Tấm căn cước của không gian sống trong tản văn NguyễnTrương Qúy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hà nội trong tản văn nguyễn trương quý (Trang 40 - 46)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3.4. Tấm căn cước của không gian sống trong tản văn NguyễnTrương Qúy

Không gian sống của đô thị Hà Nội có nhiều thay đổi theo thời gian, theo từng nấc thang nhu cầu phát triển của đất nước. Có lẽ vì vậy mà ngay từ lúc bắt tay vào nghiệp văn nhà văn Nguyễn Trương Qúy đã “muốn định dạng cho được tấm căn cước của không gian sống đô thị Hà Nội trong những trang viết của mình. Một trong những

thứ ấy là cái nhìn về không gian kiến trúc, quy hoạch, những góc phố cây xanh, những con ngõ bụi bặm, những mặt hồ đến những cái chợ vỉa hè lem nhem”[52].

Sở dĩ nhà văn Nguyễn Trương Qúy mốn xác định cho được tấm căn cước của không gian sống trong tản văn của mình là vì nhà văn nhận thấy: Diện tích Hà Nội đã tăng lên rất nhiều so với năm 2009, kéo theo đó là dân số cũng tăng lên đáng kể nhưng “chất Hà Nội” lại có chiều hướng suy giảm. Đấy là còn chưa nói chuyện Việt Nam đã ra nhập WTO từ lâu, “toàn quốc hóa” cũng đã diễn ra một cách sâu rộng nhưng cũng chỉ là “người mắc bệnh béo phì thì không may kịp áo mới”.

Về mặt vật chất dường như Hà Nội đang bị quá tải, xộc xệch. Không gian sống như trật trội, ngột ngạt hơn mặc dù các nhà quản lí đã có những điều chỉnh theo từng nấc thang phát triển ở Hà Nội. Tuy nhiên những điều chỉnh đó đã dần làm mất đi những gì vốn đã thân quen với Hà Nội như quy hoạch Hồ Gươm, Phố, chợ, công viên, các khu dân cư… Quy hoạch Hồ Tây, một trong những biểu tượng của Hà Nội nay đã có những lát cắt dường như là vỡ vụn. Diện tích Hồ Tây được mở rộng phía Bắc và Phí Tây nhưng tác giả đã chỉ ra những vi phạm nghiêm trọng về kiến trúc cảnh quan xung quanh hồ “Ngôi chùa đẹp nhất Hà Nội là chùa Kim Liên thuộc xã Nghi Tàm hiện bị kẹp giữa hai khách sạn: Thắng Lợi và The Liên của Đài Loan và Sheraton. Đáng nói là sự thô thiển của hai khách sạn sau có để ở chỗ khác cũng khó chấp nhận. Người ta xây án ngữ trước tam quan chùa một khách sạn, chùa bây giờ không nhìn ra Hồ Tây nữa. Phía sau họ cũng làm một con dốc to bằng hai làn ô tô thẳng tuột vào làng.Ngôi chùa ở vào thế tô hô, trơ trọi và ngứa mắt cho những ai giàu óc kinh doanh”[27, tr.15]. Như vậy cũng đủ thấy, thời nay con người ở Hà Nội người ta chuộng kinh doanh, lợi nhuận hơn là những giá trị tôn nghiêm nơi chùa chiền. Nhưng nực cười ở chỗ, người ta có thể bỏ qua duy tâm lấn đất chùa chiền để xây khách sạn nhưng lại đem tiền đó đi các đền chù khác hợp với bản mệnh, gia đình họ để công đức tạo phúc cầu sức khỏe, cầu may mắn làm ăn phát tài phát lộc.

Phố cổ bây giờ cũng biến dạng bởi những kế hoạch bảo tồn, phát triển của các nhà qui hoạch. Điều dễ nhận thấy nhất chính là 36 phố phường xưa nay đã thay da đổi

chịt trong lòng bàn tay, nhắm mắt cũng biết, những con đường ấn chứa thông điệp sinh mệnh đời sống quá khứ và tương lai” [27,tr.133]. Trong quá khứ khu phố cổ có diện tích rất nhỏ, nhưng mỗi mặt hàng chỉ bán ở một dãy phố riêng mà người ta đặt tên theo mặt hàng đó. Hiện nay, “có cả thảy 77 tên phố có chữ “Hàng” từng tồn tại, nay còn 53 tên nhưng các phố không còn bán nguyên trang như thế”[27,Tr.134]. Sự biến mất tên phố là do kinh tế phát triển, mặt hàng phong phú, nhu cầu cạnh tranh, những biến động trong cuộc sống nhưng chung qui lại vẫn là chạy theo lợi nhuận của kinh tế thị trường. Tương đương với sự phát triển chóng mặt của nền kinh tế thị trường là sự xuống cấp của đường phố Hà Nội vốn “ngắn và chật hẹp”. Theo quan sát của nhà văn Nguyễn Trương Qúy, ngày xưa ở Hà Nội làm gì có tới ba cây cầu vắt qua sông Hồng nhưng không bao giờ có cảnh tắc đường, kẹt xe, con người sống trong ngập ngụa của khói bụi, xăng xe…Tóm lại, tác giả nhận thấy rằng “công việc về bàn luận và mổ xẻ về quy hoạch không gian về lối sống đô thị Hà Nội. Chưa bao giờ Hà Nội là một đề tài hạ nhiệt”[27,Tr.7).

Về mặt tinh thần, nhà văn Nguyễn Trương Qúy cho biết “cũng chưa thấy chuyển biến về dịch vụ hay nếp nghĩ”. Ở Hà Nội vẫn còn tồn tại kiểu buôn bán “cháo quát, phở chửi”, lạ là người dân vẫn chấp nhận “quát, chửi” và kéo nhau ùn ùn đến tiêu thụ. Hơn nữa giá cả ở Hà Nội lại vô cũng đắt đỏ, để thưởng thức một bát phở người ta cũng phải mất 40 – 50 nghìn đồng. Trong khi đó khi vào Huế, Đà Nẵng hay Hội An người đi du lịch tha hồ thưởng thức ẩm thực của những địa danh này mà không cần suy nghĩ về giá đắt, rẻ hay chặt chém. Càng thích thú hơn khi đến những điểm người ta cho thưởng thức miễn phí những đặc sản vùng miền như mè sừng, ku đơ... Thái độ phục vụ thì đã rất nổi tiếng trong và ngoài nước rồi. Trong khi đó ở ngoài Bắc, lại nằm trong khu vực Hà Nội, mảnh đất kinh kỳ với nhiều trầm tích văn hóa lại có có những lối ứng xử như “chăn anh Tây”, hay “buôn quan bán thánh” ngay trước cửa chùa chiền, vốn là chốn linh thiêng thanh tịnh, những kiểu lừa khách vào quán và chặt chém… Hay như trong cuốn tản văn Ăn phở rất khó thấy ngon, bức tranh thu nhỏ của đời sống công nhân viên chức, dân văn phòng thế kỷ 21 cũng là một màn giễu nhại đáng cười. Hà Nội chính là nơi tập trung nhiều công nhân viên chức: công nhân, viên

các ngành kinh tế. Nói như vậy, dân Hà Nội phần lớn là trí thức được ăn học nhiều, hiểu biết sách vở cũng chu đáo hơn ắt hẳn hành động cũng lịch thiệp, nho nhã hơn. Nhưng những gì mà nhà văn Nguyễn Trương Qúy tản mạn ra e không phải như vậy “Mọi người vẫn nghĩ những người đi làm công sở là một khối người không có nhiều biến động, chừng ấy hành động. Bề ngoài là như vậy, song với bản tính đa sự của mình, những dân văn phòng này lại phức tạp về chuyện nghĩ ngợi nhất trong xã hội”[24,tr.7]. Tác giả cũng cho biết đây cũng chính là những người đi đầu trong các loại văn hóa phong bì, yêu sếp thì ấm thân, gameshow công sở… Đây cũng là lí do chính để những con người này trong quá trình làm việc kém năng động nếu không muốn nói là ù ì, uể oải, bị động và thành ra mắc chứng “sợ không vừa”… Từ những quan sát, trải nghiệm đó tác giả không khỏi băn khoăn “Và khi một tấm hộ khẩu hành chính và một tấm hộ khẩu văn hóa không phải là hai thứ song hành, thậm chí khoảng cách giữa chúng cứ rộng thêm mãi ra, liệu đến một ngày chúng ta sẽ… chẳng còn thứ gì để bảo tồn? Thực tế cho thấy văn hóa Hà Nội cũng chẳng xa xôi gì với quy chuẩn văn minh của mọi đô thị trên thế giới. Vì vậy, nếu có các hoạt động thực tế như không vứt rác lung tung ra đường phố, đi lại tuân thủ luật giao thông, tăng cường chất lượng dịch vụ, thủ tục hành chính tiện lợi… thì chúng ta không phải nhọc công bảo tồn cái gì cả. Chúng ta có sống trong lâu đài mà hành xử lôm côm thì cũng chẳng giữ được cái gì cả! Đáng buồn là chuyện này đã xảy ra chứ không mới”[52].

Người đọc hay chính nhà văn cũng sẽ tự hỏi mình “làm thế nào để chất Hà Nội không bị phôi pha theo quá trình đô thị hóa”. Đương nhiên ngoài ý thưc của mỗi con người sống ở Hà Nội “nên yêu Hà Nội mới đúng” thì nhà văn cũng gửi gắm niềm tin vào các nhà quản lí, quy hoạch, những người đại diện cho pháp luật “phải nghiêm minh, thông tin phải minh bạch, mọi người phải được công bằng trước pháp luật. Không có thiết chế công minh thì tuân thủ là vô nghĩa”[34].

Trong tản văn của Nguyễn Trương Qúy, ngoài công dân chính thống còn có thêm một “công dân hai bánh” rất gắn bó với Hà Nội. Nhà văn đã rất say xưa khi viết về công dân mới ở đất Hà Thành này, cũng vì thế anh đã dành riêng cho công dân xe máy một cuốn tản văn gồm 27 tản khúc. Chia sẻ với nhà báo Xuân Thủy nhà văn có

thông. Nhưng quanh xe máy có nhiều chuyện vui chứ. Một ông thợ sửa xe máy thú vị cũng làm cho cuộc sống của ta dễ chịu hơn. Một chuyến “phượt” trên xe máy có khả năng gây cảm hứng cho sáng tạo. Một nhà báo Mỹ đã viết về chuyện du khách đến Việt Nam bỗng dưng thấy thú vị hẳn vì có thể bỏ cả buổi chiều ngồi ngắm người đi xe máy nườm nượp ngoài đường. Tất cả những điều đó, nhà văn đã viết trong cuốn sách

Xe máy tiếu ngạo, như một phần tích cực trong chân dung một phương tiện đã làm nên lối sống và cung cách ứng xử của người Việt nói chung và người Hà Nội nói riêng”[52].

Qua mỗi tập tản văn nhà văn Nguyễn Trương Qúy muốn tái hiện cho được những không gian sinh động, lột tả được một Hà Nội đang bừng bừng sức sống. Nhà văn muốn vẽ ra cho được tấm căn cước của không gian sống ấy với những con người của thời này. Tấm căn cước ấy được nhà văn vẽ từng chút một qua mỗi cuốn tản văn:

Tự nhiên như người Hà Nội, là những quan sát về hình thái đô thị như một loại “hồ sơ kiến trúc”. Cuốn thứ hai, Ăn phở rất khó thấy ngon, là chân dung về con người sống trong đô thị ấy, tập trung vào giới viên chức văn phòng với các thói tật và hành vi. Cuốn thứ ba, Hà Nội là Hà Nội, là cuộc tìm kiếm những giá trị văn hóa mang những câu hỏi bao trùm hơn. Xe máy tiếu ngạo, là một cuộc khảo sát văn chương về phương tiện như xe máy của dân thành phố, cũng như ghi lại đậm nét thêm những hành vi và lối sống của người đô thị. Ghi lại những gì quan sát và trải nghiệm về “đối tượng Hà Nội” của chính nhà văn. Cuốn Hà Nội là Hà Nội là cuộc tìm kiếm những giá trị văn hóa ở một thành phố tưởng như đã định hình nét văn hóa mà vẫn liên tục phải gọt rũa. Cuốn Mỗi góc phố một con người đang sống, là những khẳng định về những con người làm nên trạng thái sống cũng như nét hấp dẫn của Hà Nội. Trong cuốn Còn ai hát về Hà Nội, nhà văn đã “dựng lại không gian của một thời gian huyền thoại: thời hình thành Thăng Long, cách đây 1000 năm, trải cho đến nay với sự tương tác của lời ca, của âm nhạc”[25,tr.10]. Trên đây là một cách nhà văn ghi chép lại những gì mà anh quan sát và trải nghiệm về “đối tượng Hà Nội”, mỗi cuốn tản văn đánh dấu một giai đoạn viết lách của nhà văn.

Tiểu kết:

Từ xưa đến nay vẻ đẹp của đất và người Hà Nội vẫn luôn có sức hút mạnh mẽ đối với các thế hệ văn nghệ sĩ. Riêng với nhà văn Nguyễn Trương Qúy thì Hà Nội vẫn luôn là đề tài đáng phải bận tâm, Hà Nội vẫn còn nhiều góc cạnh để khám phá. Bằng tình yêu tha thiết, những am hiểu sâu sắc, kiến thức về Hà Nội cổ và Hà Nội bây giờ, và năng lực tổng hợp và kiến thức quan sát tuyệt vời đã giúp nhà văn Nguyễn Trương Qúy có thể viết nhiều và hay về Hà Nội đến vậy. Bằng tài năng nghệ thuật trời phú, với những đam mê và sự nỗ lực, tận tụy cống hiến cho nghệ thuật, nhà văn đã chuyển từ một kiến trúc sư được đào tạo chính qui sang viết văn. Nhà văn cũng dành nhiều tâm huyết để hoàn thành những tác phẩm xuất sắc về Hà Nội thời của anh, lứa tuổi không bao giờ chấp nhận điều gì đứng lại. Chính vì vậy, người đọc dành tặng cho nhà văn những tên gọi thân quen, mến phục: Nhà văn của Hà Nội, nhà Hà Nội học, nhà tâm lí Hà Nội học. Những yếu tố thời đại, quê hương, gia đình và đặc biệt là yếu tố con người nhà văn đã tác động mạnh đến cảm quan nghệ thuật, thế giới quan sát và khơi nguồn cảm hứng cho nhà văn trong suốt quá trình sáng tạo đi sâu về đề tài Thủ đô Hà Nội. Có thể thấy con đường viết lách của nhà văn hứa hẹn nhiều ngạc nhiên cho bạn đọc, nhất là bạn đọc thời nay.

CHƯƠNG 2: BỨC TRANH HÀ NỘI NHÌN TỪ GÓC NHÌN: KIẾN TRÚC - VĂN HÓA - ÂM NHẠC

Hà Nội là đề tài mà những người nghệ sĩ của nhiều thời đại theo đuổi. Màu sắc của chốn Kinh kỳ hoa lệ luôn tươi mới trong những trang viết với đầy đủ cung bậc sắc thái. Hà Nội trong suốt chiều dài 1000 năm lịch sử, có sự thay đổi của cảnh quan, con người, địa vật nhưng cái hồn cốt thu hút đặc biệt của trung tâm ý thức hệ luôn được giữ gìn. Nhìn về Hà Nội là nhìn về một kiểu, mẫu trung tâm, được trân trọng và bảo lưu qua nhiều thế hệ. Những nghệ sĩ khi sáng tác về Hà Nội luôn muốn đào sâu, tìm tòi những góc cạnh này. Hà Nội từ Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn đến Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi của Nguyễn Tuân và những tác phẩm đương đại khác đều chung một nhịp đập “trái tim của cả nước”. Hà Nội trong các tập tản văn của Nguyễn Trương Qúy là góc nhìn của giới trẻ, của những sắc thái đương thời mang tính cập nhật về sự biến đổi của Hà Nội. Hà Nội thay đổi nhanh, mạnh, Hà Nội không chỉ còn là trái tim của cả nước mà đã hòa kết với những thành phố lớn trên thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hà nội trong tản văn nguyễn trương quý (Trang 40 - 46)