Đời sống thị dân Hà Nội nhìn từ góc nhìn của một kiến trúc sư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hà nội trong tản văn nguyễn trương quý (Trang 54 - 65)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.2. Đời sống thị dân Hà Nội nhìn từ góc nhìn của một kiến trúc sư

Đã nhiều năm qua, nhiều người tìm đến tình yêu với Hà Nội – “hướng về thành phố xa xưa” ấy như một sự thoát ly thực tại, yêu một thứ thuộc về ký ức chứ không phải yêu một thực thể. Nhưng thực thể sẽ trở thành một phần của ký ức… Nhiều thế hệ sinh sống ở Hà Nội cho thấy những gì họ làm ra có tính chất cá nhân lại có sức sống lâu hơn những công trình vật chất của xã hội. Theo quan niệm của nhà văn Nguyễn Trương Qúy “Không phải phố cổ sinh ra họ, không phải Hồ Gươm là nơi họ sống gần, không phải họ có mùa thu, mà họ tạo ra một phố cổ của họ, Hồ Gươm khi qua tay họ hình như mới đẹp và họ đã mang lại những cơn gió heo may dịu dàng cho mảnh đất không hẳn đã dễ sống này ”[26,Tr.9].

Cùng viết về đề tài đời sống thị dân nhưng nhà báo, nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến lại đi sâu vào phản ánh đời sống thị dân của thế kỷ XIX. Đời sống của người dân Hà Nội trong giai đoạn này bộn bề khó khăn. Đây là thời điểm lịch sử Việt Nam có nhiều biến động : từ chiến tranh, rồi miền Bắc và miền Nam bị chia cắt sau hiệp định Genève, kinh tế miền Bắc gặp nhiều khó khăn vì lúa ở Miền Nam không vận chuyển ra miền Bắc được. Trong khi đó, ở miền Bắc ruộng đất của địa chủ đều chia cho nông

dân nhưng hạn hán nên mất mùa kéo dài. Như vậy ở thị trường miền Bắc thiếu gạo trầm trọng. Ở trong hoàn cảnh này thì đời sống của cán bộ công nhân viên gặp nhiều khó khăn vì lương thấp mà giá gạo lại cao. Lúc này nhà nước phải cung cấp gạo cho bộ đội, cán bộ, công nhân viên, sinh viên… Đây chính là thời tem phiếu đi vào kí ức của những thế hệ sống ở thời kỳ này vì ‟khổ nhất là đi mua gạo. Mậu dịch viên hạch sách vô lối cũng phải im” [65,Tr.56). Nhưng có gạo để ăn cũng đã là hạnh phúc ở đời, người Hà Nội cũng như nhân dân miền Bắc còn trải qua thời kỳ gạo không có để ăn phải ăn độn với sắn, khoai, ăn lúa mì, ăn gạo tấm, bo bo… Thời tem phiếu, bìa mua hàng kéo dài đến tận những năm 1982 mới dần bị xóa bỏ và đời sống người dân thành thị cũng mới bớt ngột ngạt. Còn nhà văn Nguyễn Trương Qúy lại viết về đời sống thị dân ở Hà Nội thế kỉ XXI, cũng tập chung chủ yếu vào đời sống công nhân viên chức, những người làm công ăn lương. Cách một thế kỉ so với nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến nên đời sống của công nhân viên chức cũng đầy đủ và tiện ghi hơn. Trước hết nhà văn Nguyễn Trương Qúy nói về nếp sống của người Hà Nội trong bài “Tự nhiên như người Hà Nội” anh đã có dịp trải lòng mình, viết cho mình khi nghĩ về người Hà Nội thời đại mà anh đã, đang sống. Nhà văn cho rằng “Người Hà Nội đi đến đâu cũng thành ra “đại sứ văn hóa” và những bà con ngoại tỉnh chân đất mắt toét trông vào đó mà bảo “Hà Nội là thế đấy”[27,Tr.110]. Mạch tư duy khác lại có cách nghĩ “Người Hà Nội bây giờ cư xử chả ra sao, không như ngày xưa”[27,Tr.110]. Nhà văn cắt nghĩa cho rõ ràng “Nhưng “ngày xưa” nào: thời bao cấp tem phiếu đi vắng nhờ hàng xóm giữ chìa khóa hộ? Thời “tiền chiến” lãng mạn “tóc thề thả gió lê thê”? Hay thời toàn quốc kháng chiến “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” mùa đông năm 1946, hay Hà Nội ngẩng cao đầu đòi “Nixon trả nợ máu” tháng chạp 1972”[27, Tr.110;116]. Quả đúng như vậy, những đặc trưng “quý hiếm” chốn kinh thành Thăng Long - Hà Nội tuy đã lùi dần vào quá khứ và nay chỉ còn vang bóng nhưng vẫn cứ là “cái neo để chúng ta bám lấy cũng như hi vọng khi nghĩ về Hà Nội”[27,Tr.117].

Nhà văn Nguyễn Trương Qúy cho rằng chân dung con người Hà Nội có hai kiểu: một kiểu “văn phòng máy lạnh vi tính” và mặt còn lại “mặt phố vỉa hè”. Nhà văn đã có dịp phân tích “ở bầu thì tròn, sống 40 giờ một tuần máy lạnh thì rất lịch sự như tây, nhưng 128 giờ ở nhà, ngoài đường và đi chơi thì “chan hòa” với cộng đồng …

Nhà văn Nguyễn Trương Qúy hiện nay là dân văn phòng chính hiệu và cũng có 40 giờ máy lạnh như ai. Có lẽ, vì vậy mà cả một xã hội thành thị, được chú ý khu biệt tầm ngắm vào chốn công sở. Đời sống của “dân văn phòng” được tác giả vẽ lên không chỉ ở những phác thảo chân dung, mà còn quán xuyến nhiều chi tiết thường nhật đắt giá. Điều này cũng hợp với lối viết của Nguyễn Trương Qúy, viết những gì gần gũi, giản dị trước, rõ ràng “dân văn phòng, là chính anh. Dân văn phòng thì sao? Họ có phải là những con người lưng lửng, lưng chừng; nhiều mộng ước nhưng thường loay hoay với những thực tại “trần trụi” hàng ngày? Tất cả được nhà văn gom lại trong cuốn tản văn Ăn phở rất khó thấy ngon, xuất bản năm 2013. Thoạt tiên, cái tựa sách dễ gây ở bạn đọc một sự nhầm lẫn về một cuốn tản văn chuyên về chủ đề ẩm thực. Nhưng không phải vậy, đây là một cuốn tản văn “chuyên khảo” tâm lý xã hội học về đời sống “văn phòng”.

‟Mọi người vẫn nghĩ những người đi làm công sở là một khối người không có nhiều biến động, chừng ấy mong muốn, chừng ấy nhu cầu và chừng ấy hành động. Bề ngoài là như vậy, xong với bản tính đa sự của mình, những dân-văn-phòng này lại phức tạp về chuyện nghĩ ngợi nhất trong xã hội. Nói đến đời sống văn phòng là người ta hay nghĩ đến từ “chán”. Và mỗi người làm công sở mở miệng ra là có một từ “chán”. Một dàn đồng ca “chán” như vậy dễ khiến chúng ta hoảng hốt: không lẽ đời sống công sở lại u ám vậy sao?

Rất may đó chỉ là một thói quen, một quán tính. Cuộc sống văn phòng không phải là chốn bồng lai, nhưng cũng không phải là nơi đầy đọa con người. Song sống ra sao, anh viên chức khi mới nhập cuộc là A, sau những năm tháng đi làm đã định hình một phong cách nào, một phong cách định hình là A phẩy có hơn gì A không. Đó là câu hỏi mà ta chưa chắc đã dám trả lời”[24,Tr.7].

Cũng vì những sự thực về đời sống dân công sở mà ngày nào nhà văn cũng ‟mắt thấy tai nghe” đó mà nhà văn trẻ 7x đã quyết định “vẽ một bức tranh về giới viên chức thành thị, những vui buồn của họ, những khát vọng từ bé đến lớn”[24,Tr.7]. Trước hết, là nói tới nhu cầu thiết thân của dân văn phòng “cơm văn phòng, thời trang công sở, cà phê Trung Nguyên trà Dilmah, Nokia giắt túi phi xe Wave, một số còn tính thêm cả nhà nghỉ để cùng đi “công tác” hoặc gặp “khách hàng”[24,Tr.10]. Thời gian

của dân văn phòng được tác giả phác thảo như sau “8 tiếng ngồi làm việc là phải nhìn cái mặt thằng cha bên cạnh, nếu may có người đẹp chân dài thì còn khá. Ngoài công việc thì còn 8 tiếng để ngủ, 1 tiếng vệ sinh thân thể, giỏi lắm thì ăn cơm tối 2 tiếng, thêm 2 tiếng xem ti vi, nghe nhạc đọc báo, “giao lưu” các thế hệ trong gia đình thêm độ 1 tiếng, còn đi với bồ nữa, cũng còn 2 tiếng còn lại để làm cái chuyện lãng mạn ở đời (nếu coi là lãng mạn)”[24,Tr.10]. Trong khi đó tác giả có đoạn luận về “cơm văn phòng”, 15 000 đồng một suất, nó khác với “cơm hộp” trong khi cơm hộp là một loại cơm dành cho cả dân văn phòng và dân chợ búa. Và dân văn phòng cũng chỉ “nhai” cơm hộp vào buổi trưa, khi “các cô váy chữ A, chân dài, đi guốc cao gót ỏn ẻn…, các thanh niên công chức thì áo sơ mi quần âu đầu gôm” [24,Tr.9]. Phân bua một tràng dài về cuộc sống dân văn phòng để dẫn dắt vào vấn đề “dân văn phòng có thích tết không?”. Theo nhà văn Nguyễn Trương Qúy thì tết đến với dân văn phòng là như thế này “Tết chỉ là 5 ngày nghỉ để tiêu số tiền thưởng cuối năm. Tiêu như thế nào? Mua ti vi màn hình phẳng mới, dàn âm thanh để mở mấy đĩa nhạc ngày Tết lúc khách đến, ấm chén bát đĩa gà quá rau củ măng miến… Biếu quà sếp, lì xì mừng tuổi trẻ con, đổi tiền lẻ đi công đức chùa chiền, hay găm tiền để sát phạt tá lả mồng ba mồng bốn. Và mua quần áo diện để khoe hàng với nhau mùng năm chúc Tết ở cơ quan”[24,Tr.13]. Nói về tết thường các nhà văn hay nhắc về văn hóa cổ truyền của dân tộc như: Quây quần bên nồi bánh chưng, nhâm nhi chén nước chè và hàn huyên với nhau vài câu chuyện chờ vớt bánh chưng, ép bánh cho rắn và vuông, muối dưa hành, dọn dẹp nhà cửa, cúng sang canh, đi hái lộc hay những thú chơi tao nhã chốn kinh kì như chơi hoa, chơi chữ, thú chơi đồ cổ… Còn nhà văn Nguyễn Trương Qúy lại là bài toán kinh tế chi tiêu trong 5 ngày tết của dân văn phòng hẳn hoi vì vậy nên tư duy của “dân văn phòng trong cuộc sống cũng có cái gì đó hơi thực tế “làm sao cho vừa”. “Sống vừa” là sống điều độ để giúp cuộc sống tốt đẹp hơn chăng giống như “ăn vừa đủ chất thì cơ thể khỏe mạnh. Ngủ vừa đủ thì hồi phục cơ thể nhanh…. Hạnh phúc là vừa lòng với những gì mình đang có”[24,Tr.17]. Nhưng làm anh văn phòng lại có một tâm lí khác “mắc chứng sợ, sợ không vừa: sợ không vừa ý sếp, không vừa với nhu cầu công việc, không vừa với môi trường xung quanh… ”[24,Tr.16,17]. Có lẽ vì sợ nên họ cũng phải trang bị cho mình thứ vỏ bọc để có những thứ kết thúc êm đẹp, sớm sủa, không để lại

dấu vết gì. Vỏ bọc của họ chính là “đi đâu làm gì cũng có ban chỉ đạo trong bụng: Làm đến thế thôi chăng? Không biết đã đủ chưa? Hay là họp để lấy ý kiến tập thể cho vừa và an toàn. Đúng như tên một tiểu thuyết “đèn vàng” của (Trần Chiến), anh viên chức văn phòng mỗi khi tiếp cận một vấn đề, màu đèn vàng tín hiệu giao thông cứ nhấp nháy đã, sau đó để xem các bên ra sao, dò ý dò tứ rồi mới chuyển sang đèn xanh hay đèn đỏ”[24,Tr.17]; thêm nữa là “chớ có chơi trội nơi văn phòng” nếu không mọi thứ khó kết thúc êm đẹp. Tóm lại, đi làm văn phòng không phải lo nghĩ nhiều về sống vừa mà nó đã được định sẵn để cho vừa quy trình để có kết thúc “sớm sủa”.

Nói về ngày nghỉ của dân văn phòng nhà văn vừa có cái nhìn chân thực vừa cảm thông với người làm văn phòng. Nghỉ nhưng tiền thì không nhiều để thư giãn, chăm sóc tinh thần như người Nhật. Việc nghỉ mát phải chờ vào công đoàn quay vòng và cũng chỉ quanh quẩn Đồ Sơn, Bãi Cháy, … mà chưa đi đã lo về. Ngày nghỉ đi siêu thị thì cũng chỉ lượn lờ mua những thứ nhu yếu phẩm giá rẻ cho tuần sau đi làm. Còn đa phần ngày nghỉ là “lô xô những việc không lẩn tránh được, việc chồng, việc vợ, việc con, họ hàng nội ngoại, sửa tủ thay bếp … ”[24,Tr.24]. Nhìn chung thì đi chơi trong ngày nghỉ với anh công chức cũng là “một cuộc cách mạng nho nhỏ trong cuộc đời cơm hộp của anh ấy rồi”[24,Tr.24].

Phương tiện mà dân công sở dùng để đi làm cũng được nhà văn đề cập với một cái tựa lãng mạn “mối tình trâu sắt”. Điều đáng để bàn khi dân văn phòng lựa chọn làm bạn với xe máy trên mọi nẻo đường “Mơ ước đi làm một đời của bố mẹ và thành quả dành dụm của anh chị viên chức sau vài năm đi làm hiển thị ở đấy. Cái xe máy bạn mới mua là chứng chỉ cho đời văn phòng “thành đạt”, niềm hạnh phúc giản dị và dễ đạt hơn nhiều so với các mục tiêu khác”[24,Tr.161]. Thứ hai nữa xe máy là một phương tiện vô cùng phù hợp với nhu cầu cá thể hóa cách đi lại của chúng ta nhất là lúc đối mặt với nạn tắc đường, kẹt xe. Nếu là ô tô thì cứ chềnh ềnh ra đấy và sẽ phải nhích từng mét, thậm chí qua mấy lần đèn xanh đỏ mới đến lượt mình bò tới đèn xanh đỏ mà đi thẳng hay rẽ trái phải. Còn xe máy “chỉ cần một mép đường chênh vênh vài chục phân đã có thể rì rì chạy”. Hơn thế nữa là lúc tan tầm anh viên chức được ngồi trên xe máy, tốc độ 30km/h cũng cho anh văn phòng cái cảm giác “thoát khỏi sự chôn chân nơi văn phòng. Cái cảm giác mình phiêu du hẳn nhiên là có”. Tuy vậy, chiếc xe

máy cũng đem lại nhiều phiền toái cho cuộc sống con người “Đi xe máy bạn tiếp xúc với môi trường nhiều hơn, bạn có thể hít nhiều khói xăng độc hại hơn… dõi theo đít xe Mercedez xịt khói đầy nhạo báng kẻ đi xe máy rão xích là bạn”[24,Tr.164].

Điều mà nhà văn Nguyễn Trương Qúy trăn trở lại chính là “quán tính sống tù đọng, tùy tiện” của dân công sở. Trong tản văn Khách ở quê ra có đoạn nhà văn viết như thế này “Thế nhưng hương cau mùi mít chưa về đến đầu phố đã thấy cả nhà lo lắng sắp đặt. Nhà thành phố không rộng rãi để dành riêng giường huống hồ phòng ngủ cho khách ở cùng. Bụng dạ thành phố thì cũng không rộng rãi để mà xởi lởi thực lòng chào đón quý khách, nhất là từ quê ra”[24,Tr.43]. Tiếp theo là một loạt những đối sánh giữa lối sống của người nhà quê và người dân viên chức thành thị “Khách ở quê ra vất vả với toa lét ngồi nơi thành thị. Dân thành phố về quê chun mũi với hố xí ủ cạnh chuồng lợn. Khách ở quê ra không quen nằm đệm, không quen ngủ trong phòng kín mít. Dân viên chức về quê nằm xuống cái giường kẽo kẹt chăn chiếu mốc không sao nhắm mắt được. Nửa đêm khách dậy ho khạc, lọc xọc điếu thuốc lào với chè chén… Nhưng khách ở quê ra hãi cái mát mẻ văn hoa của dân đi làm, nó cứ gọi là xiên đau vào bụng. Dân này thì ngại cái thăm hỏi ồn ào của lối xóm hương thôn”[24,Tr.45]. Tác giả đã kết luận về dân văn phòng “nhìn thì có vẻ dân viên chức thành phố sống đàng hoàng thật đấy nhưng bác thử sống với họ mấy hôm xem, bác chả chán đến tận cổ. Bác sẽ thấy thèm về với cái nhà vườn rộng rãi của mình, tuy nhem nhuốc cũ kĩ xộc xệch hơn đấy, nhưng chắc chắn không bao giờ cảnh vẻ đến phát ốm như đời viên chức văn phòng thành phố”. Còn trong công việc anh viên chức luôn duy trì hành vi ứng xử “cho vừa” nên kết quả công việc thì kém hiệu quả, đánh giá chất lượng cũng không nổi vì toàn phải “thông cảm” cho những phát sinh để làm vừa nhiều người nhiều thứ. Trong quan hệ công sở thì giống “Gameshow hay đấu trường là do ta đặt mình vào tư thế người đá bóng hay kẻ cầm dao. Một khi ta đã dùng phương tiện gì thì đối phương cũng sễ đáp trả bằng phương tiện đấy thôi”[24,Tr.124]. Đối diện với hiện thực của con người mà đại diện là dân văn phòng, người tiếp cận với công nghệ thông tin nhiều hơn, tiếp cận với văn hóa văn minh sớm và sâu hơn so với các những người khác. Ấy vậy mà chính họ lại duy trì lối sống tù đọng, ích kỉ, tùy tiện…mà tác giả Nguyễn Trương Qúy khái quát “qui luật chậm dần đều”. Những câu hỏi liên tiếp được nhà văn đưa ra

phải chăng là những cuộc tự vấn, tự nhìn lại mình “Tại sao khi mới đi làm chúng ta ai cũng hăm hở? Tưởng như bầu nhiệt huyết đang có sôi sục trong người chỉ chờ có cơ hội là bộc lộ. Vậy mà chỉ vài năm sau khi đi làm ở công sở, chúng ta cứ chuội dần đi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hà nội trong tản văn nguyễn trương quý (Trang 54 - 65)