Đời sống văn hóa Hà Nội khi ra khỏi phạm vi trung tâm Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hà nội trong tản văn nguyễn trương quý (Trang 70 - 72)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Đời sống văn hóa Hà Nội khi ra khỏi phạm vi trung tâm Hà Nội

“Ở cự li 50 cây số, trên đường đi lang thang quanh những làng quê đồng bằng Bắc Bộ, “nhà bếp” của Hà Nội, nơi cung cấp thực phẩm và sản phẩm thủ công cho kẻ chợ xưa và Hà Nội nay. Đây cũng là Chợ xưa và Hà Nội nay. Đây cũng là nơi mô hình truyền thống dễ bị phá vỡ nhất của quá trình đô thị hóa”[28,Tr.128].

Khi ra khỏi trung tâm Hà Nội vấn đề đầu tiên nhà văn Nguyễn Trương Quý muốn phản ánh chính là việc đình chùa giờ bị trùng tu xấu, sự cẩu thả và qua quýt đến mức báo động. Bằng những kiến thức và quan sát của nhà kiến trúc sư nhà văn đã nhận thấy những cách người ta trùng tu ở chùa Trăm Gian “Những tảng đá chân cột chùa Trăm Gian thay vì tạc hình cánh sen hẳn hoi thì chỉ là những đường khắc rãnh vụng về. Những hệ cột xà kẻ sơn verni vàng rực như nhà trọc phú…”[28,Tr.124]. Còn khi đến chùa Thầy, thắng cảnh có một không hai. Hàng năm thu hút nhiều lượt du khách về thăm quan, thắp hương cầu bình an nhưng khuôn viên chùa cũng không được quan tâm chu đáo “nhà thủy đình tàn tạ giữa hồ nước đục nổi váng, mặc dù hồ khá rộng”[28,Tr.124]. Xung quanh chùa là nhà dân xây cao tầng với các kiểu mái, đa dạng màu sơn “tạo nên bức màn cọc cạch với các kiến trúc cổ”. Dường như nhà văn rất nhạy cảm với những xe cộ, đường phố, tắc đường và khói bụi vậy nên không thể không phác họa cho ra không khí đường vào chùa Thầy. Không phải là người chen chúc người, kẹt xe tắc đường mà “những ống khói nhà máy xi măng Tiên Sơn nghi ngút nhả lên trời. Tiếng rầm rập của các phương tiện vận tải không che chắn đất cát, tiếng còi xe ầm ĩ sầm sập quất vào mặt vào tai du khách”[28,Tr.125]. Vào chùa quan sát cảnh du khách thập phương cúng bái nhà văn lại thấy con người “đang chông chênh”, “mất niềm tin ở chính mình” và “giá trị thiện của cộng đồng”.

Giữa chốn tâm linh, linh thiêng người ta vẫn tranh thủ kiếm tiền bằng vốn tự có đầy ranh ma “đồ mang từ nơi khác về dán nhãn hàng thủ công mỹ nghệ địa phương, lừa cho khách vào hàng ăn rồi hét giá cật lực, đến nỗi nghe đến việc trẩy hội chùa Hương là người ta phải e dè … Chùa Hương nổi tiếng vì nạn bắt ép du khách sử dụng dịch vụ du lịch vì động giả, chùa giả, hàng thịt chó hay thú rừng treo chen chúc nơi cửa thiền,… thú rừng cũng giả, thịt lợn bị đập bẹp mỏ, đem hun khói rồi kéo dài ra thành món cầy vòi”[28,Tr.125;127]. Vậy những suy đồi đó từ đâu mà ra, từ chính lòng

ích kỉ, lòng tham, sự vô tâm của con người mà ra. Có lẽ rằng mỗi người chúng ta nên chăng tự nhìn lại mình một cách thẳng thắn và nghiêm khắc hơn. Nếu không sẽ không phải là 85% du khách nước ngoài rời Việt Nam và không bao giờ dám liều lĩnh trở lại Việt Nam thêm lần nào nữa!

Đi xem lễ miền Bắc nhà văn Nguyễn Trương Qúy lại có những suy cảm trào phúng không kém cạnh Vũ Trọng Phụng khi tả cảnh đưa đám cụ cố Hồng. Đi xem hội là đi xem người, “xem nhau trưng diện, xem quần là áo lượt, tán tỉnh và tình tự nhau”.

Ra đến phạm vi cây số 100, là những quan sát về việc đi xa khỏi vùng ảnh hưởng trực tiếp của Hà Nội. Điểm dừng chân của tác giả là Vịnh Hạ Long – địa danh nổi tiếng nhất của Việt Nam trên thế giới. Có tới “4.320.000 kết quả tìm kiếm trên Google với “Hạ Long”, hai lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới về giá trị thẩm mỹ vào năm 1994 và địa chất vào năm 2000, vịnh Hạ Long là một trong những nơi nườm nượm khách đến khi du lịch thành thú vui “phẳng” nhất trong thế giới phẳng”[28,Tr.155]. Một địa danh nổi tiếng như Hạ Long nhưng tên của nó lại do người Pháp đặt. Hạ Long có nghĩa là rồng đáp xuống, với lịch sử địa lí 500 triệu năm, với 775 hòn đảo đá trong vùng lõi của Vịnh. Những con số mà nhà văn Nguyễn Trương Qúy đưa ra thật sự bất ngờ và lí thú đối với người đọc, khách du lịch. Có lẽ, mỗi khách du lịch khi đi tham quan ở Hạ Long cần đem theo một cuốn “Hà Nội là Hà Nội”. So với Hà Nội dường như mọi thứ đều có vẻ dễ chịu hơn rất nhiều nhưng cảnh chật chội, chen chúc thì có vẻ không kém cạnh. Nếu ở Hà Nội là kẹt xe thì ở Hạ Long là cảnh “chen chúc trên bến dưới thuyền”. Còn những cư dân của những ngôi làng trên mặt biển lại đem lại cho du khách nhiều bất ngờ “Nhiều nơi trên thế giới cũng làm đồ biển tươi sống ngay tại chỗ cho du khách, nhưng giá cả của Hạ Long chắc chắn dễ chịu hơn rất nhiều những bãi biển đắt đỏ Địa Trung Hải hay Úc”[28,Tr.156]. Hà Nội là lịch sử, Hạ Long cũng là lịch sử “Vết tích chiến trận chống quân xâm lược Mông Cổ thế kỷ XIII để lại cái tên Hang Đầu Gỗ”[28,Tr.158]. Còn cả một thế giới sinh hoạt người Việt có thể đọc được qua những khối đá mang hình dáng con vật quen thuộc, những hình ảnh hòn Lư Hương, hòn Ông Sư, hòn Cánh Buồm, hòn Nến… Nơi Hạ Long tác giả được hòa mình vào dòng lịch sử dân tộc, vào thiên nhiên kỳ vĩ, những khám phá trải nghiệm mới mẻ mà những câu văn cũng trở nên tươi mát và yên bình

hơn. Sau chuyến đi Hạ Long tác giả cũng nhận ra rằng Hà Nội được bồi đắp thêm vẻ đẹp ngàn năm giống như món mực tươi roi rói, tôm hùm hòa quyện với vị của chai bia Hà Nội, là lúc “Nói cho bạn biết sự hiện tồn như bạn đang có là mơ ước của tỉ người còn lại đang chỉ được nhìn ảnh Hạ Long qua mạng”.

Vẫn là chủ đề du lịch nhưng là “Phượt”, một hình thức du lịch có vẻ cấp tiến, mang màu sắc văn hóa “tứ hải giai huynh đệ”. Nhà văn cho rằng “Xét ở nghĩa tinh thần, thì những thứ dân phượt tìm kiếm cũng là một loại vàng, những nguồn năng lượng tinh thần tạo ra từ việc nhìn thấy một địa điểm đẹp, một cuộc sống khác lạ, làm cho cuộc sống khác lạ, làm cho cái nhìn về cuộc này tích cực hơn, đáng sống hơn”[28,Tr.162]. Sẽ rất tuyệt vời nếu như lúc nào mỗi chúng ta cũng tìm thấy niềm vui sống và cảm thấy cuộc sống đáng sống. Chính giá trị này của “phượt” nên sức sống của nó cũng bền bỉ, dẻo dai hơn chứ không phải “sớm nở tối tàn”.

Một lần nữa, tác giả đi xa ra khỏi Hà Nội và thấy rằng “chỉ ở Hà Nội chen chúc ngột ngạt mới khó sẵn lòng cho khách vào nhà”. Nói như vậy, không phải là nhà văn đang so bì người Hà Nội với người dân trên bản. Một bên là trung tâm kinh tế, văn hóa đại diện cho một đất nước và một bên là nơi con người sống phụ thuộc vào tự nhiên, sống theo kiểu “lệ làng”. Chất giễu nhại trong tản văn của Nguyễn Trương Qúy thể hiện rõ nét ở kiểu so sánh tương phản này. Tuy vậy, những lúc offline là những phút dân văn phòng bàn giấy Hà Nội tự thay đổi bầu không khí cho mình “hít thở không khí biển khơi hay gió đèo từ chén trà hoặc ly cà phê Phố”. Chỉ có vậy, họ mới bớt “chán”, và lại yêu cuộc sống này, hăng say với công việc và cho một ngày mới tràn đầy năng lượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hà nội trong tản văn nguyễn trương quý (Trang 70 - 72)