Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH de man son​ (Trang 38)

2.3.5.1 Khái niệm

- Thuế TNDN là một loại thuế trực thu đánh vào lợi nhuận cảu doanh nghiệp.

- Chi phí thuế TNDN là số thuế TNDN phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế TNDN hiện hành.

2.3.5.2 Quy định về kế toán chi phí thuế TNDN.

- Hàng quý, kế toán căn cứ vào chứng từ nộp thuế TNDN để ghi nhận số thuế TNDN tạm phải nộp vào chi phí thuế TNDN. Cuối năm tài chính, căn cứ vào tờ khai quyết toán thuế, nếu số thuế TNDN tạm phải nộp trong năm nhỏ hơn số phải nộp trong năm đó, kế toán ghi nhận số thuế TNDN phải nộp thêm vào chi phí thuế TNDN. Trường hợp, số thuế TNDN tạm phải nộp trong năm lớn hơn số phải nộp của năm đó, kế toán phải ghi giảm chi phí thuê TNDN là số chênh lệch giữa số thuế TNDN tạm phải nộp trong năm lớn hơn số phải nộp.

- Trường hợp, phát hiện sai sót không trọng yếu liên quan đến khoản thuế TNDN phải nộp của các năm trước, doanh nghiệp được hạch toán tăng (hoặc giảm) số thuế TNDN phải nộp của các năm trước vào chi phí thuế TNDN của năm phát hiện sai sót.

- Đối với các sai sót trọng yếu, kế toán điều chỉnh hồi tố.

- Khi lập Báo cáo tài chính, kế tóan phải kết chuyển chi phí thuế TNDN phát sinh vào tài khoản 911- “Xác định kết quả kinh doanh” để xác định lợi nhuận sau thuế trong kỳ kế toán.

2.3.5.3 Chứng từ, sổ sách kế toán

- Chứng từ kế toán: Tờ khai thuế GTGT, bảng kê khai thuế GTGT và các giấy tờ khác có liên quan.

- Sổ sách kế toán: Sổ nhật kí chung, sổ cái TK 821, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và các sổ khác có liên quan.

2.3.5.4 Tài khoản kế toán

Tài khoản 821- “Chi phí thuế TNDN” dùng để phản ánh chi phí thuế TNDN của doanh nghiệp căn cứ vào xác định KQKD của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành.

2.3.5.5 Phương pháp kế toán

Sơ đồ 2.8: Sơ đồ hạch toán chi phí thuế TNDN.

( Nguồn: Theo thông tư 133/2016/TT-BTC)

2.4 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 2.4.1 Nội dung xác định kết quả kinh doanh 2.4.1 Nội dung xác định kết quả kinh doanh

Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán.

2.4.2 Nguyên tắc xác định kết quả kinh doanh

- Kết quả hoạt động của doanh nghiệp bao gổm: Kết quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác.

+ Kết quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán (bao gồm cả sản xuất, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ, chi phí khấu hao, sửa chữa, nâng cấp,...) chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

+ Kết quả hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính.

+ Kết quả hoạt động khác là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và các Số chênh lệch giữa thuế TNDN tạm phải nộp

lớn hơn số phải nộp

K/c chi phí thuế TNDN Số thuế TNDN phải nộp trong kỳ do

doanh nghiệp tự xác định

- KQKD phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động như hoạt động sản xuất, hoạt động kinh doanh thương mại, hoạt động dịch vụ, hoạt động tài chính, hoạt động

khác,…Trong từng loại hoạt động kinh doanh, có thể được hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, cho từng ngành, từng loại dịch vụ,…

- Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản 911- “Xác định kết quả kinh doanh” là số doanh thu thuần và thu nhập thuần.

2.4.3 Chứng từ, sổ sách sử dụng

Sổ sách tổng hợp, chi tiết làm cơ sở hạch toán

2.4.4 Tài khoản kế toán

Tài khoản 911- “Xác định kết quả kinh doanh” dùng để xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán.

2.4.5 Phương pháp kế toán

Sơ đồ 2.9: Sơ đồ hạch toán xác định kết quả kinh doanh.

( Nguồn: Theo thông tư 133/2016/TT-BTC) 821

Kết chuyển lỗ hoạt động kinh doanh trong kỳ Kết chuyển lãi hoạt động kinh

doanh trong kỳ

Kết chuyển chi phí thuế TNDN

Kết chuyển doanh thu và thu nhập khác Kết chuyển chi phí

632, 635,

642, 811 911 511, 515, 711

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH DE MAN SON

3.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công Ty TNHH DE MAN SON 3.1.1 Giới thiệu tổng quát về Công ty TNHH DE MAN SON 3.1.1 Giới thiệu tổng quát về Công ty TNHH DE MAN SON

Tên tiếng việt: CÔNG TY TNHH DE MAN SON. Tên tiếng anh: DE MAN SON CORPORATION.

Địa chỉ trụ sở: 22 Nguyễn Thị Diệu, Phường 6, Quận 3, TP.HCM. Mă số thuế: 0312093088.

Điện thoại: (08) 6295 8693. Website: http:// www.cotranh.vn/

Email: nhahangcotranh@gmail.com

Fax: (08) 3526 7094

Người đại diện theo pháp luật: Vũ Hoàng Linh.

Giấy phép kinh doanh: Số 0312093088- Ngày cấp: 19/12/2012. Vốn điều lệ: 2.000.000.000 VND.

Ngành nghề kinh doanh: Dịch vụ nhà hàng ăn uống.

3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của đơn vị

Công ty TNHH DE MAN SON được thành lập vào ngày 19 tháng 12 năm 2012, theo giấy chứng nhận kinh doanh số: 0 3 1 2 0 9 3 0 8 8 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành Phố Hồ Chí Minh phòng đăng ký kinh doanh cấp.

Công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ nhà hàng ăn uống với các loại thực phẩm đa dạng được chế biến chủ yếu từ Bò Tơ Củ Chi Việt Nam. Với mục tiêu mang đến cho khách hàng những bữa ăn ngon, bổ và mang đậm chất truyền thống tinh hoa Việt, nhà hàng Bò Tơ Cỏ Tranh với đội ngũ bếp đã không ngừng sáng tạo và hoàn thiện các món ăn để giới thiệu đến quý thực khách và bạn bè quốc tế sự tự hào của Bò Tơ Củ Chi trong ẩm

khách hàng; sự cạnh tranh của các các nhà hàng, quán ăn khác trên địa bàn khu vực lân cận cũng là một trong những khó khăn mà nhà hàng phải đối mặt, ngoài ra sự cạnh tranh về giá thành, và việc đảm bảo hương vị độc đáo của món ăn cũng là những thách thức đối với nhà hàng. Mặc cho những khó khăn và thử thách phải đối mặt trong hơn 3 năm qua, nhà hàng vẫn không ngừng cải tiến và phát triển để hoàn thiện trong công tác quản lý và kinh doanh.

Kể từ ngày thành lập cho đến nay tuy nhà hàng chưa mở rộng thêm được quy mô kinh doanh nhưng đã và đang xây dựng được hình ảnh, thương hiệu nhà hàng “Bò Tơ Củ Chi” trong lòng thực khách việt và du khách nước ngoài.

Mặc dù chỉ mới được thành lập hơn 3 năm nhưng các món ăn Nhà Hàng Cỏ Tranh đã được nhiều thực khách biết đến và yêu mến, trong đó có không ít khách hàng thân thiết là các nghệ sĩ, diễn viên hoạt động trong lĩnh vực ShowBiz. Đây chính là thành công của nhà hàng trong việc quản lý, tổ chức và cũng là động lực để nhà hàng phát triển, hoàn thiện hơn để nhanh chóng có thể bước sang giai đoạn 2 của việc kinh doanh là mở rộng quy mô hoạt động.

3.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của Công Ty TNHH DE MAN SON

Do công ty hoạt động thuộc lĩnh vực dịch vụ ăn uống cho nên chức năng và nhiệm vụ chính của công ty là kinh doanh thức ăn, đồ uống và phục vụ nhu cầu ăn uống của thực khách.

Với tiêu chí “ Khách hàng là thượng đế, thực khách ngon miệng- nhà hàng thành công” của ban lãnh đạo. Nhà hàng đã và không ngừng cải thiện và nâng cao chất lượng phục vụ cũng như không ngừng cải tiến, sáng tạo trong việc chế biến với mong muốn mang đến cho thực khách những món ăn ngon, mang đậm hương vị quê hương.

3.2 Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của Công Ty TNHH DE MAN SON 3.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Công Ty TNHH DE MAN SON 3.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Công Ty TNHH DE MAN SON

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công Ty TNHH DE MAN SON

(Nguồn: Tài liệu phòng kế toán của công ty TNHH DE MAN SON) Chú thích: quan hệ trực tuyến

quan hệ chức năng

3.2.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban

- Giám đốc:Là người đại diện công ty, điều hành công ty theo đúng pháp luật và điều lệ công ty. Là người có toàn quyền quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty.

- Quản lý nhà hàng: Là người quản lý nhân sự trong nhà hàng, phân chia công việc cho nhân viên phục vụ và bếp, hướng dẫn nhân viên mới, giải quyết các mâu thuẫn trong trong nội bộ nhân viên, tạo môi trường làm việc hợp tác, thân thiện và báo cáo công việc cho giám đốc.

- Bộ phận phục vụ: đây là bộ phận quan trọng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và quyết định sự ở lại hay ra đi của khách hàng, do đó phong cách và thái độ làm việc của các nhân viên trong bộ phận phục vụ rất quan trọng. Không những phải hoàn thành tốt quy trình

QUẢN LÝ NHÀ HÀNG

BỘ PHẬN

PHỤC VỤ BKẾ TOÁN Ộ PHẬN BỘ PHẬN BẾP GIÁM ĐỐC

sẽ, bảo quản các dụng cụ làm việc và phối hợp với các bộ phận khác để công việc trong nhà hàng được thực hiện và hoàn thành tốt nhất.

- Bộ phận kế toán: Đây là 1 trong những bộ phận quan trọng nhất của nhà hàng, cho biết tình hình hoạt động kinh doanh của nhà hàng, mọi hoạt động doanh thu, chi phí, lãi- lỗ đều được thể hiện cụ thể, rõ ràng thông qua các báo cáo tài chính.Các kế toán viên ngoài việc phải theo dõi, lưu trữ các chứng từ kế toán phát sinh còn phải thực hiện các công việc liên quan đến tài chính của nhà hàng như chấm công, trả lương cho nhân viên và cấp quản lý, cân đối thu chi, kiểm soát quỹ tiền mặt, nộp thuế v...v.... đồng thời phải thể hiện rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu các kết quả kinh doanh này bằng các báo cáo tài chính để trình lên cho các cấp quản lý. Với các trách nhiệm và nhiệm vụ được giao phó có thể nói đây là một bộ phận vô cùng quan trọng không thể thiếu trong bất kì mô hình kinh doanh nào.

- Bộ phận bếp: Là bộ phận chủ chốt của nhà hàng chịu trách nhiệm về việc chế biến các món ăn theo yêu cầu của khách hàng hoặc theo thực đơn của nhà hàng đưa xuống, ngoài ra còn phải đảm bảo thực hiện đúng các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm.

3.3 Cơ cấu tổ chức kế toán của Công Ty TNHH DE MAN SON

3.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Công Ty TNHH DE MAN SON

Sơ đồ 3.2 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán

(Nguồn bộ phận kế toán của công ty)

- Chức năng, nhiệm vụ của từng chức danh

+ Kế toán trưởng: Theo dõi hàng hóa xuất nhập, kiểm soát giá cả hàng hóa mua vào, quản lý định mức tồn kho, đặt hàng, chấm công và tính toán công cho CBNV công ty đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về công tác tài chính, kế toán của công ty.

KẾ TOÁN TRƯỞNG

KẾ TOÁN

+ Kế toán viên: Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp về tình hình mua bán kinh doanh của nhà hàng. Là người lưu giữ hồ sơ, tài liệu, số liệu kế toán và chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng.

+ Thu ngân: Thu tiền, in hóa đơn, kiểm tra tiền thừa cho khách hàng; chuẩn bị tiền chi tiêu hàng ngày trong nhà hàng; lập phiếu thu- chi khi có phát sinh; theo dõi và báo cáo công việc hàng ngày.

3.3.2 Tổ chức công tác kế toán tại Công Ty TNHH DE MAN SON.

Hiện nay, Công ty đang áp dụng hình thức kế toán Nhật Kí Chung được thực hiện trên máy tính.

Sơ đồ 3.3: Trình tự kế toán theo hình thức Nhật Kí Chung trên máy vi tính.

(Nguồn bộ phận kế toán của công ty)

Chú thích: Nhập số liệu hàng ngày.

In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm. Đối chiếu, kiểm tra

- Chế độ, chính sách kế toán áp dụng tại Công ty TNHH DE MAN SON

+ Chế độ kế toán: Công ty đang áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo thông tư 133/2016/ TT- BTC ngày 26/08/2016 của Bộ Tài Chính.

+ Các chính sách kế toán khác: PHẦN MỀM KẾ TOÁN SỔ KẾ TOÁN - Sổ tổng hợp CHỨNG TỪ KẾ TOÁN MÁY VI TÍNH BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CÙNG LOẠI

- Báo cáo tài chính - Báo cáo kế toán quản trị

 Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Đồng ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên. Phương pháp tính giá hàng xuất kho: Bình quân gia quyền cuối kỳ. Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ.

Phương pháp khấu hao TSCĐ: Theo phương pháp khấu hao đường thẳng.

3.4 Tình hình Công Ty TNHH DE MAN SON những năm gần đây

Bảng 3.1: Tình hình kinh doanh của Công Ty TNHH DE MAN SON trong 3 năm gần đây.

2014 2015 2016

Doanh thu 1.050.148.000 1.600.000.000 2.180.005.019 Chi phí 1.000.530.000 1.454.380.000 1.963.968.486 Lợi nhuận thuần 50.095.000 145.620.000 216.036.533

(Nguồn bộ phận kế toán của công ty) Nhận xét:Theo những số liệu trên, ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của nhà hàng trong 3 năm 2014, 2015, 2016 có sự tăng trưởng liên tục.

Về doanh thu:

Qua bảng so thống kê trên, ta có thể nhận thấy rằng doanh thu của nhà hàng có xu hướng tăng qua từng năm, đặc biệt là năm 2015. Nếu như vào năm 2014, tổng doanh thu của nhà hàng đạt 1.050.148.000 đồng thì sang năm tiếp, năm 2015 tổng doanh thu đã tăng thêm 549.852.000 đồng, tương đương với mức tăng 52.36% điều này chứng tỏ nhà hàng đã bắt đầu kinh doanh có hiệu quả và nhiều người biết đến nhà hàng hơn. Sang năm 2016, tổng doanh thu của nhà hàng tiếp tục tăng mạnh đạt 2.180.005.019 đồng, tức tăng 580.005.019 đồng so với năm 2015, tương đương với tăng 36.25% cho thấy chính sách marketing, xây dựng hình ảnh thương hiệu của nhà hàng đã đạt hiệu quả và nhà hàng cũng đã có được một số lượng những khách hàng thân thiết nhất định.

Năm

Về lợi nhuận:

Lợi nhuận năm 2015 tăng 95.525.000 đồng so với 2014, tương ứng với tốc độ tăng là 190.69% điều này cho thấy nhà hàng đã áp dụng chính sách kinh doanh đúng đắn và phù hợp, thương hiệu của nhà hàng đã được nhiều người biết đến. Đến năm 2016 lợi nhuận của nhà hàng tăng thêm 70.416.533 đồng, tương ứng với tốc độ tăng 48.36% thể hiện nhà hàng có sự kế thừa và phát huy những thành công trong công tác quản lý trước đó, đồng thời thể hiện nhà hàng quản lý tốt các khoản chi phí.

3.5 Thuận lợi, khó khăn, phương hướng phát triển 3.5.1 Thuận lợi 3.5.1 Thuận lợi

- Ngay từ khi bắt đầu mở cửa, nhà hàng đã xác định đối tượng khách hàng mà mình hướng tới là dân văn phòng và các doanh nhân cho nên việc lựa chọn địa điểm xây dựng nhà hàng nằm trong khu vực trung tâm thành phố, gần các tòa nhà văn phòng và trường học đã mang lại lợi thế lớn cho nhà hàng về mặt bằng kinh doanh, nhờ đó mà nhà hàng luôn có được lượng khách ổn định.

- Bên cạnh đó, việc lựa chọn đúng thực đơn món ăn đúng nhu cầu ăn uống của khách hàng cũng góp phần mang lại lợi thế cho nhà hàng.

- Đặc biệt, nhà hàng có lợi thế về chiến lược quảng cáo và PR khi một trong những quản lý của nhà hàng là MC hoạt động thường xuyên trong giới báo chí.

3.5.2 Khó khăn

- Cũng như các nhà hàng ăn uống khác trong khu vực, một trong những vấn đề đáng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH de man son​ (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)