Bức tranh Hà Nội từ góc nhìn kiến trúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hà nội trong tản văn nguyễn trương quý (Trang 46 - 54)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.1. Bức tranh Hà Nội từ góc nhìn kiến trúc

Nhà văn Nguyễn Trương Qúy tốt nghiệp trường Đại học kiến trúc nhưng lại bén duyên với văn chương. Anh đã xây dựng cho mình một thương hiệu tản văn lấy Hà Nội làm đối tượng để viết. Khi miệt mài với những trang văn Nguyễn Trương Qúy nhận thấy văn chương và kiến trúc đem lại cho anh nhiều ý nghĩa ‟Văn chương là

công việc có thao tác một công cụ - chỉ cần một bàn phím nhưng tạo ra cả thế giới của riêng mình. Kiến trúc là công việc đòi hỏi rất nhiều thứ liên quan – bản vẽ thiết kế, bóc tách vật liệu, tổ chức thi công – tạo ra một không gian giới hạn. Khi Nguyễn Trương Qúy viết văn anh thường nhìn tác phẩm ở phương diện cấu trúc ngôn từ và khả năng kiến tạo không gian riêng của nó”[40].

Nhà văn Nguyễn Trương Quý cũng đã sử dụng con mắt kiến trúc của mình để ‟định dạng cho được tấm căn cước không gian sống đô thị Hà Nội” qua những trang viết của mình. Một trong những thứ ấy là không gian kiến trúc, quy hoạch, những góc phố cây xanh, những con ngõ bụi bặm, những mặt hồ đến những cái chợ vỉa hè lem nhem mà Nguyễn Trương Qúy gọi là những giá trị vụn vặt “Hà Nội là thành phố của những sự vụn vặt đẹp đẽ và bé xinh, sự hoành tráng và nguy nga không tồn tại. Việc đi tìm những mẩu đẹp đẽ ấy, cũng như những hạt bụi vàng được một ông Pautovski gom góp thành một bông hồng kỳ diệu, là một điều có thể làm được ”[27,tr.9].

Qua các tác phẩm được khảo sát, có thể nói kiến trúc được nhắc đến nhiều nhất, gắn liền với ký ức về Hà Nội cổ và xưa là khuôn viên kiến trúc Hồ Gươm. Hầu hết các tác giả khi viết về Hà Nội, đều nhắc đến địa danh Hồ Gươm với những góc tiếp cận khác nhau. Nguyễn Ngọc Tiến khai thác dựa trên những cứ liệu lịch sử về đền Ngọc Sơn: “Hiện không có tài liệu nào ghi chính xác chúa Trịnh Giang xây cung Khánh Thụy trên núi Ngọc năm nào. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Vinh Phúc, cung được xây vào năm 1739. Họ Trịnh suy vong, Lê Chiêu Thống đã trả thù bằng cách đốt cung vào năm 1786. Sang thế kỷ XIX, một ngôi chùa được dựng lên trên nền cung Khánh Thụy. Năm 1843 chùa lại đổi thành đền, thờ Văn Xương, Trần Hưng Đạo và Quan Vũ (một danh tướng thời Thục Hán - Trung Quốc)” [65;Tr.333]. Trong khi đó, họa sĩ Đỗ Phấn tập trung vào kiến trúc của Tháp Rùa với những khám phá đặc biệt: “Tháp Rùa tồn tại bởi lý do thẩm mĩ là chính. Vẻ đẹp của nó rất khó gọi tên. Không phải thứ thẩm mĩ rạch ròi Đông Tây Kim Cổ của kiến trúc. Cũng không phải vì kích thước áp đảo của một tòa cao ốc. Lại càng không phải di tích lịch sử gắn liền với những chiến công hiển hách của tiền nhân. Đơn giản, nó chỉ như một nét chấm phá tuyệt diệu vào đúng cái nơi cần có trong khung cảnh mênh mang nước hồ Lục Thủy” [61;Tr.221]. Có thể nhận thấy cùng tìm về với những kí ức đẹp đẽ của Thăng Long – Hà Nội ngàn năm tuổi

nhưng qua những quan sát, suy cảm của mỗi cá nhân lại có những Hà Nội rất khác nhau. Tuy vậy, các tác giả đều giữ thái độ trân trọng và nâng niu gìn giữ những cái hồn của Thủ đô ở hiện tại. Nhà văn Băng Sơn cũng vẫn trên dòng chảy kí ức nhưng nhà văn lại chọn cho mình góc nhìn mới. Hồ Gươm trong kí ức của nhà văn là nơi gắn bó với hàng cây trùm tỏa bóng xuống mặt nước xanh rêu: “Có thể gọi các loài xanh cây lá quanh Hồ Gươm là một đặc sản Hà Nội chăng? Nó không thể thiếu, nó đã đi vào hồn người nhiều thế hệ, dù bạn là nhạc sĩ tài hoa, nhà nhiếp ảnh kì tài, hay chỉ là người bình dị hằng ngày bươn chải…”[63,Tr.41;59]. Hay là những khi nhà văn lại tưởng nhớ nhiều đến những nhân vật tạo cái nền tản trong văn hóa ứng xử, tri thức và tính cách của người Hà Nội: “Có nơi nào nhiều danh sĩ như Hà Nội? Cao Bá Quát nhà ở phố Đình Ngàng, Phạm Đình Hổ cư ngụ nơi phường Hà Khẩu (Hàng Buồm), cả đến người tung bút gió mưa viết nên bản tuyên ngôn đầu tiên “Nam quốc sơn hà nam đế cư…” là Ngô Tuấn - Lý Thường Kiệt cho đến một Ức Trai hào hùng trong “Bình ngô đại cáo”, mà chứng tích còn ghi trong câu thơ “góc thành Nam lều một gian…”[64, Tr.41;24]. Nhà văn Nguyễn Trương Qúy khi viết về Hồ Gươm lại không hoài cổ mà bằng sự quan sát tỉnh táo, cái nhìn chân thực “Với người dân ở đây, Phố cổ - Hồ Gươm là những vùng có tính thiêng liêng, hoặc đã nằm trong tâm thức của họ như một sinh thể sống song hành trọn đời”[27,Tr.10]. Với Nguyễn Trương Qúy thì Hồ Gươm như một thực thể sống và vấn đề mà nhà văn trăn trở chính là việc quy hoạch lại Hồ Gươm để nó phù hợp với một Hà Nội đang trong thời kỳ đô thị hóa. Tuy nhiên quy hoạch như thế nào để cái “hồn” của Hồ Gươm còn được bảo tồn lại là một bài toán nan giải. Nhà văn Nguyễn Trương Qúy dưới góc nhìn của một kiến trúc sư cũng đã có những phân tích “Một tổng thể, một không gian có nhịp điệu, vần luật và chung ngôn ngữ cho cảm giác hài hòa đồng thời mang tiếng nói biểu lộ cho một cấu trúc toàn vẹn. Tất nhiên những người chủ trương “hiện đại hóa” và “phá cách” hậu hiện đại trên tinh thần đổi mới và phát triển những di sản quá khứ - một đòi hỏi của thời đại, luôn tìm những phương án cài cắm kiến trúc mới bên cạnh việc bảo tồn nguyên trạng những kiến trúc cũ còn giá trị. Ý tưởng thì quá hay, nhưng kiến trúc mới cộng sinh liệu cũng giống như chiếc răng bịt vàng trong một “nụ cười như mùa thu tỏa nắng?”[27,Tr.11]. Những cách nhìn nhận khác của nhà văn Nguyễn Trương Qúy cho thấy mối liên hệ văn chương và

kiến trúc “Có một kiểu chơi kiến trúc cộng sinh - công trình mới dùng vật liệu tương phản và có đặc tính phản chiếu như gương kính đặt trong quần thể cũ, hình ảnh của xung quanh được tái hiện lại và nhà thiết kế coi đó là thành công” [27,Tr.12].

Nói đến cảnh quan xung quanh Hồ Gươm, nhà văn Nguyễn Trương Qúy lại có những đánh giá “Với 1700m chu vi hồ, ước chừng cứ 2m có một cây, mà lại có hai ba lớp cây, như vậy là khoảng 2.000 cây quanh hồ (Không kể cây bên kia đường), mật độ khá lý tưởng, chủng loại đa dạng, nhiều cây lâu năm, tạo hình đẹp. Hồ Gươm còn mang chức năng sinh thái quan trọng”[27,Tr.16].

Không chỉ thế, Nguyễn Trương Qúy còn cung cấp cho bạn đọc những kiến thức lịch sử của Hồ Gươm, những biến đổi thăng trầm của lịch sử “Thời nhà Lý rồi nhà Trần, mang tên hồ Lục Thủy với di tích tháp Báo Thiên. Hồ chỉ như bến thuyền phụ cho 61 phường. Thời Lê, mang tên Hoàn Kiếm nổi tiếng và là nơi diệt thủy quan, lại có sự tích rùa thần. Thời chúa Trịnh, phủ chúa xây phía Tây Nam hồ, hành cung san sát…có đảo Ngọc và gò Rùa, có cầu Thê Húc, có chùa Báo Ân (còn lại tháp Hòa Phong). Rồi đến những kiến trúc quy hoạch của người Pháp và mối liên hệ với khu phố cổ”[27,Tr.19]. Sau nữa, là lòng tự hào khi thỉnh những văn nhân tài tử, những giá trị tinh thần còn đọng lại, những tinh hoa “lắng hồn núi sông”: “Hay cứ nhớ Nguyễn Du thảng thốt “Bạc đầu còn thấy được Thăng Long” khi trở lại thăm hồ Hoàn Kiếm sau những năm tháng phiêu dạt”[27,Tr.19].

Sau câu chuyện về khu phố cổ, Hồ Gươm là câu chuyện về phố cổ, phố làng. Những trang văn viết về Hà Nội: Phố cổ, phố làng trong cuốn Tự nhiên như người Hà Nội gợi cho người viết nhớ đến tâm trạng của nhà thơ Xuân Diệu: yêu cuộc sống trần thế đến rạo rực, cuống quýt, đến đoạt quyền của tạo hóa của thiên nhiên. Ấy vậy nhưng vẫn chưa đủ đầy, vẫn thiếu, vẫn cô đơn, vẫn chia li… Nguyễn Trương Qúy cũng vậy, yêu lắm mảnh đất Hà Nội quê hương anh, cũng là nơi nuôi lớn khôn anh, là nơi để bây giờ quay lại anh muốn viết về mỗi góc phố, con người, từ những cái vụn vặt cũng làm anh động lòng. Cũng vì yêu lắm, yêu quá mà anh tham lam: vừa muốn Hà Nội ngàn năm văn hiến vẫn còn nguyên những nét rêu phong, cổ kính, lại vừa muốn Hà Nội thay áo mới để sánh vai với bạn bè năm châu. Cũng bởi vậy, mà anh không kìm nén nổi những tiếng thở dài, rồi bật thành những lời chao chát khi thấy phố

cổ, phố làng bị méo mó, bị đi vào quên lãng “Sự thật là không còn một khu phố dân gian đầy ma lực nữa. Bây giờ đi rạc cẳng hết cái tam giác qui ước của “Thành Phố” chiếm toàn bộ khu phía bắc Bờ Hồ của quận Hoàn Kiếm thì cũng không thể tìm cho ra góc nào đã được ông Phái vẽ”[27,Tr.22] hay là sự bảo tồn phố cổ kiểu “Muốn có mái dốc là có, muốn giật cấp chiều cao cũng được, muốn có mặt tiền có “bản sắc”? Ok, rất đơn giản. Nhưng thử bước vào trong xem, tường lát gạch, men kính lộng lẫy, toa lét thơm tho, phòng ốc đâu ra đấy. Nghĩa là hình thức liêu xiêu với xô nghiêng chỉ để làm dáng cho các bác họa sĩ và nhạc sĩ tìm bút hứng, còn giá trị cổ hả?”[27,Tr.23]. Còn chuyện về phố làng nhà văn lại có cái lo riêng “Sống ở một làng cả một đời, nhà cửa dòng tộc họ hàng trăm năm ven đô, bỗng ngày kia có chỉ thị quy hoạch bốc tất cả đi. Nghĩa là đất hương hỏa cha ông, mồ mả, đình chùa miếu mạo, quan hệ họ hàng làng xóm, những thứ đếm được và những thứ không đếm được, đều nhất tề thiên di. Số phận của các làng cổ ven thành đang được hoạch định như thế”[27,Tr.26]. Đó là những bộn bề lo lắng của nhà văn trẻ khi chứng kiến những bước chuyển mình của đất nước. Tuy vậy, anh cũng đủ tỉnh táo để an ủi mình cũng như bạn đọc “Nên chăng không phải lo lắng quá về sự nhôm nhoam ấy, nó là bằng chứng cho một sức sống chuyển mình mãnh liệt”[27, Tr.26].

Hình thái đô thị Hà Nội không chỉ là không gian khu phố cổ, Hồ Gươm mà còn có không gian công cộng mang tính văn hóa và dân chủ: công viên. Dưới con mắt quan sát của Nguyễn Trương Qúy thì việc quy hoạch công viên ở Hà Nội có cái chưa đúng “… Bạn sống ở quận Thanh Xuân chẳng hạn, bạn sẽ chẳng thể tìm ra nổi trên bản đồ có công viên vườn hoa nào ở quận mình cả. Thông cảm nhé, quận ta mới thành lập, chưa có quy hoạch nào vẽ ra được chỗ đất thừa làm công viên [27,Tr.29]. Nguyễn Trương Qúy cũng đưa ra những con số thể hiện rất rõ cái chưa được của hệ thống công viên ở Hà Nội “Hà Nội có bình quân diện tích cây xanh là 3,5 m2/người (“Hỏi đáp 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội”, Tô Hoài – Nguyễn Vinh Phúc). Nhưng đấy là người trên hộ khẩu, chứ chắc cả bà con làm ăn tạm trú thì con số kia thấp hơn. So với 28m2 của Pari hay 40m2 của Matxcơva thì …”[27,tr.31].

Còn có những nơi được quy hoạch làm công viên nhưng khi quan sát nhà văn trở nên lẩn thẩn “Ở đoạn quành Lăng Cha Cả về Hoàng Văn Thụ từ Tân Sơn Nhất có

một công viên hình tam giác khá lớn mà cả ba phía đều là lộ lớn với các giao điểm trọng yếu, tôi lẩn thẩn thắc mắc không biết nếu muốn từ ngoài vào chơi công viên thì có quá mạo hiểm khi băng qua đường nườm nượm xe cộ như thế không”[27,tr.31]. Và còn có nhiều hình thái đập vào mắt tác giả và mỗi chúng ta những điều vô lí như thế. Để công bằng với việc quy hoạch công viên, vườn hoa là những trạng thái hoạt động của công viên, vườn hoa: “Vườn hoa công viên bây giờ là nơi:

-Tập thể dục buổi sáng sớm

-Đi bộ giảm béo buổi tối

-Điểm hẹn của những phần tử không tiện hẹn ở ngoài phố.

… Còn lại bạn mà đi vào công viên, nhất là qua bãi cỏ vườn hoa,bạn sẽ thấy việc sống ở xa công viên vườn hoa hồ này hồ kia có khi lại là phúc đức. Buổi sáng sớm hoặc đầu giờ chiều bạn quá bộ qua những nơi đó bạn sẽ thấy trên bãi cỏ, ven hồ, gốc cây, sót lại những di vật khủng khiếp của thời hiện đại, các “phụ tùng thời đại văn minh” la liệt “áo mưa”, “ủng”, nilon, bọc to bọc nhỏ, và nhất là những ống kim tiêm chích lăn lóc”[27,tr.30].

Từ góc nhìn kiến trúc thì nhà văn cho rằng kiến trúc của các công viên còn quá ư khiêm tốn “Điều dễ thấy nhất là không thích hợp cho việc nuôi nhốt những con vật hoang dã trong một diện tích nhân tạo 28ha, trong đó diện tích mặt nước 6ha”[27, tr.35]. So với thế giới công viên của chúng ta đúng là “cô bé nhọ nhem”. “Trên thế giới người ta đã dần thay thế những công viên bách thú chật chội và chung đụng môi trường đô thị bằng những công viên quốc gia bán hoang dã rộng tới hàng nghìn hecta”[27,tr.35].

Qua từng lớp ngôn từ, giọng văn pha chút mỉa mai với tâm trạng băn khoăn trăn trở nhà văn Nguyễn Trương Qúy đã ghi chép lại tỉ mỉ những cái chưa được của khuôn viên công viên, vườn hoa ở Hà Nội ở mọi góc cạnh, mọi trạng thái như một thực thể sống động.

Bộ mặt chợ Hà Nội biến đổi nhanh và có sức hút đáng kinh ngạc đến mức Nguyễn Trương Quý phải thốt lên: “Anh chị có nhớ cái ngày mà siêu thị Metro khai trương không? Cái ngày mà khiến cho cả Hà Nội phát sốt, phát rét cho tận mấy tháng sau nữa. Nói ra thì bảo là quá đáng, nhưng nhớ lại mà xem, Hà Nội năm 2004 mà phải

chen lấn xếp hàng hơn bao cấp, họ cãi cọ giành giật một chỗ để xe” [24,Tr.106]. Ngôn ngữ được Nguyễn Trương Quý sử dụng trong tác phẩm của mình hiện rõ sự hồ hởi, hân hoan khi bắt gặp những thay đổi của đô thị mới. Những tình thái từ “ôi”, “chao ôi” được sử dụng với mật độ dày đặc đã bộc lộ rõ tâm trạng đến choáng ngợp của nhà văn trước sự thay đổi chóng mặt của đô thị hiện đại. Thời nào cũng vậy, Chợ luôn đóng vai trò là trung tâm kinh tế văn hóa của một đô thị. Chợ chính là chuẩn mực để đánh giá sự phát triển kinh tế của một đô thị. Như vậy, khi chợ Hà Nội xuất hiện nền kinh tế hàng hóa đa thành phần là lúc người ta nhận thấy chợ Hà Nội đang có bước chuyển mình mạnh mẽ. Đồng thời chợ Hà Nội đã sẵn sàng đón nhận những thay đổi theo hướng tiện ích, phù hợp với không gian đô thị mới. Chúng ta vẫn biết chợ không chỉ nơi tập trung buôn bán, trao đổi hàng hóa thể hiện sự năng động của đô thị thời kỳ đổi mới mà còn là nơi minh chứng cho những thay đổi của phương tiện giao thông sao cho thật phù hợp với sự chuyển mình của chợ. Chính vì lẽ đó bộ mặt phương tiện giao thông của Hà Nội có sự thay đổi mạnh mẽ. Trước đây, phương tiện giao thông ở Hà Nội chủ yếu là xe kéo, xe ngựa, phải đến cuối thế kỷ XIX mới xuất hiện xe đạp. Ngay lập tức xe đạp trở thành phương tiện tiện ích, thời thượng nhất lúc bấy giờ: “Từ đầu thế kỷ XX đến cuối những năm 1930, xe đạp ở Hà Nội và nhiều tỉnh thành miền Bắc hầu hết là xe sản xuất ở nước ngoài với giá thành khá cao so với thu nhập của tầng lớp tiểu tư sản thành thị. Các nhà tư sản trong nước dù đã nhận ra xe đạp là phương tiện giao thông cá nhân chiếm vị trí số một của Hà Nội, nhưng đến đầu những năm 1940 họ mới đủ lực và nắm bắt được công nghệ nên mới đầu tư để cạnh tranh với xe nhập” [65,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hà nội trong tản văn nguyễn trương quý (Trang 46 - 54)