Tính thời sự trong tản văn NguyễnTrương Qúy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hà nội trong tản văn nguyễn trương quý (Trang 94 - 99)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3. Tính thời sự trong tản văn NguyễnTrương Qúy

Nhà văn Nguyễn Trương Quý đã tinh tế khi vận dụng thế mạnh của tản văn để len lỏi, thâm nhập và phản ánh đời sống thị dân, phố thị Hà Nội. Nhà văn đã sử dụng cặp mắt trẻ của mình săm soi từ chuyện nhỏ, chuyện to vẫn diễn ra xung quanh cuộc sống của anh hàng ngày như chuyện ở công viên, chuyện tắc đường, kẹt xe, ô nhiễm khói bụi ở Hà Nội, chuyện quà cáp của các quan lớn quan nhỏ mà báo chí không năm nào không nói vào dịp lễ tết. Hơn thế nữa, nhà văn lại là cậy bút tự do “không bị trói buộc bởi chủ trương, chính sách hay cái gout riêng của Tổng biên tập”, nên anh càng mạnh dạn phóng bút hết nơi này đến nơi khác “khiến không ít người nhột nhạt vì cứ nghĩ Trương Quý đang nói tới mình”. Cũng vì điểm hấp dẫn này mà độc giả yêu mến và lựa chọn tản văn của nhà văn Nguyễn Trương Qúy để đọc, chiêm nghiệm và hiểu hơn về một xã hội mình đang sống. Có thể từ đó người đọc sẽ có những suy nghĩ tích cực, có những hành động thay đổi chính mình vì một xã hội tiên tiến và văn minh hơn.

Trong truyện Marathon quà Tết nhà văn NguyễnTrương Quý quan sát chuyện biếu xén với giọng văn của một ký giả điều tra với các số liệu chính xác như sau: “Người ta vẫn cho rằng biếu xén là một cách ứng xử đã có từ lúc con người còn sống trong thời tối cổ. Biếu xén từ lúc nào đã thành thước đo lòng người, thành một văn hóa giao tiếp. Người ta đã có cả những câu ngạn ngữ về lợi ích thực dụng của quà biếu: Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn…Giới công sở xem ra đi đầu trong lĩnh vực thể hiện văn hóa phong bì này. Năm ngoái, chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã đưa ra con số tiền quà biếu của 663 đơn vị Nhà nước lên đến 4000 tỷ đồng. Còn đến các cơ quan vào dịp cuối năm, chúng ta dễ thấy cảnh kế toán hành chính ngập lụt trong danh sách quà tặng và phong bao”(24,Tr.64). Điều mà tác đề cập đến ở đây chính là việc con người đã khéo léo lách luật “Qui chế công khai quà biếu” vốn dĩ rất lành mạnh và văn minh. Nó chỉ như một món quà khích lệ, một phần thưởng cho những cống hiến của người lao động trong suốt một năm cần mẫn làm việc. Nhưng chính con người lại biến qui chế văn minh ấy thành những sản phẩm khác của thời đại “là dầu bôi trơn” để sang năm làm việc được thuận buồm xuôi gió hơn, ít bị để ý, bắt bẻ lỗi này lỗi kia … Và quà biếu ngày tết như một “loại ma sát ngầm qui ước”, biếu quà cho sếp không đơn gian mà phải “nghĩ nát cả đầu” cho ra một món quà “có lí” nhất, đi đến nhà sếp và biếu quà như thế nào lại là một dịp để những nhân viên cấp dưới trổ tài nghệ và sự duyên dáng của mình. Những điều này làm cho người đọc như tôi chợt nghĩ đến thái độ làm việc của công nhân viên chức, nhân viên văn phòng: giá như lúc làm việc họ cũng “vắt chất xám” để có những thành công, những sản phẩm hay kết quả công việc ưu việt như lúc đi biếu quà tết thì có lẽ xã hội Việt Nam của chúng ta đã có những bước đi xa hơn, tiến gần hơn nữa so với văn minh nhân loại rồi. Nhà văn Nguyễn Trương Qúy dường như cũng đang nói hộ tiếng lòng của nhiều người trong chúng ta “phận văn phòng tép riu – mong dẹp được những cái lệ nghiệt ngã này”.

Giáo dục là một trong những ngành được xã hội tôn vinh “ươm mầm xanh cho đất nước”. Nhưng những năm qua thì ngành giáo dục lại là nghành có nhiều biến động nhất: nào cải tiến phương pháp học, thay đổi sách giáo khoa, thay đổi cáh thi cho phù hợp với thời đại… Lần thay đổi nào cũng chưa kịp hết một vòng quỹ đạo đã lại có những cải biên, cải tiến mới. Những cách tân này đã cho ra lò những sản phẩm xứng

tầm “Thử nghĩ mà xem, thằng cu con mình học đến lớp năm rồi mà làm toán đặt ẩn số vẫn còn ngơ ngơ ngác ngác, viết văn vẫn cứ tả cô giáo em tuy hiền lành ngoan ngoãn nhưng bạn nào hư cô bắt nuốt phấn, không nhờ cô nâng đỡ kèm cặp, năm sau đừng hòng vào lớp chọn trường điểm cấp hai trung học cơ sở.

Một khi cô đã nhận giỏ quà, một phong bì tế nhị kẹp giữa chai rượu với hộp bánh hay túi trà, ấy là ta đã biến món quà (có nhiều nhặn gì cho cam, tròm trèm năm trăm ngàn thôi mà) thành lộ phí cho con em mình đi xa hơn chứ không chỉ tránh bị nuốt phấn”[24,Tr.67]. Với những sản phẩm đầy nhức nhối này thử hỏi xã hội Việt Nam không biết sẽ đứng ở vị trí nào với những nhân tài không biết chữ hay ngồi nhầm lớp. Đây đúng là vấn đề nóng của xã hội mà bất kể người Việt nào cũng đều đau đáu chờ đợi những quyết sách đúng đắn hơn từ những người được nhân dân tin tưởng và giao phó trọng trách thay họ tìm con đường sáng cho dân mình đi theo.

Nếu như ở trên tác giả viết trong tư cách của một kí giả thì đến với câu chuyện

“Hà Nội: chợ trong chợ” là một câu chuyện được nhà văn Nguyễn Trương Quý viết với văn phong của người con Hà Nội đi xa nhớ về nhà mình. Nhà văn cho rằng “chợ là cái nối liền nỗi nhớ của người xa quê” và nhà văn đem chợ Hà Nội ra đếm như cách tính sự thương nhớ của mình đối với Hà Nội. “Nói không quá cường điệu, Hà Nội là hình ảnh của một đời sống chợ búa. Chợ lớn, từ thời là kinh đô của các triều đại phong kiến. Thành-thị, dù yếu tố "thành" có thể đổi khác, phần "thị" vẫn sống bền và tự xoay xoả, sinh sôi phát triển” (27,Tr.41). “Bảy chục phố từng mang tên Hàng cho thấy phố chợ là một đặc trưng của Hà Nội xưa. Dù tên gọi chính thức của chính quyền có biến đổi, dù có lúc không còn là kinh kỳ, thì cái tên Kẻ Chợ vẫn được dân gian dùng”(27,Tr.42) Nhưng đó là chuyện xưa, chứ thời nay hầu như chợ ở Hà Nội đều đã được qui hoạch lại để phù hợp với thời hiện đại hóa. Chợ to thì đã có siêu thị hay những trung tâm mua sắm, còn chợ vừa thì chuyển bán sĩ cho các vùng, tỉnh lân cận, còn chợ cóc thì hầu như dăng kín khắp mõi ngõ ngách Hà Nội. Chợ cóc chủ yếu phục vụ cho các bà nội chợ ngại đi chợ xa, chỉ cắp làn đi mua mớ rau, miếng đậu phụ... Chợ lại có những khó khăn của chợ, cái khó khăn chính là anh làm qui hoạch chợ tron bản trình bày thì logic hợp lí hợp tình nhưng khi anh ta tự xách lan ra chợ anh ta mới giật mình “chợ không phải là trung tâm thương mại hay dịch vụ gì hết, mà là thế giới chưa

từng biết đến” [27,Tr.48]. Cách mà nhà văn liệt kê các loại chợ, các kiểu chợ, “mở cửa ra gặp chợ” người đọc dễ thấy nhà văn như đang gắt gỏng với những chợ chen chúc chợ trong lòng thủ đô. Chợ đem đến những phiền toái như trộm cắp, cãi vã, lừa lọc mất cảnh quan, thiếu vệ sinh nhưng có lẽ không phải thế. Đọc kĩ người đọc nhận thấy điều mà nhà văn trăn trở lại chính là “chợ là nơi người lao động, người nghèo và dân ngoại tỉnh ngụ cư nhặt nhạnh đồng rau mớ cháo, nơi cho phép chi tiêu vừa vặn với túi tiền eo hẹp”. Cái nhìn đầy nhân văn, sụ cảm thương của người đọc cho thấy tâm hồn của nhà văn trải rộng tới từng mảnh đời của những người dân nghèo ở thủ đô, ở tỉnh lẻ kéo về Hà Nội kiếm kế sinh nhai. Giữa lòng Thủ đô, trung tâm kinh tế của một đất nước vẫn kiểu kinh tế manh mún, tự tự phát, vẫn những kiểu chi tiêu “keo kiệt”, vẫn những mảnh đời sống lay lắt bằng đồng rau mớ cháo kiếm cơm qua ngày. Bức tranh chợ trong tản văn của nhà văn Nguyễn Trương Qúy đã giúp ngươi đọc có cái nhìn chân thực hơn về nền kinh tế của một nước đang phát triển. Đây cũng là cách nhà văn kêu gọi mỗi người trẻ chúng ta nên suy nghĩ sẽ làm gì? Phải làm gì để thay đổi bức tranh phố chợ hiện nay cũng như thay một chiếc áo mới cho nên kinh tế nước nhà. Đây cũng chính là tấm lòng của một người con đất Hà thành viết về nơi mình sinh ra lớn lên và trưởng thành.

Tản văn có cái chất báo chí mà các thể loại truyện khác không có. Không khí thời sự làm cho câu chuyện sống động hơn. Hầu hết những tản văn mà nhà văn Nguyễn Trương Qúy viết đều rất thời sự từ chuyện quy hoạch khu phố cổ Hồ Gươm, công viên, đường phố, chợ, cây xanh hay như tắc đường, chuyện cuộc sống của con người ngày ngày vẫn diễn ra nơi công sở, vỉ hè, góc phố hay những câu chuyện về thời tiết nóng nực ở Hà Nội mà xưa thơ văn ít đề cập đến. Những câu chuyện giải phóng mặt bằng đất ông cha nhường chỗ cho những khu công nghiệp hay những khách sạn mọc lên nhằm phát triển kinh tế. Hay những cảnh trùng tu chùa chiền cũng làm nhà văn có nhiều trăn trở. Cảnh mua thần bán thánh rồi tất cả đồ giả đều bày bán giữa “thanh thiên bạch nhật”, giữ cửa thiền tôm nghiêm. Giới trẻ ngày nay có những tâm tư, tình cảm, cách nghĩ và cách sống cũng có nhiều thay đổi so với thế hệ trước. Những điều này nhà văn Nguyễn Trương Qúy dường như hiểu rất rõ, phản ánh trong văn cũng thật sâu sắc như trong những bài tản văn: Giới trẻ Hà Nội trong vòng vây giải trí, Nơi

tuổi 17 hẹn, Công nghệ sống chậm, Phượt. Chúng ta có thể nêu một ví dụ điển hình cho không khí thời sự trong tản văn của nhà văn Nguyễn Trương Qúy, đó là câu chuyện Bốn ngày ngập ở Hà Nội được nhà văn viết nhân kỉ niệm những ngày ngập tại Hà Nội vào tháng 11 năm 2018. Ngày ngập đầu tiên “Thứ sáu ngày 31/10: Buổi sáng mưa tầm tã, đến trưa ngớt một chút. Nhiều người tranh thủ tạt về nhà ăn cơm hoặc kết thúc công việc của tháng Mười nhưng chắc không ngờ đó lại là kỳ nghỉ cuối tuần kinh khủng nhất trong cuộc sống của họ ở Hà Nội”[28,Tr.99]. Ngày mưa thứ hai “Thứ bảy ngày 1.11: Sáng sớm, cảnh tượng từ năm 1984 mới gặp lại: nước tràn vào nhà. Bể nước ngầm vào sân đã bị tràn qua nắp. Cả nhà hì hục khuân vác, đứa cháu tranh thủ đi mượn mấy viên gạch của nhà hàng xóm đang xây nhà để kê đồ cao lên. Từ lúc này, sinh hoạt được rút lên tầng trên, trừ lúc nấu cơm thì đành chấp nhận bì bõm trong nước[28,Tr.99]. Cảnh sinh hoạt của người Hà Nội cũng tấp nập hơn với việc tích trữ đồ ăn cho những ngày ngập lụt như gạo, mì ăn liền, còn những thực phẩm khác thì giá tăng vọt lên như: rau muống giá 25 000 đồng một mớ, thịt lợn nạc vai 160 000 đồng một kg, gà làm sẵn gí 200 000 đồng/con… Ngày thứ 3 ngập lụt tại Hà Nội, ngày chủ nhật 2.11 rồi ngày thứ tư, ngày 3.11 nước đã rút dần, “Hà Nội lại uể oải trở về nhịp sinh hoạt bình thường với phập phồng lo vỡ đê sông Hồng. Nhưng trên mặt báo và blog, lại nóng lên trước một vài câu nói của lãnh đạo thành phố”[28,Tr.106].

Với đặc trưng luôn viết về những hiện tượng nóng hổi của đời sống, vì vậy mà thời gian trong tản văn của nhà văn Nguyễn Trương Quý thường là thời gian ở hiện tại. Tác giả phản ánh hiện tượng số lượng người tham gia giao thông chủ yếu sử dụng xe máy để lưu hành gây nên khá nhiều những hệ quả tiêu cực cho Hà Nội hôm nay dưới góc nhìn hài hước: “Những năm đầu thế kỷ 21 này, có đi đâu xa, dân văn phòng sống ở thành phố như Hà Nội mới ngộ ra, lắm khi cái nao nao kỷ niệm lại là tiếng còi xe máy trong những phút tắc đường. Ở thành phố bây giờ, tiếng còi kem trưa hè bồi hồi tâm trí bọn trẻ thì đã xa lắc, tiếng metro sầm sập thì chưa tới. Dân văn phòng thành phố chúng ta bây giờ, có thể định nghĩa là sinh vật di chuyển bằng xe máy hai bánh chứ không phải hai chân. Nếu vẽ tranh biếm họa hay giả tưởng về dân văn phòng trên đường phố hôm nay, hoàn toàn có thể vẽ một sinh vật đầu người mình xe máy”[24,Tr.159]. Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, thành phố nhỏ bé này đã trở

nên chật chội hơn rất nhiều bởi phải chứa đến hai triệu xe máy mà đa phần là của người dân tứ xứ dồn về Hà Nội để làm ăn, mưu sinh. Đi theo nó là hàng loạt các vấn đề về ô nhiễm không khí, tiếng ồn, tắc nghẽn giao thông đang diễn ra hằng ngày đã vô tình làm cho Hà Nội hôm nay xấu đi nhiều. Tác giả đặt vấn đề trong sự so sánh giữa thời gian quá khứ và hiện tại để nhận thấy tốc độ thay đổi chóng mặt của thành phố.

Bên cạnh những mặt phát triển tích cực chắc chắn thành phố cũng không tránh khỏi những hạn chế, tồn tại nảy sinh trong quá trình đô thị hóa. Song nếu có sự chung tay, đồng hành từ ý thức người dân và trách nhiệm của các nhà quản lý một cách chặt chẽ thì thành phố hoàn toàn có hy vọng và niềm tin về sự đổi mới đẹp đẽ hơn, hoàn thiện hơn. Quan sát và ghi chép mọi vấn đề ở hiện tại thông qua những sự vật, hiện tượng tưởng chừng như rất nhỏ bé song tác giả đã chứng minh những tác động không hề nhỏ của chúng theo thời gian và cả những thách thức đặt ra ở tương lai đối với sự phát triển chung của thủ đô.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hà nội trong tản văn nguyễn trương quý (Trang 94 - 99)