúng trình độ chuyên môn của KTV, không đào tạo mang tính chất hình thức.

Về hồ sơ mẫu biểu kiểm toán: Do KTNN chưa quy định mẫu biên bản kiểm toán thống nhất khi thực hiện kiểm toán tại các cơ quan quản lý tổng hợp của địa phương như Sở tài chính, Cục thuế, KBNN nên cần nghiên cứu, hoàn thiện phù hợp để dễ khai thác từ các hồ sơ mẫu biểu báo cáo của các Bộ, ngành.

Tăng cường phối hợp với Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân các địa phương: Mối quan hệ giữa của KTNN với UBND và HDND các địa phương là mối quan hệ hai chiều, tương hỗ để cùng nhau thực hiện được mục tiêu nâng cao tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực và kỷ cương trong quá trình quản lý và sử dụng tiền, tài sản nhà nước tại các địa phương; phát hiện, ngăn chặn các hành vi tham nhũng, vi phạm pháp luật. Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa KTNN khu vực với HĐND và UBND các tỉnh phụ trách trong việc thẩm tra, quyết định và giám sát ngân sách địa phương. Cụ thể hóa quy chế phối hợp qua công tác cung cấp số liệu kiểm toán, phối hợp trong công tác kiểm toán cũng như xử lý các vấn đề khác có liên quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kiểm toán thu ngân sách địa phương của kiểm toán nhà nước khu vực VII (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)