Kết cấu và “thủ thuật” trong tản văn viết về Hà Nội của NguyễnTrương Qúy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hà nội trong tản văn nguyễn trương quý (Trang 99 - 112)

7. Cấu trúc của luận văn

3.4. Kết cấu và “thủ thuật” trong tản văn viết về Hà Nội của NguyễnTrương Qúy

Tản văn dù sao thì vẫn cứ phải đòi hỏi một cái cấu trúc, một cái khả năng gọi là cấu tứ trong đó vì tản văn là một thể loại văn học. Mỗi tản văn là một câu chuyện riêng khi mà nhà văn có một giọng quen rồi thì rất dễ bị lặp lại không những về nội dung mà còn về diễn đạt cùng một cái nội hàm. Khái niệm này nhiều khi không cẩn thận hay do không khắt khe do chính bản thân người viết. Nói chung, tản văn cần người viết phải trường vốn. Tản văn là một thể loại đòi hỏi người viết đóng vai trò một nhà báo, một nhà phê bình xã hội và là tác giả có chất tiểu thuyết, truyện ngắn trong đó. Đồng thời cũng phải khơi gợi chất thơ nếu như ta đề cập đến hình tượng cuộc sống thì nó bao giờ cũng có đơn vị cao hơn là diễn giải sự kiện hàng ngày cho vui. Nhà văn Nguyễn Trương Quý sử dụng nhuần nhuyễn những cấu tứ này trong mỗi trang tản văn của mình. Khi thì sử dụng vốn kiến trúc đã được đào tạo hơn bốn năm để quan sát, ghi chép và bình giá “… công cuộc quy hoạch và chỉnh trang đô thị ở Việt Nam tạo ra những khu vuông vắn đều đều năm tầng cùng tiến,… rằng chiều cao 11 tầng của khách sạn Thăng Long, hay thậm chí tháp nước khu tập thể Trung Tự cũng đã từng là nơi cao nhất thành phố. Những khu tập thể xí nghiệp tối tăm và ẩm thấp, tường toocxi mái kèo sắt lợp ngói Sông Cầu …”[27,Tr.67]. Đó là kiểu kiến trúc của hơn 20 năm về trước

còn kiến trúc thời nay đã có sự sang trang, từ kiến trúc “dân gian”, tức là kiểu kiến trúc do dân tự thiết kế, tự xây. Dần dần là kiểu kiến trúc học từ Liên Xô, Tiệp, Đức kiểu nhà thờ thánh, rồi kiểu hình “chóp”… Đọc hết những tập tản văn của nhà văn Nguyễn Trương Qúy các bạn sẽ thấy nhà văn không chỉ thể hiện hiểu biết của mình về các kiểu kiến trúc đông tây kim cổ, kiến trúc xây dựng nhà cửa, đường xá, công viên đến chùa chiền đều rất đa dạng, chuyên sâu và rất hấp dẫn người đọc. Kiến thức về hội họa cũng là một cách để nhà văn Nguyễn Trương Qúy phác họa một Hà Nội với nhiều hình ảnh, trạng thái sinh động của một Hà Nội ngày hôm nay. Hay là lồng ghép kiến thức điện ảnh như câu chuyện về trung tá Luân. Âm nhạc là một trong những thế mạnh của nhà văn Nguyễn Trương Qúy. Những tản khúc viết về bài ca Hà Nội hay nhạc sĩ, ca sĩ, nhạc sư đều được tác giả dành nhiều bút lực. Và hầu như ở tập tản văn nào tác giả cũng đều có tản khúc viết về lĩnh vực này. Có lẽ chính những điều này đã tạo nên những điểm nhấn, hấp dẫn độc giả khi phải tiếp nhận những thông tin, phải suy nghĩ ở những tản văn trước và sau đó thì những tản khúc viết về âm nhạc lại du dương, khuếch tán tư tưởng người đọc. Những tản khúc này làm giảm bớt sự căng thẳng, những chao chát phố xá, xoa dịu những cái nắng nóng mùa hè hay những lúc kẹt xe, hít khói xăng…

Bên cạnh đó, nhà văn cũng vận dụng thành thạo những “thủ thuật” khi viết: k thuật bỏ nhỏ hay twist/cao trào trong bài tản văn. Kết cấu mỗi bài tản văn của nhà văn Nguyễn Trương Qúy bao giờ cũng rõ ràng hẳn ba phần – mở, thân và kết luận. Nó chính là một cấu trúc đã quá quen thuộc mà có lúc gọi là tổng-phân-hợp. Ba phần tương ứng với: đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và chốt lại ở kết thúc vấn đề.

Nhà văn cho rằng: Phần mở bài không dài quá 1/4 dung lượng cả bài. Thường ở khoảng 200 chữ. Nó tương đương với 5-8 câu văn trung bình. Như chúng ta thấy, ở mở bài nhà văn không dùng nhiều câu ghép hay có nhiều mệnh đề. Mục tiêu là cần nhanh chóng cho người đọc lĩnh hội thông điệp dự định đưa ra, một ấn tượng đậm để giữ chân họ đọc tiếp, và báo hiệu một sự trình bày kỹ hơn phía sau. Một phong cách phổ biến mà nhà văn hay dùng là đặt một vấn đề đáng chú ý, khác thường, mâu thuẫn hoặc có vẻ vô lý trong cuộc sống. Ví dụ như trong bài Cao bồi già Hà Nội là tác giả đưa ra vấn đề rằng cái hay của Hà Nội không phải là những di sản vật thể hay các thứ

hoa lá cành đã thành công thức, mà chính là “chất” của những con người - ở đây đại diện là các tay chơi lâu năm, một đại diện mang tính thậm xưng cho thị dân Hà thành. Bài Tháp Rùa đưa ra vấn đề về lý do cho sự tồn tại có phần nghịch lý của Tháp Rùa (tức là trái với logic thông thường: biểu tượng Thủ đô, di tích kiến trúc, những mỹ từ…, ở đây tháp ra đời không nhằm mục đích biểu tượng, phong cách kiến trúc lai căng, nhỏ bé…)

Cách đặt vấn đề từ những quan sát về các hiện tượng bất thường, những phát hiện… là cách gây chú ý đòi hỏi một sự kết hợp với kỹ năng thông tấn báo chí. Khi đặt vấn đề thường nhà văn không sa đà vào bình tán, mà sẽ nhất thiết phải kết thúc bằng một câu kết đoạn đủ mạnh để báo hiệu sang phần bàn bình tán chi tiết hơn. Ở đây, có thể là một cú bỏ nhỏ để dắt người đọc đi tiếp. Các câu kết của các bài ví dụ - các câu bôi đậm có chức năng tạo chú ý để chuyển đoạn:

-Hà Nội đương nhiên đã và sẽ đầy đủ những thứ đó, nhưng cũng giống như một phức tạp tuyệt đại mỹ nhân hay một thâm trầm kiệt hiệt anh hùng, cái vượt thoát khỏi sự hay dở làm người ta tâm phục khẩu phục nửa kính nửa nhường lại hoàn toàn

không nằm ở chuyện múa may son phấn.

- Vậy mà nó vẫn tồn tại. Và ngạc nhiên hơn, nó là công trình cổ duy nhất ở Hà Nội còn bền vững nguyên bản cho đến bây giờ.

- Nhưng lần này tôi không đi cãi nhau chuyện Vua Bãi Rác làm gì nữa. Cái việc khen chê là của người đi xem phim (cũng như tôi đã là người đi xem phim). Vả lại chê thế là đủ rồi, cũng "hết chỗ chê" rồi, tôi đang thấy những chân trời mới hé lộ ra tươi sáng hơn cho bài tuần này đây.

Ba cách kết đoạn cho mở bài đều dùng thủ pháp lật ngược lại các thông tin nền cung cấp trước đó, và khẳng định bằng các từ có tính so sánh hoặc phủ định: lại hoàn toàn không nằm, vậy mà… vẫn, và ngạc nhiên hơn, đang thấy, [tươi sáng] hơn… đây. Sau đó rõ ràng tác giả chuyển hẳn vào thân bài để rảnh tay bàn luận về chi tiết. Rõ ràng, bao giờ cũng vậy nhà văn Nguyễn Trương Qúy cũng mở bài cô đọng, nhanh chóng, trực tiếp. Nói ngay vào cái đối tượng mình đề cập và để dành sự cầu kỳ về ngôn từ ở thân bài.

Vào phần thân bài nhà văn lại sử dụng thủ pháp chồng lớp để tạo độ đặc cho bài. Nhà văn Nguyễn Trương Qúy cho rằng: Nếu bài chỉ kể một câu chuyện hay một cảm giác, nó sẽ có nguy cơ mỏng và nhẹ ký. Ở đây là đất cho thú phô diễn kiến thức của người viết. Nhà văn tận dụng những hiểu biết, kiến văn và sự quan sát của mình để đưa vào. Ví dụ như Cao bồi già Hà Nội, tác giả phô diễn nhiều chi tiết: các loại quần áo, kiểu ăn mặc, các thói quen, các câu thành ngữ vỉa hè đến thơ ca. Nếu không có những chi tiết này, thì bài sẽ chỉ như một bộ xương mà cái thông điệp thì ai cũng đoán được cả. Mỗi chi tiết như thế gọi về những ẩn dụ hay gợi nhớ liên tưởng.Thủ pháp chồng lớp quen thuộc và dễ làm là điệp ý, điệp ngữ, nhắc đi nhắc lại một ý nhằm buộc độc giả phải lĩnh hội ý đó đến kiệt cùng. Cái này ở bài Cao bồi già khá rõ. Một loạt các tính từ hay định ngữ tương đương nhau nhưng cùng xếp chồng như vảy cá, gây ấn tượng sâu đậm về đối tượng được bàn luận. Ở đây nó là cơ hội khoe chữ. Thường thì nó phù hợp với các bài hơi ngoa ngôn, cường điệu và hài hước. Nhưng điệp ý thì cũng dùng trong các tản văn cảm xúc, nó là sự hô ứng cần thiết để làm tăng cấp độ cảm xúc như những đợt sóng đuổi nhau liên tiếp cho đến khi đạt đỉnh cao nhất, khi đó gọi là “vỡ òa”.

Thủ thuật tiếp theo được nhà văn ưa thích dùng trong quá trình viết văn là bỏ nhỏ để chọc độc giả

Bỏ nhỏ là một thủ thuật trong chơi các môn bóng hay quần vợt, cầu lông. Nghĩa là khi trái bóng/cầu được đấu thủ đánh qua lưới một cách bất ngờ và sát lưới, đối phương không kịp di chuyển hay phản ứng để đỡ được. Mượn ý này, bỏ nhỏ được sử dụng nhiều trong viết tản văn. Nó thường là các nhận xét có tính kết luận đưa ra một cách bất ngờ. Ví dụ: Trong bài Lỗi tại Metro, sau khi đưa ra một đoạn mô tả giàu chi tiết: “trước đây và đến tận bây giờ, người ta vẫn nói “xã hội tiêu thụ” với một hàm ý không lấy làm tốt”[27,Tr.109] thì Nguyễn Trương Qúy bỏ nhỏ bằng một kết luận bất ngờ có tính “phát hiện”: “Nhưng trong cuộc sống buồn ơi là buồn của đời viên chức văn phòng chúng ta, có niềm vui nào, có cái quyền nào thiêng liêng bằng quyền mua sắm bằng tiền lao động của mình[27,Tr.109].

Bỏ nhỏ thường là cuối của một cụm thông tin. Không nên diễn giải tiếp mà nên chuyển đoạn hoặc chuyển sang ý khác. Giống như đã ghi bàn rồi thì mặc nhiên đánh

séc mới. Những cái bỏ nhỏ này, cùng các câu chốt đoạn là những thứ kéo người đọc đi. Nó tạo nên nhịp điệu, tiết tấu của bài.

Nói đến thủ thuật tạo cao trào rồi đi đến phần kết bài để chốt lại các vấn đề đã đưa ra và giải quyết. Cao trào như một hồi kèn thắng trận vậy. Còn kết luận là màn báo công. Cao trào cũng có thể nhập vào kết luận luôn, như một cái chiến thắng bất ngờ, thường áp dụng cho những bài rất ngắn, có tính chiến luận hoặc hài hước mạnh. Đây cũng gọi là twist, để bẻ lái, để “phục bút” – khiến độc giả “ồ” lên, tán thưởng hoặc tột đỉnh phản ứng. Có thể cao trào không hẳn là điều này, như các bài cảm xúc thì đây là lúc trạng thái cảm xúc lên cao nhất. Twist trong bài “ mã thượng xe bò” là một ví dụ “Cũng trong Tướng về hưu, lúc bà vợ ông tướng chết, ông Bổng vốn là em cùng cha khác mẹ với ông tướng khóc òa: Cả làng cả họ gọi em là đồ chó. Chỉ có chị gọi em là người”… “Lần đầu tiên, cái ống chú đánh xe bò, lỗ mãng, táo tợn, làm đủ mọi điều phi nhân bất nghĩa hóa thành đứa trẻ ngay trước mắt tôi”. Đó cũng là dòng cảm động nhất trong một truyện ngắn có giọng văn sắc lạnh đặc biệt nhất của văn học Việt Nam”[30,Tr.100].

Cao trào thường đặt trong những câu có tính kết luận tổng quát của bài. Ví dụ “Sau khi cuốn sách Ăn, cầu nguyện, yêu trở thành hiện tượng toàn cầu, người ta đã chứng kiến không phải cơn sóng thần nào đổ bộ lên Bali mà là một cuộc hành hương của những người phụ nữ phương tây trung niên đến hòn đảo này. Họ đến để sống chậm như tác giả Gilbert đã từng, để tìm tình yêu cũng từ một người đàn ông Tây Ban Nha nào đó đang đợi sẵn, nhưng cũng để hi vọng mình sẽ viết được một cuốn sách ăn khách tương tự! Trên một trang mạng còn có hẳn bài viết có tên gọi “Elizabeth Gilbert đã phá hoại Ba li ra sao?, trong đó người viết chán ngán kết luận, sẽ chẳng có đủ Javier Bardem (nam diễn viên chính trong bộ phim làm theo cuốn sách) cho cơ man phụ nữ đang sục sạo mọi ngõ ngách và điên cuồng chụp ảnh bằng điện thoại di động của mình. Và cái tên sách như một phương châm sống chậm (tên gốc tiếng Anh: Eat, Pray, Leave). Một thế kỷ qua, những người đàn bà không chỉ có những con chó nhỏ để vợi cô đơn mà còn có cả một công nghệ tiêu sầu mang tên sống chậm”[24,Tr.75].

Ví dụ thứ 3 là cách nhập cao trào vào đoạn kết. Nó nhắc lại cái câu chốt phần thân bài bằng cách cá nhân hóa “ai đó” - ở đây chính là tác giả. Như cách kết trong bài

“Đồng nát sành điệu”, ““Ba triệu thôi”. Lâm suy tính.Tôi lắc đầu, nghĩ nhỡ đâu có cảnh hàng nghìn người bỏ chạy ngoài đường để tránh bị đâm phải. Người chủ xe cũng lắc đầu và bảo, “Thôi chú đừng mua, cái này anh bán đồng nát vậy””[24,Tr.85].

Cũng có khi cao trào là một tình tiết, một câu chuyện được kể đầy thú vị, hồi hộp. Bản thân chính người viết phải tự cảm được sự thú vị và hồi hộp ấy thì người đọc mới phản ứng được. Bạn không thể mong đợi hay tùy người đọc được, bạn phải đạo diễn trước giống như kiểu kết trong bài Phở hay là một chuyện vặt “May sao, quán sau cùng cũng thỏa mãn được tôi trong việc ăn một bát phở ra trò: bát đầy đặn, bánh vừa đủ, thịt tái mềm, gầu nạm to bản, nước êm. Chỗ ngồi không phải là ưu thế của nó, tuy nhiên việc mấy cô chủ mặc áo blu trắng trực tiếp bốc thịt và bánh vào bát cho khách lại là cái “chân truyền”. Chân truyền thêm nữa, mặt mũi các cô hơi căng thẳng quạu quọ, cái căng thẳng của người đang tìm cách chăm chút cho người ăn một bát phở xứng đáng. Nó cũng giống như việc thưởng thức sự tinh tế từ cái mùi nồng gắt, gây gây của vị xương tủy bò ninh suốt đêm hôm trước và cả một thế kỷ qua. Kì quặc là, không có lại thấy thiếu, dù có vẻ vặt vãnh.”[24,Tr.194].

Phần kết cho mỗi bài tản văn

Những nội dung của cao trào bên trên đã xác định luôn tính chất của cái kết. Cái kết sẽ điểm lại các điểm lấp lánh nhất của các luận điểm, và có thể mở rộng ra một số gợi ý khiến người đọc suy nghĩ xa hơn. Nó có thể là một câu hỏi bỏ ngỏ, như một sự băn khoăn hay thách thức suy nghĩ tiếp.

Nó hoặc một câu phát ngôn “xanh rờn”. Hoặc một hiện thực mới hé lộ bất ngờ:

Tôi sinh ra ở gần nó. Sống cạnh nó hơn nửa thế kỷ. Bây giờ thỉnh thoảng đưa thằng cháu ngoại đi qua Hồ Hoàn Kiếm. Bảo nó rằng, ông cho cháu về chơi Tháp Rùa! Nó bảo, ông nói sai rồi, phải gọi là đến! Hoặc một quy kết dựa trên sự tương phản so sánh: “Bây giờ nhìn lại các kiến trúc sư như Tạ Mỹ Duật để lại, thực sự không đồ sộ, thậm chí còn không đứng vững trước thử thách của thời gian, nhưng có lẽ có một thứ trụ lại – huyền thoại về sự tài hoa của họ. Tại sao tôi nói huyền thoại, là vì người ta xóa dần mất các hiện vật, các công trình hủy hoại, các không gian bị xuống cấp. Từ trường kiến trúc cho đến xã hội, không mấy ai biết đến bài học của những kiến trúc này trong khi ai cũng tỏ ý muốn thấy lại một Hà Nội xa xưa”[26,Tr.228].

Thường phần kết rất ngắn, không nên quá 1/5 dung lượng bài. Lúc này người đọc đã tương đối thỏa mãn với cao trào đã tạo ra phía trên, và phần nào lĩnh hội đủ thông điệp, vì thế không nên lan man dài dòng nữa mà tìm cách kết sao cho gọn.

Cười, có khi bật thành tiếng; buồn, nhiều khi tưởng xa xỉ mà ngấm ngầm. Nếu nói đọc Nguyễn Trương Quý là để "nhìn lại mình" cũng đúng, nhưng có lẽ cần hơn hết là những hành động để vượt thoát quán tính tù đọng. Một khi thắng được "ma sát" thì hành trình không chỉ nhẹ nhàng hơn mà niềm vui còn bồng bềnh hơn. Nguyễn Trương Quý viết tản mạn về nhiều điều khác, về lối sống, cách nghĩ của nhiều thế hệ con người trong cái đô thành nhộn nhịp ấy. Câu chuyện cứ lan man từ quê ra đến phố, từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hà nội trong tản văn nguyễn trương quý (Trang 99 - 112)