Bức tranh Hà Nội từ góc nhìn âm nhạc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hà nội trong tản văn nguyễn trương quý (Trang 75 - 76)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3. Bức tranh Hà Nội từ góc nhìn âm nhạc

Địa danh Thăng Long – Hà Nội là một vùng đất cổ vốn có bề dày lịch sử và văn hóa, nơi hội tụ tinh hoa văn hóa của bốn phương. Đây cũng là thành phố đi vào trong văn chương và âm nhạc nhiều nhất. Cũng chỉ riêng âm nhạc thôi chúng ta đã có thể “nói chuyện về Hà Nội qua những bài hát viết về Hà Nội – liên quan dù ít dù nhiều – là một cách nhìn thành phố của chúng ta sâu sắc hơn, hiểu cả những điều hay và những lẽ chưa được của nó…. Chúng ta nghe lại những bài ca Hà Nội với câu chuyện xưa là để hiểu chính mình và nghĩ về tương lai ”[25,Tr.9].

Những người sống ở nước ngoài lại coi những bài hát về Hà Nội như một báu vật được mang theo, là nhu cầu của một đời sống văn hóa xa xứ. Có lẽ chỉ có những bài hát mới có sức sống bền bỉ đến như vậy “Dù thời thế có thăng trầm, lòng người có đổi thay thì giá trị của những ca khúc hay viết riêng cho Hà Nội vẫn là vật chứng cho một tình yêu đặc biệt. Người ta vẫn còn hát những câu ca mộc mạc mà tài hoa về Hà Nội”[25,Tr.10].

Nhà văn Nguyễn Trương Qúy đã dành thời gian để “khảo cứu” những ca khúc viết về Hà Nội từ thời hình thành Thăng Long, cách đây 1000 năm, trải dài cho đến

nay và dựng lại “không gian của một thời gian huyền thoại” qua sự tương tác của lời ca, của âm nhạc. Một cách nói chuyện sâu sắc về Hà Nội qua những bài hát, cuốn sách

Còn ai hát về Hà Nội kể về những người đẹp với những mối tình đã trở thành tình khúc, về thời tiết, thiên nhiên và cả những biến đổi thời cuộc của Hà Nội trong các nhạc phẩm quen thuộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hà nội trong tản văn nguyễn trương quý (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)