Hà Nội đối tượng nghệ thuật trong sáng tác NguyễnTrương Quý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hà nội trong tản văn nguyễn trương quý (Trang 39 - 40)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3.3. Hà Nội đối tượng nghệ thuật trong sáng tác NguyễnTrương Quý

Hà Nội là thành phố lớn nhất Việt Nam về diện tích với 3328,9 km2, đồng thời cũng là địa phương đứng thứ nhì về dân số với 7.130.000 người (thống kê của thành phố Hà Nội năm 2012). Mật độ trung bình 2.14 người/m2. Đến nay, theo đánh giá của các nhà quy hoạch thì Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang được xem là loại đặc biệt của Việt Nam. Thủ đô Hà Nội đã đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong những năm gần đây. Hà Nội phất triển mạnh mẽ đã đưa nên kinh tế nước ta lên một tầng phát triển mới. Bên cạnh đó là những hệ lụy của một nên kinh tế phát triển không đồng đều như tắc đường kẹt xe, ô nhiễm khói bụi, ngập lụt… Mỗi bước phát triển ấy đều được ghi dấu trong mỗi tác phẩm văn chương. Nhà văn Băng Sơn đã có những tác phẩm ghi chép tỉ mỉ từ quang cảnh đến âm thanh, mùi vị của Hà Nội như: Có một Hà Nội âm, Thú ăn chơi của người Hà Nội, Hà Nội rong ruổi quẩn quanh… Hà Nội trong văn chương của Tế Hanh lại ngập tràn những màu sắc từ một

Hà Nội và hai ta, Gặp xuân ngoại thành đến Hồ Thiền Quang; Nhà văn Nguyễn Khải lại viết về nếp sống, nếp nghĩ của con người Hà Nội, tình cảm này tác giả gửi gắm trong cuốn Một người Hà Nội

Trong cùng mạch cảm xúc chung ấy Nguyễn Trương Quý nổi bật là cây bút có cái nhìn trẻ, mới lạ độc đáo về Thủ đô. Hà Nội dưới trang viết của tác giả là một Hà Nội phát triển mạnh mẽ và chính sự phát triển mạnh mẽ đó mà đô thị Hà Nội đang kéo theo những giá trị khác đang ngày càng bị vỡ vụn ra.

Nguyễn Trương Quý xuất phát điểm không phải là người theo sáng tác chuyên nghiệp, nhưng niềm đam mê và sự ám ảnh của văn chương đã thôi thúc anh bước vào thế giới văn học nghệ thuật. Như vậy, Nhà văn Nguyễn Trương Qúy là “gã tay ngang” yêu văn chương và viết theo những “khoái cảm riêng của mình” cho nên anh có một cách nhìn rất mới về đối tượng mà tác giả theo đuổi. Văn phong của anh cũng thật mới mẻ và độc đáo từ cách anh đặt “tựa” cho mỗi bài tản văn đã rất “lạ|”. Mỗi tên “tựa” là một phát hiện mới mẻ, thú vị, rất thời sự, gây nhiều bất ngờ hay như một cách dẫn dụ hay kích thích tính tò mò của người đọc. Có thể nói, nhà văn Nguyễn Trương Quý là đại diện cho người trẻ sáng tác về Hà Nội với cách nhìn nhận mới, tư duy mới khác hẳn với các nhà văn đi trước. Hà Nội là Thủ đô của một đất nước và là quê hương, là nơi anh sinh ra và lớn lên. Hà Nội là thế giới xung quanh anh từ nhỏ đã vô cùng gần gũi, thân thương. Người ở xa Hà Nội còn nghĩ về Hà Nội, yêu Hà Nội huống hồ Nguyễn Trương Qúy sống giữa lòng Thủ đô ngàn năm văn hiến những 41 tuổi xuân. Hơn nữa anh lại là người nhạy cảm, ham mê đọc sách mà sách viết về Thăng Long Kẻ chợ đâu ít. Cũng bởi vậy anh đã có tình cảm thiên vị, trăn trở, suy tư và muốn viết nhiều về mảnh đất này. Đây cũng là cách mà nhà văn muốn chuyển tải tình yêu quê hương, đất nước đến cháy bỏng.

Đề tài Hà Nội không phải là một đề tài mới nhưng với những quan sát tỉ mỉ, những ghi chép cụ thể của anh về một Hà Nội anh đã, đang và đương sống thì mảnh đất này vẫn còn nhiều điều đáng để bận tâm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hà nội trong tản văn nguyễn trương quý (Trang 39 - 40)