Kiến nghị đối với thành phần Năng lực đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của học sinh, sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng nghề CNTT ispace (Trang 82 - 127)

Một yếu tố cũng không thể bỏ qua đó là nâng cao Năng lực đội ngũ giảng viên tại trường nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại trường. Thực vậy, trong bất cứ một doanh nghiệp nào thì yếu tố con người luôn là hạt nhân quan trọng nhất để doanh nghiệp có thể vận hành. Đặc biệt trong việc trồng người thì vai trò của người dạy vô cùng quan trọng. Một người thầy giỏi có thể cho ra hàng trăm hàng ngàn học trò giỏi, vì vậy để nâng cao Năng lực đội ngủ giảng viên tại trường Cao đẳng nghề CNTT iSpace một số kiến nghị được đề nghị như sau:

- Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên bằng cách tạo điều kiện thuận lợi để giảng viên có cơ hội học tập nâng cao trình độ, nghiên cứu chuyên môn trong và ngoài nước. Khuyến khích và hỗ trợ giảng viên tham dự các hội thảo khoa học chuyên đề để tiếp xúc, trao đổi các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp mới.

- Tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên phát triển khả năng tự học, tự nghiên cứu là vấn đề quan trọng nhất đối với giảng viên hiện nay. Để đạt được mục tiêu đó, giảng viên phải thay đổi phương pháp giảng dạy cho chích hợp với tính chất của từng môn học, từng đối tượng người học. Thay vì sử dụng phương pháp thuyết trình một chiều để truyền đạt kiến thức cho sinh viên thì giảng viên có thể sử dụng phương pháp đàm thoại để hướng dẫn, gợi mở và dẫn dắt sinh viên đến với các kiến

thức mới. Trong trường hợp này, giảng viên không phải là người truyền thụ mà chỉ là người hướng dẫn để người học tự tìm hiểu, tự nghiên cứu để lý giải được các vấn đề. Khi đó kiến thức sẽ tự động được hình thành trong sinh viên một cách tự nhiên, không gượng ép, không nhồi nhét và giúp sinh viên nhớ lâu hơn. Bên cạnh đó giảng viên cũng nên sử dụng phương pháp làm việc nhóm cộng với việc cho sinh viên tự thực hiện, tự trình bày các chuyên đề nghề nghiệp để tăng cường khả năng tự học và biết kết hợp giữa lý thuyết với thực hành nghề nghiệp của sinh viên.

- Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá: Phương pháp dạy học truyền thống chỉ tập trung vào việc đánh giá tổng kết mà không chú trọng vào việc đánh giá tiến trình. Phương pháp này dẫn đến một số hạn chế là không kịp thời phát hiện những lỗ hổng trong kiến thức của sinh viên để kịp thời bổ sung hoặc thay đổi phương pháp để cho việc hình thành kiến thức của sinh viên được thuận lợi và có hệ thống. Do đó, giảng viên nên đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong suốt quá trình học tập bằng nhiều hình thức kiểm tra đánh giá khác nhau để đánh giá chính xác năng lực thật sự của sinh viên. Ngoài ra, ngay từ khi bắt đầu học phần mới giảng viên cần phải cung cấp đầy đủ đề cương môn học cũng như các tiêu chí đánh giá để người học nhận thấy được việc đánh giá này là công bằng và chính xác.

- Ngoài kiến thức chuyên môn sâu rộng, ngoài phương pháp sư phạm hiệu quả, giảng viên cũng cần có sự gần gũi, thân thiện, nhiệt tình và tâm huyết với nghề. Thực tế cho thấy, một số lượng lớn giảng viên hiện nay phải dạy quá nhiều giờ trong khi đó chế độ lương lại chưa tương xứng nên dẫn đến một số không ít các giảng viên phải dạy thêm bên ngoài. Điều này đẫn đến tình trạng giảng viên thiếu thời gian cần thiết để để nâng cao kỹ năng giảng dạy, nội dung môn học, chương trình đào tạo và khả năng nghiên cứu khoa học. Để khắc phục những vấn đề này cần được sự hỗ trợ từ phía ban lãnh đạo nhà trường, cụ thể với các giải pháp đề xuất như sau:

+ Đặt ra chỉ tiêu và hỗ trợ hành chính và tài chính cho các giảng viên có nhiều cải tiến trong công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu.

+ Thiết lập các chương trình để phát triển và đánh giá giảng viên làm căn cứ để nâng bậc lương, khen thưởng …. Theo tác giả, tốt nhất là các chương trình sử dụng các tiêu chuẩn liên quan đến kết quả học tập của sinh viên, cách đánh giá về môn học của sinh viên, số lượng và chất lượng các thành tích cải tiến kỹ thuật hoặc ấn phẩm khoa học, các tham luận tại hội nghị phát triển nghề nghiệp, cải tiến nâng cao chất lượng môn học và các hoạt động liên kết hiệu quả với doanh nghiệp để gửi sinh viên tới thực tập cũng như để quảng bá và nâng cao chất lượng thực hành nghề nghiệp.

- Hiện nay, lực lượng giảng viên cơ hữu của trường là không nhiều và chưa đáp ứng được số lượng cần thiết, việc mượn các giảng viên ở các trường CNTT khác hiện nay có một số mặt ưu điểm nhưng cũng có rất nhiều khuyết điểm như: Thứ nhất, không có sự gắn bó lâu dài với trường và chính vì thế không có sự tâm huyết trong việc giảng dạy, việc xây dựng giáo trình cho trường cũng chính vì thế mà hạn chế rất nhiều. Thứ hai là không chủ động trong việc lên kế hoạch giảng dạy dài hạn do trường phải đợi lịch giảng dạy từ các trường chủ quản dẫn đến mất tính quy luật của việc học chế tín chỉ tại trường gây ức chế trong việc đăng ký môn học của sinh viên. Chính vì thế, việc xây dựng một đội ngũ cơ hữu hùng mạnh là mục tiêu lâu dài và cần kíp để trường Cao đẳng nghề iSpace có những bước tiến dài trong ngành đào tạo trong thời gian tới.

Kết luận chương 5:

Chương 5 tác giả đã trình bày ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu, đồng thời đề xuất một số hàm ý dành cho nhà quản trị nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng nghề CNTT iSpace trong thời gian tới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Hướng dẫn sử dụng tiêu chí đánh giá chất lượng trường đại học, Hà Nội.

2. Cục Khảo thí và Kiểm định CLGD (2010), Tổng quan khái niệm chất lượng và chất lượng giáo dục trong giáo dục đại học. Hà nội.

3. Đỗ Minh Sơn (2010), Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà nẵng, Luận văn Thạc sĩ Đại học Kinh tế, Đại học Đà nẵng. 4. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Nhà xuất bản Hồng Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

5. Hoàng Trọng (1999). Phân tích Dữ liệu đa biến, Ứng dụng trong Kinh tế và kinh doanh, Nhà xuất bản thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.

6. Lê Văn Huy (2007), Sử dụng chỉ số hài lòng của khách hàng trong hoạch định chiến lược kinh doanh ngân hàng: cách tiếp cận mô hình lý thuyết, Số 2 (19) - 2007, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, đại học đà Nẵng.

7. Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2007). Nghiên cứu thị trường.

Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

8. Nguyễn Đình Thọ (2011). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh: thiết kế và thực hiện. Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội.

9. Nguyễn Thành Long (2006), Sử dụng thang đo SERVPERF để đánh giá chất lượng đào tạo ĐH tại trường ĐHAG, Báo cáo nghiên cứu khoa học, trường ĐH An Giang.

10. Nguyễn Thị Thắm (2010), Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo tại trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên – ĐHQG TP. Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.

11. Nguyễn Trần Thanh Bình (2007), Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ đào tạo được cảm nhận và sự hài lòng của sinh viên trường ĐH Công Nghệ Sài Gòn, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường đại học Kinh Tế TP. HCM, Thành phố Hồ Chí Minh.

12. Nguyễn Văn Thuận (2010). Đo lường sự thỏa mãn của giảng viên trường Cao đẳng Cộng đồng Bà Rịa – Vũng Tàu. Luận văn Thạc sĩ kinh tế, trường Đại học Nha Trang.

13. Phan Thị Thanh Hằng (2013) “Sự hài lòng của học sinh – sinh viên về chất lượng Đào tạo của trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại”, Chuyên san Kinh tế Đối ngoại, số 11/2013, trang 14 – 20.

14. Tổng cục thông kê Việt Nam – TCTKVN (2015), Số liệu các trường Đại học và Cao đẳng tại Việt Nam, Tổng cục thống kê, Hà Nội.

Tiếng Anh

1. Cronin, J. J. & Taylor, S. A. (1992). “Measuring Service Quality : A Reexamination and Extension”, Journal of Marketing, 56 (July) : 55-68.

2. A Parasuraman (1991), Marketing Research, Addion – Wesley Publishing Company.

3. Parasuraman (ed.) (1985), “SERVQUAL: A Multiple I tem Scale for Measuring Consumer Perceptions of Service Quality”.UK.

4. Oliver, R. L. & W. O. Bearden. (1985). Disconfirmation Processes and Consumer Evaluations in Product Usage, Journal of Business Research. 13:235- 246.

5. Gronroos, C. (1984). “A service quality model and its marketing implications”.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: KẾT QUẢ THẢO LUẬN ĐỊNH TÍNH 1.1. NỘI DUNG THẢO LUẬN NHÓM

Xin chào anh/ chị. Tôi là Trương Như Thông, hiện đang là học viên Cao học - Trường Đại học Công nghệ Tp. HCM chuyên ngành Quản trị kinh doanh. Hôm nay, tôi rất hân hạnh được đón tiếp anh/ chị để cùng nhau thảo luận về đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề tại trường Cao đẳng nghề CNTT iSpace”.

Trọng tâm của cuộc trao đổi hôm nay là là chúng ta cùng tìm hiểu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo của trường Cao đẳng nghề CNTT iSpace, Các thông tin thu thập được giúp cho tôi tích lũy kiến thức và hoàn thành nghiên cứu này, chính vì vậy rất mong cuộc trao đổi thẳng thắn và chân thành của Anh/chị.

Tôi xin cam đoan những thông tin từ anh/chị chỉ phục vụ cho nghiên cứu khoa học của luận văn.

1. Theo các Anh/chị, mức độ hài lòng của sinh viên khi theo học tại các trường cao đẳng nghề được thể hiện qua các yếu tố nào? tại sao?

Đề xuất của tác giả: 5 yếu tố trong mô hình SERVQUAL của Parasuraman et al. (1988) gồm: Cơ sở vật chất, Độ tin cậy, Đồng cảm, Năng lực phục vụ và Đáp ứng.

2. Theo các anh chị thì các biến quan sát sau có phù hợp để mô tả cho các thành phần trên hay không? Và nếu phải thay đổi thì hay đổi như thế nào cho phù hợp với nghiên cứu?

Phương tiện hữu hình

1. Trường Cao đẳng nghề CNTT iSpace có trang thiết bị và máy móc hiện đại

2. Cơ sở vật chất của Trường Cao đẳng nghề CNTT iSpace đầy đủ, tiện nghi.

3. Nhân viên của Trường Cao đẳng nghề CNTT iSpace ăn mặc chỉnh tề, gọn gàng.

liệu khoa học và tiện lợi.

Độ tin cậy:

5. Trường Cao đẳng nghề CNTT iSpace thực hiện dịch vụ đúng ngay từ lần đầu.

6. Trường Cao đẳng nghề CNTT iSpace thông báo chính xác khi nào dịch vụ được thực hiện.

7. Trường Cao đẳng nghề CNTT iSpace thực hiện dịch vụ đúng thời gian đã hứa.

8. Trường Cao đẳng nghề CNTT iSpace thực hiện dịch vụ một cách chính xác.

9. Khi NH hứa làm việc gì vào một thời gian xác định, Trường Cao đẳng nghề CNTT iSpace giữ đúng lời hứa.

Đáp ứng:

10. Trường Cao đẳng nghề CNTT iSpace cung cấp dịch vụ nhanh chóng, kịp thời

11. Nhân viên Trường Cao đẳng nghề CNTT iSpace luôn sẵn sàng giúp đỡ Sinh viên.

12. Trường Cao đẳng nghề CNTT iSpace phúc đáp tích cực các yêu cầu của Sinh viên

13. Trường Cao đẳng nghề CNTT iSpace có đường dây nóng phục vụ Sinh viên 24/24.

Năng lực phục vụ:

14. Nhân viên có đủ năng lực để thực hiện tốt công việc của mình.

15. Sinh viên tin tưởng vào nhân viên của Trường Cao đẳng nghề CNTT iSpace.

16. Sinh viên cảm thấy an tâm khi giao dịch với Trường Cao đẳng nghề CNTT iSpace.

17. Nhân viên luôn lịch sự, nhã nhặn.

Sự đồng cảm:

18. Nhân viên Trường Cao đẳng nghề CNTT iSpace biết Sinh viên đang cần gì.

19. Trường Cao đẳng nghề CNTT iSpace quan tâm đến từng cá nhân Sinh viên.

20. Nhân viên thể hiện quan tâm cá nhân đến Sinh viên.

21. Trường Cao đẳng nghề CNTT iSpace mang lại sự thích thú thật sự cho Sinh viên.

22. Thời gian làm việc của công ty phù hợp cho tất cả Sinh viên.

2.1. DANH SÁCH CÁC CHUYÊN GIA THAM GIA THẢO LUẬN NHÓM

STT HỌ VÀ TÊN ĐƠN VỊ CÔNG TÁC SỐ ĐIỆN THOẠI

1 Nguyễn Thành Toàn Trường Cao đẳng nghề

CNTT iSpace 0937432071 2 Nguyễn Thế Phương Trường Cao đẳng nghề

CNTT iSpace 0907277975 3 Nguyễn Hữu Thành Trường Cao đẳng nghề

CNTT iSpace 0974867174 4 Nguyễn Thành Bác Trường Cao đẳng nghề

CNTT iSpace 0995727002 5 Trần Đồng Dung Trường Cao đẳng nghề

CNTT iSpace 0974567444 6 Phần Quốc Bảo Trường Cao đẳng nghề

CNTT iSpace 0904493015 7 Tăng Nguyễn Hoàng

Minh

Trường Cao đẳng nghề

CNTT iSpace 0913772566 8 Nguyễn Quyết Thắng Trường Đại học Công Nghệ

Tp. Hồ Chí Minh 0903019036 9 Phạm Văn Nhất Trường Cao đẳng nghề

CNTT iSpace 0945253321 10 Ngô Quang Huân Trường Đại học Kinh Tế Tp.

PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT

Kính chào Anh/Chị!

Được sự cho phép của Ban giám hiệu nhà trường với mong muốn được tham khảo ý kiến của các anh chị về chất lượng đào tạo nghề của trường Cao đẳng nghề CNTT iSpace hiện nay, chúng tôi thực hiện khảo sát nhỏ này, rất mong quý Anh /Chị tạo điều kiện hỗ trợ để chúng tôi có thể hoàn thành cuộc khảo sát.

Không có câu trả lời đúng hay sai mà tất cả các câu trả lời, các ý kiến đều được nghiên cứu để cải thiện chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng nghề CNTT iSpace nhằm phục vụ và hỗ trợ cho các bạn sinh viên, học viên ngày một được tốt hơn.

I. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ĐÀO TẠO NGHỀ

Dưới đây là một số câu hỏi liên quan đến chất lượng đào tạo nghề tại trường Cao đẳng nghề CNTT iSpace. Xin Anh/Chị vui lòng đọc kỹ những phát biểu sau. Sau mỗi câu phát biểu, vui lòng đánh dấu () vào ô để trả lời cho thể hiện đúng nhất quan điểm của Anh/Chị theo những mức độ sau:

1 = “Hoàn toàn không đồng ý

2 = “Không đồng ý

3 = “Phân vân (trung lập)

4 = “Đồng ý

5 = “Hoàn toàn đồng ý

STT Tiêu chí Mức độ đồng ý

Cơ sở vật chất

1 Phòng học tạo cảm giác thoải mái cho học viên 1 2 3 4 5 2 Có đủ số lượng phòng học lý thuyết, phòng LAB 1 2 3 4 5 3 Có đủ trang thiết bị dạy và học như: máy chiếu, loa, máy

học nghe 1 2 3 4 5

4 Có trang thiết bị cho các hoạt động văn hoá, nghệ thuật 1 2 3 4 5 5 Thường xuyên kiểm tra, bảo trì, nâng cấp trang thiết bị,

phòng học 1 2 3 4 5

6 Thư viện trường đa dạng các đầu sách về công nghệ thông

Mức độ tin cậy

7 Nhà trường luôn giữ đúng những cam kết đối với học viên,

sinh viên. 1 2 3 4 5

8 Nhà trường kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, giải quyết những khó khăn trong quá trình học tập của học viên, sinh viên.

1 2 3 4 5 9 Nhà trường công bố kịp thời thông tin cho học viên, sinh

viên. 1 2 3 4 5

10 Kết quả học tập, rèn luyện công khai minh bạch. 1 2 3 4 5 11 Cán bộ, giảng viên của nhà trường luôn đem lại cho học

viên, sinh viên sự tin cậy. 1 2 3 4 5

Khả năng đáp ứng

12 Nội dung đào tạo của nhà trường dễ hiểu mang tính thực

tiễn cao 1 2 3 4 5

13 Chương trình đào tạo phù hợp với thực tế, đáp ứng được

yêu cầu công việc sau khi tốt nghiệp ra trường 1 2 3 4 5 14 Sinh viên được bố trí thời gian học tập hợp lý 1 2 3 4 5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của học sinh, sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng nghề CNTT ispace (Trang 82 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)