Công tác thực hiện kiểm toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kiểm toán thu ngân sách địa phương của kiểm toán nhà nước khu vực VII (Trang 42 - 46)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Công tác thực hiện kiểm toán

Về thời gian: Khi tiến hành kiểm toán chi tiết KTNN khu vực VII thường chia thành 2 đợt gồm: Đợt 1 kiểm toán ngân sách cấp huyện, xã của các địa phương được kiểm toán (do 2 nhóm Nhóm kiểm toán Thu NSĐP và Nhóm kiểm toán chi thường xuyên thực hiện); Đợt kiểm toán tại các đơn vị dự toán (do nhóm kiểm toán chi thường xuyên thực hiện), các Ban quản lý dự án (do nhóm kiểm toán chi đầu tư XDCB thực hiện) và các doanh nghiệp Nhà nước (do nhóm kiểm toán Thu NSĐP thực hiện)

Đối với kiểm toán tổng hợp: Hiện nay kiểm toán tổng hợp thường tập trung vào cuối mỗi đợt kiểm toán. Thường có 03 tổ kiểm toán tổng hợp, mỗi tổ có từ 2 -3 kiểm toán viên mà nòng cốt là các kiểm toán viên có kinh nghiệm (tổ kiểm toán tổng hợp thu ngân sách; tổ kiểm toán tổng hợp chi thường xuyên; tổ kiểm toán tổng hợp chi đầu tư XDCB) thực hiện kiểm toán tổng hợp tại các cơ quan quản lý tài chính tổng hợp như: Sở tài chính, Kho bạc Nhà nước, Cục thuế,Sở kế hoạch và đầu tư.

Công tác kiểm toán tổng hợp thu NSĐP tại các đơn vị tài chính tổng hợp của địa phương thường được tiến hành vào thời gian cuối của mỗi cuộc kiểm toán và do 3-4 kiểm toán viên có kinh nghiệm thực hiện với thời gian khoảng từ 15-20 ngày. Kiểm toán tổng hợp thu NNN trong các cuộc kiểm toán NSĐP thường được tiến hành tại các cơ quan tài chính tổng hợp như Cục thuế, Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh nội dung kiểm toán chủ yếu gồm những hoạt đông chính dưới đây.

Kiểm toán công tác lập và giao dự toán thu NSĐP của tỉnh (của cơ quan tài chính, thuế): Kiểm toán viên thu thập các thông tin liên quan đến việc lập và giao dự toán thu NSĐP, sử dụng các phương pháp kiểm toán phân tích, cân đối, đối chiếu, so sánh để đánh giá việc tuân thủ pháp luật, các quy định của cấp trên (như trình tự, thời gian, thủ tục) trong việc lập và giao dự toán; đánh giá sự hợp lý trong việc xây dưng các chỉ tiêu dự toán thu ngân sách.

Ví dụ như: Việc xây dựng dự toán thu nội địa của tỉnh và 3/4 huyện được kiểm toán (Mường Nhé, Tủa Chùa, Điện Biên Đông) chưa đảm bảo tỷ lệ tăng tối thiểu từ 17-19% so với ước thực hiện năm 2014 (KTNN khu vực VII, 2015).

Xây dựng dự toán năm 2015 (không kể thu sử dụng đất) chưa đảm bảo tỷ lệ tăng tối thiểu 17-19% so với ước thực hiện năm 2014 (chỉ tăng 12%); Việc xây dựng dự toán năm 2016 của 4/5 huyện được kiểm toán rất thấp (dưới 100%) so với ước thực hiện năm 2015 (TP Việt Trì xây dựng dự toán chỉ bằng 77%, huyện Đoan Hùng 84%, huyện Hạ Hòa 92%, huyện Lâm Thao 99% so với ước thực hiện 2011), chưa theo đúng hướng dẫn tại Công văn số 840/TC-QLNS của Sở Tài chính hướng dẫn xây dựng dự toán NSĐP năm 2016 (KTNN khu vực VII, 2015).

Đánh giá tình hình thực hiện thực hiện dự toán thu NNN của cơ quan tài chính, thuế: thông qua các báo cáo tổng hợp và chi tiết các khoản thu NSĐP kiểm toán viên sử dụng các phương pháp kiểm toán phân tích, cân đối, đối chiếu, so sánh, giải trình của nhà quản lý để xác định, đánh giá nguyên nhân việc thực hiện dự toán đạt, không đạt dự toán thu NSĐP do trung ương (Bộ Tài chính) giao và dự toán do địa phương (HĐND tỉnh giao).

Ví dụ như: Có 11/13 khoản thu đạt và vượt dự toán TW và tỉnh giao, chủ yếu ở các khoản thu chiếm tỷ trọng lớn nhưng có tính ổn định không cao như: Thu từ DNNN do TW quản lý (154%) là thu từ các đơn vị đang xây dựng Nhà máy thủy điện Lai Châu; Thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (144%) chủ yếu của các doanh nghiệp xây lắp các công trình xây dựng, giao thông, thuỷ điện trên địa bàn. Nguyên nhân số thu vượt cao so với DTTW giao đầu (48,6%) do công tác lập dự toán thu chưa sát, chưa dự báo khả hết năng thu từ thu hồi nợ thuế, thu thuế GTGT vãng lai của các doanh nghiệp ngoài tỉnh đang xây dựng các công trình trên địa bàn." (KTNN khu vực VII, 2015).

Kiểm tra, đánh giá sự tuân thủ pháp luật và những quy định trong việc tổ chức thu các khoản thu của NSĐP: thông qua việc kiểm tra chọn mẫu các hồ sơ, các tài liệu do các đơn vị cung cấp, các kiểm toán viên đánh giá công tác quản lý thu của cơ quan thuế, tài chính và việc chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của các đối tượng nộp thuế trên một số mặt:

(1) Việc ban hành các văn bản quy định về công tác quản lý thu của các cơ quan Nhà nước có đúng thẩm quyền, phù hợp với các quy định của pháp luật không?

Ví dụ tại huyện Than Uyên chưa trích nộp vào NSĐP 10% phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng theo qui định tại Thông tư 176/2011/TT-BTC ngày 06/12/2011 của Bộ Tài chính, số tiền 151,4 Triệu đồng. Nguyên nhân do tỉnh đang thực hiện theo hướng dẫn 155/UBND-XD ngày 01/03/2011 của UBND tỉnh Lai Châu: số thu phí thẩm định dự án đầu tư (100%) được phân bổ cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định Dự án đầu tư và là 75%; cơ quan tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở được hưởng 25% (KTNN khu vực VII, 2015).

Tại điểm 4 Công văn số 18/CT-KTNB ngày 11/01/2015 Cục thuế qui định không tính thuế thu nhập cá nhân đối với việc cấp hoá đơn lẻ cho các trường hợp cho thuê mặt bằng là chưa đúng Điều 6 Thông tư 62/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 của Bộ Tài chính dẫn đến các Chi cục thuế huyện chưa tính thuế TNCN đối với các trường hợp này.

(2) Đánh giá việc tuân thủ quy trình quản lý thu thuế, phí theo Luật quản lý thuế đối với một số từng lĩnh vực: Việc Kê khai thuế, quyết toán thuế của người nộp thuế có đúng thời gian, nội dung và có đúng thực tế phát sinh không (thông qua việc đối chiếu với sổ kế toán, BCTC của các đối tượng nộp thuế; Việc hoàn thuế, miễn giảm thuế có đúng quy trình không? Việc quản lý nợ thuế như thế nào, nguyên nhân của tình trạng nợ thuế; đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế đối với người nộp thuế.

Kết quả cụ thể của công tác kiểm tra thuế tại bàn của cơ quan thuế chưa tốt, một số trường hợp chưa phát hiện được sự chênh lệch về số liệu giữa tờ khai thuế GTGT, quyết toán thuế TNDN, TNCN với Báo cáo tài chính của đơn vị.... Một số hồ sơ của đoàn thanh tra ghi chép chưa cụ thể về nội dung và kết quả làm việc, có Biên bản thanh tra giải thích nguyên nhân tăng, giảm không cụ thể để làm căn cứ xác định hành vi vi phạm của người nộp thuế, có 6/20 hồ sơ không xác định thời điểm phát sinh nghĩa vụ thuế GTGT phải nộp, có 14/20 hồ sơ chưa tính phạt chậm nộp, công tác kế toán của doanh nghiệp còn hạn chế, hạch toán doanh thu, chi phí chưa đúng kỳ kế toán dẫn đến tính sai kết quả hoạt động SXKD (Công ty Cấp nước

Phú Thọ, Công ty CP Xi măng Phú Thọ). Một số đơn vị áp giá tính thuế Tài nguyên không đúng quy định (Công ty CP ĐT và XD HUD-ICC, Công ty CP Xi măng Phú Thọ); Các công ty TNHH Tuấn Linh, Công ty TNHH XD và TM Sao Vàng chưa kê khai đủ doanh thu và thuế GTGT của hoạt động xây lắp (510 Triệu đồng). Công ty cổ phần Cường Thịnh (huyện Hạ Hoà) hoàn thuế GTGT trong thời gian dài, số lượng lớn nhưng nhiều năm cơ quan thuế chưa kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế; Việc tính tiền sử dụng đất tại một số dự án chưa đúng quy định: Dự án đường Nguyễn Du và hạ tầng hai bên đường Nguyễn Du: chưa được xác định lại nghĩa vụ tài chính đối với diện tích đất giao nhà đầu tư kinh doanh khi tỉnh quyết định điều chỉnh quy hoạch với diện tích đất kinh doanh tăng lên là 35.539 m2, số tiền sử dụng đất tăng do điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất, đơn vị chậm nộp vào NSĐP là 41.003 Triệu đồng; Dự án đường Hòa Phong kéo dài C9-E7: Chưa được xác định lại nghĩa vụ tài chính đối với diện tích đất giao nhà đầu tư kinh doanh khi tỉnh quyết định điều chỉnh quy hoạch với diện tích đất kinh doanh tăng lên 11.667,5 m2, số tiền sử dụng đất tăng do điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất, đơn vị chậm nộp vào NSĐP là 23.053 Triệu đồng; Về thu tiền thuê đất: Đối chiếu số liệu tổng hợp diện tích đất đã giao cho các tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh thì hết năm 2012 tỉnh cho các tổ chức kinh tế thuê đất diện tích là 113.395.905 m2 nhưng cơ quan thuế mới lập bộ theo dõi thu 82.956.587 m2, chênh lệch 30.439.318 m2 chưa được cơ quan thuế quản lý thu tiền thuê đất. Kiểm tra 05 hồ sơ thu tiền thuê đất thì có 2/5 hợp đồng thuê đất không xác định đơn giá thuê đất, cơ quan thuế tạm tính theo khung giá đất hàng năm do UBND tỉnh quyết định; Nợ thuế có chiều hướng gia tăng, nợ cuối năm 2012: 59.420 Triệu đồng, tăng 20% so với cuối năm 2011, bằng 16% số thu trong năm (không đạt chỉ tiêu của Tổng cục thuế < 5%), các khoản nợ khó thu, nợ quá hạn trên 90 ngày đều tăng so với năm 2015. Cơ quan thuế đã áp dụng nhiều biện pháp thu nợ song hiệu quả chưa cao; Kiểm tra việc cấp mã số thuế tại các huyện thì hầu hết các Chi cục thuế chưa phối hợp chặt chẽ với phòng Tài chính để quản lý người nộp thuế mới ra kinh doanh và nghỉ kinh doanh (tại 4/5 huyện: số hộ mới ra kinh doanh cơ quan thuế quản lý thấp hơn số hộ được cấp GCNĐKKD 491 hộ

Kiểm tra việc hạch toán các khoản thu NSĐP; việc thực hiện điều tiết các khoản thu, việc ghi thu, ghi chi các khoản thu để lại chi quản lý qua NSĐP: kiểm toán viên căn cứ vào báo cáo tổng hợp và chi tiết quyết toán thu NSĐP và các quy định của trung ương, địa phương để đánh giá các nội dung này. Ví dụ như tại Thị xã Lai Châu còn điều tiết thu phí chợ chưa đúng phân cấp, số tiền 146 Triệu đồng (NS thị xã hưởng nhưng đang điều tiết về xã phường).

Kiểm tra, đánh giá tính đúng đắn, trung thực của Báo cáo quyết toán thu NSĐP: kiểm toán viên sử dụng phương pháp đối chiếu, phân tích số liệu tổng hợp và chi tiết các khoản thu ngân sách do các cơ quan thuế, tài chính, KBNN lập để đánh giá tính trung thực của Báo cáo quyết toán thu NSĐP của địa phương

Đánh giá hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý thuế: dựa trên các kết quả kiểm toán tại các nội dung trên để đánh giá hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý thuế của địa phương.

Đối với thực hiện kiểm toán chi tiết: Phân ra thành 3 nhóm kiểm toán chủ yếu đó là: Nhóm kiểm toán Thu NSĐP (thông thường có 1 tổ kiểm toán); Nhóm kiểm toán chi thường xuyên (thông thường có từ 1 đến 2 tổ kiểm toán); Nhóm kiểm toán chi đầu tư XDCB (thông thường có 1 tổ kiểm toán).

Kiểm toán chi tiết tại các doanh nghiệp Nhà nước yêu cầu phải tuân thủ những nguyên tắc sau: Kiểm toán tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính năm N của doanh nghiệp; Kiểm toán tính tuân thủ pháp luật trong việc thực hiện nghĩa vụ với NSĐP; tuân thủ các chế độ chính sách về tài chính, kế toán và các chính sách khác của nhà nước đối với doanh nghiệp; Đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong việc quản lý, sử dụng tiền và tài sản của nhà nước tại doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kiểm toán thu ngân sách địa phương của kiểm toán nhà nước khu vực VII (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)