Giọng văn dí dỏm và trần trụi trong tản văn viết về Hà Nội của NguyễnTrương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hà nội trong tản văn nguyễn trương quý (Trang 91 - 94)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2. Giọng văn dí dỏm và trần trụi trong tản văn viết về Hà Nội của NguyễnTrương

đều biểu lộ một tinh thần chung được ngụ ý, gợi ý hay khiêu khích sự tò mò của người đọc. Nhan đề của mỗi tản văn đều bộc lộ phần nào văn phong của nhà văn: châm biếm, hóm hỉnh nhưng cũng đầy trăn trở, dằn vặt. Mỗi cái “tựa” đều được nhà văn chăm chút rất tỉ mỉ, chu đáo và nhiều hàm nghĩa. Điều này cho thấy nhà văn Nguyễn Trương Qúy viết tản văn không phải để nghỉ chân, hay giải strees mà là lao động nghệ thuật nghiêm túc. Mỗi nhan đề là mỗi cách nhà văn khẳng định niềm đam mê và tài năng của mình. Cũng vì vậy mà ngay khi cầm bút anh đã xác lập được một góc riêng cho mình.

3.2. Giọng văn dí dỏm và trần trụi trong tản văn viết về Hà Nội của Nguyễn Trương Qúy Trương Qúy

Dí dỏm và trần trụi được xem là giọng văn tiêu biểu nổi bật trong tản văn của nhà văn Nguyễn Trương Qúy. Bằng giọng văn này, nhà văn đã khiến không ít người đọc phải tủm tỉm cười, thậm chí cười khúc khích sảng khoái nhưng cũng có lúc người đọc phải đỏ bừng mặt vì xấu hổ, vì thấy mình trong mỗi trang văn của anh. Điều quan trọng hơn là người đọc “sau những cái cười mỉm là những câu hỏi lầm bầm theo sau. Hà Nội à? Hà Nội sao vậy? Và rồi, Hà Nội vậy sao ta?”. Đây cũng chính là thành công của nhà văn khi phản ánh một Hà Nội mang hơi thở đương đại.

Nhà văn buông những câu văn hóm hỉnh, có vẻ nghịch ngợm nhằm giảm bớt đi những “bần thần khó chịu về không gian ngày một nhỏ đi của Hà Nội”, điều mà nhà văn Trương Quý gọi là “chợ búa che hết phố phường ngày xưa”. Người Hà Nội luôn được xem là chuẩn mực cho những nét văn hóa tiêu biểu của người dân Việt, đặc biệt là khu vực miền Bắc “Người HN đi đến đâu cũng thành ra "đại sứ văn hoá" và những bà con ngoại tỉnh chân đất mắt toét trông vào đó mà bảo "Hà Nội là thế đấy". Thậm chí những lúc người Hà Nội có những ứng xử "thủng phông văn hoá" hay "ứng xử hụt hơi", thì người ta vần có những cách để cảm thông và chia sẻ với họ:

“- Người Hà Nội họ sống khó khăn lắm (nghĩa là không phải sống khổ sở mà kiểu khó chơi), mình "kính nhi viễn chi" thôi.

- Người Hà Nội bây giờ cư xử chả ra sao, không như ngày xưa. (Nhưng "ngày xưa" nào: thời bao cấp tem phiếu đi vắng nhờ hàng xóm giữ chìa khoá nhà hộ? Thời

"tiền chiến" lãng mạn tóc thề thả gió lê thê? Hay thời toàn quốc kháng chiến quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” [55].

- Lãng mạn vẫn còn thì tự nhủ: “Chắc họ không phải người Hà Nội gốc, người Hà Nội thì khác…””[24,Tr.111]. “Người Hà Nội thì khác” được nhà văn Nguyễn Trương Quý lồng vào một cách hài hước nhưng cũng bộc lộ một nét khác của Hà Nội.

Mỗi tản khúc tưởng như những câu chuyện tào lao chỉ nghe để mà biết nhưng không phải như thế mà là cách nhà văn dẫn người đọc với tư cách là người trong cuộc lần lượt trải nghiệm những điều hay và lẽ chưa được của người Hà Nội ngày nay. Trong tản khúc Game show công sở nhà văn kể chuyện về mối quan hệ đồng nghiệp của dân công sở cũng giống như sàn diễn hay sàn đấu “do ta đặt mình vào tư thế người đá bóng hay kẻ cầm dao. Một khi ta đã dùng phương tiện gì thì đối phương cũng đáp trả bằng phương thức đó”[24,Tr.124]. Thực ra nhà văn đang bóc trần bản chất, thói tật của giới công sở, bên ngoài là vỏ bọc lịch sự nhưng bên trong đối với nhau cũng chẳng khác gì không khí ngoài đường hay vỉa hè. Bằng giọng văn châm biếm pha phần hóm hỉnh câu chuyện diễn ra nhẹ nhàng không đao to búa lớn nhưng cũng đầy dằn vặt, ám ảnh.

Cũng chính giọng văn dí dỏm và trần trụi mà khi đọc tản văn của nhà văn Nguyễn Trương Qúy người đọc được cười. Mỉm cười, rồi cười phá lên hoặc có thể khúc khích cười rõ lâu như trong tản khúc: Khách ở quê ra, Vò tóc chồng người, Đồng nát sành điệu, Khuôn mặt cười của phố… Sau những tiếng cười chúng ta thấy một Hà Nội hiện đại thời của chúng ta, chính chúng ta thấp thoáng sau mỗi trang tản văn để rồi lại cúi mặt, suy ngẫm.

Giọng văn của nhà văn Nguyễn Trương Qúy càng đọc càng thấy giễu nhại châm biếm nhưng cũng gần gũi quen thuộc. Vì nhà văn dùng giọng văn đó không phải để nói chuyện trên cung trăng mà là những câu chuyện chao chát phố xá, nhộn nhịp blog của giới trẻ nhưng lại nhân hậu minh triết ở góc nhìn. Chả thế mà nhiều người, nhiều việc bị nhà văn vạch mặt chỉ tên nhưng trên cơ sở là chia sẻ, đồng cảm, dễ nghe, không bị giận. Ví dụ như câu chuyện về phố bán sách rẻ Nguyễn Xí, Đinh Lễ chẳng hạn. “Bọn bán hàng Xí – Lễ” biết nhẵn mặt tác giả, người vẫn rảnh ra lại “nhung nhăng tạt qua hàng này chạy sang hàng kia” mua sách tự hào khoe với khách hàng:

“Trang 107 có nói về cửa hàng nhà này đấy”! Hay như câu chuyện về những người thợ làm nghề cắt tóc gội đầu cho nam giới ở Hà Nội. Hóa ra cái nghề “vò tóc chồng người” thoạt nghe có vẻ nhạy cảm, không hiểu có thể liên tưởng đến nghề mại dâm mất rồi. Và những cô gái làm nghề không chỉ kiên nhẫn đợi khách nói chuyện xong điện thoại, rồi hỏi han vài câu chuyện với tiếng cười khúc khích nữ tính mà đôi khi còn phải có được cái đoan chính của nàng Châu Long ba năm trời đi hầu hạ bạn chồng mà tịnh không làm điều gì hổ thẹn. Đặc biệt hơn, nhà văn giúp những bà vợ hiểu thấu hơn về nghề “vò tóc chồng người” không phải nhăn nhó, hay ghi ngờ khi thấy chồng vào quán cắt tóc, gội đầu. Còn những ông chồng yên tâm “mình đẹp trai và tráng kiện hơn bao giờ hết khi bước chân ra khỏi tiệm”.

Nhà văn Nguyễn Trương Qúy đã khéo léo vận dụng những lợi thế của tản văn là “ít đòi hỏi sự chuẩn mực của truyện ngắn lại không có cái mô tả chi tiết của truyện dài. Tản văn gần với tùy bút”, để viết về bất cứ điều gì làm thỏa mãn chính anh. Như đang nói chuyện về những chiếc xe máy nhà văn lại đặt vấn đề về phong cách sống của giới trẻ ngày nay. Nhà văn Nguyễn Trương Qúy cho rằng xe máy một trong những vật dụng dùng để “ký thác phong cách sống của thế hệ trẻ”. Bởi vì chiếc xe linh hoạt và gọn nhẹ này luôn mang một vẻ gì rất phiêu lưu, dù là phiêu lưu thật sự trên một chuyến đi dài, hay phiêu lưu trong mấy con hẻm nhỏ nơi mà chỉ có xe máy mới lách vào được. Tất nhiên ở Việt Nam, người ta khó mà nhận ra cái “cảm hứng” hay ho ấy “trong bối cảnh toàn dân đi xe máy hiện nay!”. Câu chuyện “xe máy” hay chính là sự đổi thay nơi đô thị Hà Nội khi đặt trong mối quan hệ với những loại xe khác. Chiếc xe động cơ hai bánh đã từng là cơn ác mộng với xích lô, như một cơn bão quét qua thật nhanh để lại mấy “ông bốn, năm chục tuổi đội mũ cối dựng cái xe máy cũ ở đầu ngã tư”. Đây chính là sự khởi đầu cho một dịch vụ sẵn sàng cạnh tranh với taxi về giá cả và với xe buýt về sự linh hoạt. Nhất là ở Hà Nội, nơi đường phố chưa bao giờ nhiều lợi thế đối với loại xe hơi. Đặc biệt là khi các dòng xe máy mới, giá thành thấp hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn ồ ạt tràn vào.

“Và rồi cũng đến cái lúc xe máy không còn là biểu tượng của sự giàu sang hơn người, dù nó vẫn là một gia tài kha khá. Và dù hệ thống cơ sở hạ tầng của các đô thị

lên. Ngày nay, nếu người ta nói về một ai đó mới mua xe, thì cái xe ấy hẳn phải là xe hơi chứ không đời nào là xe máy, mặc dù công năng của nó vẫn chỉ như xe máy mà thôi:… nghĩa là chở con đến trường, vào siêu thị, ăn sáng hoặc đón vợ trên những khoảng vài cây số. Tâm lý đổi đời và khao khát thỏa mãn vật chất đã khiến người ta đem mấy chiếc xe hơi – không gian riêng của những người có tiền – chen chúc cùng mấy triệu con xe máy đủ loại trên đường. Chiếc ô tô phóng vun vút trên đường cao tốc thì có gì để xem, mua về thật vô ích! Người Việt mua xe hơi chủ yếu để ngạo nghễ trên những con phố trung tâm, thoải mái ngồi trong cái hộp kín của riêng mình và nhìn ra ngoài, để thấy mình sang hơn hẳn mấy chiếc xe máy dầm mưa dãi nắng ngay sát bên. Rồi sẽ có lúc đường xá được mở rộng, trên cao dưới đất tầng tầng lớp lớp không gian cho người dân tham gia giao thông, nhưng cái thời đại mà xe máy vẫn là bá chủ, và ô tô vẫn cứ thích nhích từng nửa mét giữa dòng xe máy mãi mãi là một thời để nhớ”[44].

Những cách khai thác này của nhà văn cũng giống như họa sĩ phác thảo một vài nét chì nhưng đã tái hiện rất rõ nét một Hà Nội rất riêng trong tản văn của nhà văn Nguyễn Trương Qúy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hà nội trong tản văn nguyễn trương quý (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)