Cách đặt “tựa” cho từng bài tản văn viết về Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hà nội trong tản văn nguyễn trương quý (Trang 85 - 91)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1. Cách đặt “tựa” cho từng bài tản văn viết về Hà Nội

Trước hết, chúng ta cùng nhìn lại cách đặt “tựa” cho từng cuốn tản văn của Nguyễn Trương Qúy. Trước hết là cuốn Tự nhiên như người Hà Nội, một câu nói cửa miệng của người Hà Nội, khái quát phong cách của người Hà Nội. Nếu hiểu theo cách này, người đọc dễ nảy sinh băn khoăn khi đọc hết các tản văn trong cuốn Tự nhiên như người Hà Nội. Nhưng theo tài liệu mà nhà văn cung cấp thì lại không phải như thế mà là thế này: “Ở đâu ra câu “Tự nhiên như người Hà Nội” vậy? Nghĩa A: về quê ăn cỗ các cụ cứ khách khí giữ kẽ, thì người nhà nhắc khéo “cháu mời các cụ xơi, ta cứ tự nhiên như người Hà Nội ấy ạ”. Nghĩa B: Tự nhiên như ruồi”[27,tr.116]. Thì người đọc sẽ có những cảm xúc như hơi khoan khoái khi thấy chỉ một câu nói quen thuộc của người Hà Nội mà nhà văn tản mạn ra bao nhiêu chuyện khác trong cuộc sống người Hà Nội. Có lẽ, vì người Hà Nội tự nhiên nên cũng rất tự nhiên trong tư duy quy hoạch chợ, công viên, chọn kiến trúc xây dựng; Người Hà Nội tự nhiên nên họ cũng sẵn sàng xây những khách sạn nhà nghỉ “chềnh ềnh” trước cửa đền, chùa, thậm chí lấn đất cho không gian, khuôn viên nhà nghỉ vuông vắn, đẹp hơn. Giới trẻ Hà Nội cũng tự nhiên nên đưa nhau đến công viên và tìm cho mình một gốc cây hay góc khuất lí tưởng để hưởng thụ “hạnh phúc” riêng tư, để làm cái chuyện “lãng mạn” ở đời. Để sáng ngày hôm sau là một bãi rác với đầy đủ sản phẩm “áo mưa”, “ủng”, ni lon, bọc to bọc nhỏ, nhất là kim tiêm chích lăn lóc… Rồi không chỉ tác giả mà ngay cả người đọc cũng phải dành đủ điểm mười để tặng cho những người làm công tác dọn vệ sinh môi trường. Người đọc cũng ngạc nhiên với cách tính toán của các nhà quy hoạch khi sắp xếp trồng cây xanh quanh công viên, tạo hình thái cho Thủ đô của chúng ta. Rồi người Hà Nội tự nhiên mua sắm ô tô để tránh bụi, khói xăng, được ngồi trong khoang xe mát lạnh khi cái nóng rát mặt đường vào mùa hè và chấp nhận việc bò ra đường dịch từng t mét mỗi khi ra đường không đúng thời điểm… Những ngôi nhà cao tầng cũng tự nhiên ngất ngưởng mọc lên thay thế cho mái ngói rêu phong cổ kính thủa nào. Người Hà Nội cũng tự nhiên ăn phở quát, phở chửi như một thú ở đời. Người đọc cũng không khỏi

ngạc nhiên trước những ghi chép tỉ mỉ, những con số dày đặc chính xác mà nhà văn Nguyễn Trương Qúy thể hiện trong cuốn tản văn đầu tay của anh.

Cuốn thứ hai ra mắt độc giả Ăn phở rất khó thấy ngon, thoạt tiên người đọc rất dễ hiểu nhầm đây là cuốn tản văn viết về ẩm thực ở Hà Nội. Nhưng không phải thế, bên trong là những câu chuyện về cuộc sống của người Hà Nội, tập trung vào giới viên chức, dân văn phòng với đầy đủ những hành vi và thói tật. Phở, món ăn “quốc hồn quốc túy”, nhìn bát phở là “thấy cả quê hương”, Phở ngày nay lúc nào cũng sẵn, người ta có thể ăn phở 24 giờ mà phở ngày nay “thịt nhiều, gia vị đủ thứ trên đời có sẵn” mà lại kém ngon hơn thời tem phiếu. Đương nhiên không phải thế mà là “phở không ngon vì 1000 lí do: cuộc sống đã phong trần hơn, ăn đã sướng mồm hơn, Hà Nội đã bớt hữu tình hơn… nhưng có ai nghĩ chúng ta đã để phở xuống giá thê thảm, để bát phở đuểnh đoảng đến phát ngán và món phở, đã không còn là thức thời trân như thời của những “thương nhớ mười hai””[24,Tr.152]. Điều thú vị là từ giá phở nhà văn Nguyễn Trương Qúy nói đến cách sống của con người “cách sống với những giá trị của chúng ta soi từ đấy thấy cũng nông nông, tùy tiện”. Quay lại với cuộc sống của giới viên chức công sở, một bộ phận không nhỏ ở Hà Nội. Họ sống cũng nông nông và tùy tiện, họ tham gia giao thông quần áo bảnh bao, xe xịn nhưng hành vi thì chả xịn “tìm cách lách qua mũi xe của chị văn phòng lái xe, chở con”[24,Tr.154]. Hay những lúc vi phạm giao thông bị công an xử lí thì ứng xử “cù nhầy”, ban đầu là xin xỏ vì em “trót dại”, sau là do “gia đình gặp chuyện gấp”, nữa là “biếu anh gói thuốc hút cho thơm miệng”, bằng ấy những lí do nhưng vẫn bị lập biên bản là lúc “giải quyết” xong rồi thì “cánh viên chức ta mới liên tục rủa xả tay cảnh sát giao thông rắn mặt kia, mà chẳng tỏ ra hối hận vì đã đi sai hay là ơn trời lạy phật vì mình chưa bị xe ô tô cán chết”[24,Tr.155]… Và muôn vàn những câu chuyện khác được nhà văn Nguyễn Trương Qúy “vẽ” trên các trang viết với trăm thứ bệnh của giới công sở: ngơ ngáo, quan liêu, bốc phét, đơn điệu, hình thức, phung phí, sĩ diện, nhiễu sự tám vặt …

Hà Nội là Hà Nội- cuốn tản văn thứ ba nhà văn Nguyễn Trương Qúy chào khán giả. Đây cũng là cuốn tản văn đánh dấu sự nghiệp viết lách của anh. Người ta bắt đầu gọi anh là nhà văn Hà Nội hay là nhà “Hà Nội học”, nhà “tâm lí Hà Nội”. Cuốn sách này như tên gọi của nó “Hà Nội là Hà Nội, là cuộc tìm kiếm những giá trị văn hóa ở

một thành phố tưởng như đã định hình nét văn hóa mà vẫn liên tục phải gọt rũa”[28,Tr.7]. Hành trình tìm kiếm những giá trị văn hóa của nhà văn Nguyễn Trương Qúy bắt đầu từ mốc số 0, cách Hà Nội 10, 50, 100, 1000 cây số nhưng dù ở cột mốc nào thì Hà Nội vẫn cứ là Hà Nội, vẫn là một Hà Nội với nhiều chồng lớp văn hóa, Hà Nội trong quá khứ đã hoàn thành nhiệm vụ và Hà Nội nay là nơi tác giả sống, đã quen thuộc với đường đi lối lại, cách sinh hoạt. Hơn thế nữa, còn là những trăn trở của nhà văn Nguyễn Trương Qúy về một Hà Nội phát triển, công nghiệp hóa hiện đại hóa nhưng không đồng bộ: Đô thị ngày càng phình to, những giá trị văn hóa lại ngày càng thu hẹp,…. Mỗi bài tản văn trong tập tản văn Hà Nội là Hà Nội là những ghi chép xuyên suốt của tác giả khi xuất phát điểm là thủ đô Hà Nội và đến nơi xa nhất là Siem Reap bậc thềm của Angkor đất nước Campuchia. Đến mỗi mốc cây số tác giả lại có những cái nhìn tương quan với Hà Nội và lúc nào cũng thấy Hà Nội, các nhà qui hoạch, quản lí chưa thật sự vào cuộc để Hà Nội xứng đáng là thủ đô ngàn năm văn hiến, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế dẫn đầu trong cả nước.

Xe máy tiếu ngạo, cái tựa làm lộ ngay nội dung chiếm nhiều trong cuốn tản văn này. Tập tản văn không chỉ toàn nói về xe cộ. Có những chương thậm chí chẳng thấy bóng dáng chiếc xe nào ghé ngang. Nhưng điều đó cũng đâu có gì lạ. Bởi vì “Xe máy tiếu ngạo” vốn dĩ là cuộc hành trình đưa độc giả đi xem một lượt nhân tình thế thái trên từng góc phố, vỉa hè của Hà Nội, tất cả những nơi nào mà chiếc xe máy có thể đi qua. Từ những câu chuyện về chiếc xe máy nhà văn tản mạn về nhiều điều khác, về lối sống, cách nghĩ, cách hành vi ứng xử của những thế hệ con người trong cái đô thị tấp nập, nhộn nhịp ấy. “Câu chuyện cứ lan man từ quê ra đến phố, từ những giây phút cơm áo gạo tiền cho đến những lúc thư thái bên ly cà phê – toàn những mẩu chuyện nho nhỏ tưởng như chẳng theo một trật tự nào cả. Có chăng người ta chỉ thấy duy nhất một điểm chung, ấy là những mẩu chuyện nói trên đều được kể lại dưới một góc nhìn chủ quan mà phóng khoáng, hóm hỉnh như một nụ cười tủm tỉm dù cho vấn đề được bàn đến có là điều chưa hợp lý, hay thậm chí là vô lý trong cuộc sống”[44].

Đằng sau cuốn sách Xe máy tiếu ngạo những câu chuyện về chiếc xe máy, nhưng phải chăng nhà văn chỉ nói chuyện xe máy hay đằng sau những câu chuyện ấy lại những câu chuyện về cuộc đời, con người, của một nền văn minh gắn liền với chiếc

xe. Bằng giọng văn hài hước nhẹ nhàng, giàu tính nhạc của nhà văn khiến mỗi trang văn từ chao chát phố xá đến thâm trầm ngập ngùi cũng trở nên dễ chịu, êm ái.

Còn ai hát về Hà Nội, nhan đề là một câu hỏi tu từ đem lại nhiều suy ngẫm nhưng rồi ai cũng sẽ phát hiện ra sẽ vẫn còn nhiều người hát mãi những bài ca Hà Nội. Trong cuốn tản văn này Nguyễn Trương Qúy đã dựng lại không gian Hà Nội ở mọi góc cạnh, màu sắc phong phú bằng “cây cầu âm nhạc”. Đó là câu chuyện về những bài hát, những ca sĩ, nhạc sĩ, nhạc sư đã yêu và cống hiến, góp cho một Hà Nội lung linh, huyền diệu.

Mỗi góc phố một con người đang sống, lại là những trải nghiệm của nhà văn về những con người gắn với đường phố, vỉa hè với những bộn bề của cuộc sống mưu sinh. Từ người bán nước chè, người bán rong, đến những cô gái “xách cặp lồng” đi bán “hoa”… Mỗi con người đều góp thêm một sắc màu trong bức tranh Hà Nội thế kỷ 21, thế kỷ mà nhà văn và chúng ta đang sống.

Nghiên cứu tản văn của nhà văn Nguyễn Trương Qúy chúng ta còn bắt gặp cách đặt “tựa” trong “tựa”. Bên cạnh một cái “tựa” chính thống là nhiều “tựa” tượng trưng cho những chủ đề trong một bài tản văn. Ví dụ như bài Kiến trúc thời nay hay là bộ quần áo mới của hoàng đế. Trong cái tựa này còn là một chuỗi các tựa khác nhau như:

Đền chùa quê ta mùa tu bổ, Kiến trúc chính thống ngả nghiên, Nỗi niềm quá độ, Nhà hát lớn cõng khuê văn các. Mỗi cái “tựa” lại hướng về một câu chuyện khác nhau nhưng nội hàm của chúng lại thống nhất với nhau, cùng hướng về làm rõ nội dung “Nói đến đời sống vật chất của người Việt Nam những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ mới này, người ta hình dung ngay ra sự thay da đổi thịt của vóc dáng kiến trúc, to lớn hơn về khối tích và dày đặc hơn về mật độ xây dựng. Nhưng để khẳng định nó có là một tất yếu hay có đẹp chăng thì hình như chúng ta đều lưỡng lự khi nhìn vào bức tranh tổng thể”[27,Tr.67]. Hay như cái “tựa” Hà Nội nhìn từ các đô thị vệ tinh vùng Bắc Bộ là câu chuyện về “quá trình hình thành và phát triển của mình, Hà Nội không tách rời khỏi những đổi thay của vùng Đồng Bằng Bắc Bộ và ảnh hưởng của thủ đô như là đầu tàu cho những thiết chế văn hóa xã hội cũng như kinh tế cho các đô thị đàn em. Lâu nay, ta vẫn quy ước giá trị của văn hóa Hà Nội cũng là tiêu biểu và bao trùm văn hóa đô thị vùng châu thổ sông Hồng, ta vẫn dùng cụm từ “kết tinh” để diễn đạt

giá trị này”[27,Tr.83]. Lần lượt nội dung này trải ra các “tựa” nhỏ như Di sản địa phương vương thì tội, Lại về tỉnh nhỏ. Câu chuyện về Hà Nội, di sản nghìn năm và tốc độ của đời sống hiện đại, với hàng loạt những câu chuyện nhỏ bên trong: Ký ức trong những cái tên, Lịch sử không dừng lại, Vận tốc chóng mặt 30km/giờ, Thời gian và các thế hệ.

Mỗi tản khúc trong từng cuốn tản văn cũng có nhiều độc đáo, thú vị gọi tên “văn phong” rất riêng của nhà văn Nguyễn Trương Qúy: giọng văn giễu nhại, gần gũi với những chao chát phố xá, nhộn nhịp blog của giới trẻ, ngôn ngữ dí dỏm, chừng mực. Những “tựa” của từng tản văn đôi khi rất quen với những câu chuyện dân gian như “ở đây có bán cá tươi” là câu chuyện về biển quảng cáo thời xưa và nay có nhiều sự thay đổi “đã qua rồi mức quảng cáo thô sơ “A, đây rồi, thịt chó” giờ thì êm tai hơn “Đặc sản dân tộc: thực phẩm bổ dưỡng. Hoặc sẽ không là “tẩm quất đấm bóp” mà là “vật lí trị liệu, săn sóc thẩm mỹ”…”[24,Tr.59]. Hay Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông, Cái góc con người, Xô dạt trời chiều, Ngàn năm sẽ là vô nghĩa… Hầu hết những nhan đề mà nhà văn Nguyễn Trương Qúy lựa chọn đều có đặc điểm chung thoáng qua thì có vẻ nhan đề và nội dung không có gì liên quan đến nhau nhưng ngẫm kĩ lại thấy nội dung của tản văn đều nằm gọn ở nhan đề. Điều này cho thấy nhà văn có sức liên tưởng và khả năng khái quát rất cao. Tài năng này của nhà văn Nguyễn Trương Qúy được chứng minh qua những “tựa” trong tập tản văn “Xe máy tiếu ngạo”. Trước hết, với tựa “mình nghĩ gì khi đi xe máy” – không hẳn là một câu hỏi. “Chính xác hơn nó giống một câu tự hỏi, một lời gợi nhắc để mở ra câu tự trả lời. Chắc chắn không ai trong chúng ta không từng như thế, khi lái xe đã trở thành một phản xạ có điều kiện, đầu óc được thư thái tự nhiên sẽ không hoàn toàn tập trung vào cái việc lái xe. Chúng ta có lẽ cũng sẽ giống như tác giả “vừa đi vừa nghĩ về công việc dở hơi cám hấp mình đang làm” hoặc mơ mộng hơn thì “vừa đi vừa nghĩ về quá khứ diễm ảo” hay “tương lai mờ mịt”. Vô số các suy nghĩ khác, thực tế có, phi thực tế cũng có nhưng tính ra tất cả chúng đều rất đời, ai hẳn cũng đã có lúc nghĩ đến. Một hành vi rất quần chúng khi quần chúng ngồi trên yên xe mà rong ruổi, để mặc cho đường xá Hà Nội “đào luyện” thành “những người lái xe máy giỏi nhất hành tinh”, lái xe không cần nghĩ!. Ở một đất nước mà ngõ nhiều hơn đường như ở Việt Nam, một cách rất tự nhiên lối sống

sinh hoạt của người dân trong ngõ được hình thành. Và vì thế, chắc có lẽ chỉ khi dùng xe máy người ta mới thấy hết được vẻ đẹp. Trong chương sách “ngoằn ngoèo như ngõ”, chiếc xe máy của Nguyễn Trương Quý đưa độc giả tiếp cận đến cái lối sống ấy. Những con ngõ nhỏ mới là nơi chất chứa hồn cốt Hà Nội, đi vào trong thơ ca và luôn tràn ngập một cảm xúc đặc trưng của người Hà Thành. Đó là nơi trông tưởng như tầm thường lam lũ, nhưng ai chẳng biết mỗi tấc đất trong ngõ cùng là một đống gia tài. Đó là nơi luật giao thông chưa chắc đã chạm đến được, nhưng văn hóa giao thông cũng được sinh ra một cách rất tự nhiên. Đó là nơi không chỉ uốn éo ngoằn ngoèo như mê cung mà còn lớp lớp chồng chồng bao đời lịch sử, mang một vẻ tuy dân dã mà bí ẩn khôn cùng”[44].

Có những “tựa” thì nghe rất lãng mạn, rất bắt mắt bắt tai như: Mối tình trâu sắt, Yêu sếp thì ấm thân, Đôi tay hoàng yến ngủ trong găng, Vệ nữ silicon, Phố vẫy đủ mười khúc ngâm, Ngàn đời nhớ tiếc phấn hồng trầm lan, Khói biếc cuộn về chứa chan, Sự thiên vị của hồn phố… nhưng nhan đề càng lãng mạn thì sự chao chát, giễu nhại lại càng đậm vị. Chỉ đơn cử như cái “tựa” rất “phiêu” “Đường cong ngựa dáng mỹ nhân” lại là cách so sánh đường cong của ngựa với đường cong của người. “Và “đồ đĩ ngựa”. Dĩ nhiên đối tượng so sánh hiếm hoi đặc biệt ở đây là phụ nữ lẳng lơ, trắc nết, những người thực ra được ngầm hiểu là có sức hút ghê gớm về tình dục”[26,Tr.184]. Hay để có đường cong phù hợp với chiếc áo dài “khiến người phụ nữ Việt hà thành thị mỗi khi mặc áo dài phải chuyển động trên gót được kê cao, khiến cho dáng đi thành kiểu “ngực tấn công mông phòng thủ””[26,Tr187].

Có những “tựa” lại chuyên về việc khảo cứu, góc nhìn kiến trúc như: Phố cổ, Hồ Gươm … trong không gian Hà Nội, Hai cuốn sách chuyên khảo về Hà Nội, Kiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hà nội trong tản văn nguyễn trương quý (Trang 85 - 91)