Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến Mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đạo tạo tại trường Cao đẳng nghề CNTT iSPace gồm 6 thành phần, 28 biến quan sát. Sau khi kiểm tra mức độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo, biến MDTC4 và DNGV3 bị loại do không đạt yêu cầu, 26 biến quan sát còn lại sau khi đã loại biến đều đảm bảo độ tin cậy. Phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để đánh giá mức độ hội tụ của các biến quan sát theo các thành phần được trích.
Bảng 4.6: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA các nhân tố ảnh hưởng đến Mức độ hài lòng của sinh viên đối với Chất lượng đào tạo tại trường Cao
đẳng nghề CNTT iSpace Ma trận xoay các nhân tố Các thành phần 1 3 4 5 6 7 CSVC5 0,838 CSVC4 0,812 CSVC3 0,770 CSVC1 0,768 CSVC2 0,768 CSVC6 0,763 GCDV2 0,906 GCDV4 0,843 GCDV3 0,805 GCDV1 0,790 MDCT4 0,892 MDCT3 0,844 MDCT2 0,749 MDCT1 0,703 MDTC3 0,886 MDTC5 0,787 MDTC1 0,762 MDTC2 0,709 DNGV4 0,872 DNGV5 0,807 DNGV2 0,805 DNGV1 0,618 KNDU1 0,850 KNDU2 0,807 KNDU4 0,786 KNDU3 0,751 Hệ số KMO 0,768
Kiểm định Bartlett’s Sig. = 0,000
Giá trị Eigenvelues tại mức > 1 1,413
Phương sai trích (%) 67,407
Kiểm định KMO và Barlett's trong phân tích nhân tố cho thấy hệ số KMO khá lớn 0,768 > 0,5). Đồng thời, giả thuyết Ho đặt ra là không có sự tương quan giữa 26 biến quan sát này cũng bị bác bỏ thông qua phép kiểm định này với Sig = 0,000. Cả 2 điều này cho thấy rằng, phân tích nhân tố là rất phù hợp với tập dữ liệu.
Kết quả phân tích nhân tố lần đầu, tại mức giá trị Eigenvalue 1,413 cho phép trích được 6 nhân tố từ 26 biến quan sát và với phương sai trích là 67,407% (lớn hơn 50%). Như vậy, cho thấy phương sai rút trích đạt yêu cầu.
Dựa trên bảng Rotated Component Matrix, cả 26 biến quan sát đều có hệ số factor loading cao và đều lớn hơn 0,5, đạt yêu cầu đặt ra nên không biến nào bị loại bỏ. (Xem phần Phụ lục 6.1).
Như vậy, kết quả phân tích nhân tố cho ta kết quả, các biến quan sát trong 6 thành phần được giữ nguyên như ban đầu.
Nhân tố thứ nhất (F1) bao gồm 6 biến quan sát: CSVC1, CSVC2, CSVC3, CSVC4, CSVC5 và CSVC6. Đây chính là nhân tố Cơ sở vật chất. Nhân tố này có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,884 các biến quan sát này đều có hệ số tương quan biến – tổng đạt yêu cầu . Đây là một thang đo lường tốt (Xem phần Phụ lục 4.1).
Nhân tố thứ hai (F2) bao gồm 4 biến quan sát: GCDV1, GCDV2, GCDV3 và GCDV4. Đây là 4 biến thuộc thành phần Giá cả dịch vụ. Thành phần này có hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0,860 chứng tỏ đây là thang đo lường tốt (Xem phần Phụ lục 4.6).
Nhân tố thứ ba (F3) bao gồm 4 biến quan sát: MDCT1, MDCT2, MDCT3 và MDCT4. Đây là 4 biến thuộc thành phần Mức độ cảm thông. Nhân tố này có hệ số Cronbach’s Alpha đạt khá cao là 0,836 và cũng là thang đo lường tốt (Xem phần Phụ lục 4.5).
Nhân tố thứ bốn (F4) bao gồm 4 biến quan sát: MDTC1, MDTC2, MDTC3 và MDTC5. Đây là các biến biến liên quan tới thành phần Mức độ tin cậy. Thành phần này có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,818 khi được đưa vào kiểm tra. Hệ số này cũng chứng tỏ rằng thành phần thang đo này là một thang đo tốt (Xem phần Phụ lục 4.2).
Nhân tố thứ năm (F5) bao gồm 4 biến quan sát: DNGV1, DNGV2, DNGV4 và DNGV5. Nhân tố này thuộc thành phần nhân tố Năng lực đội ngũ giảng viên. Nhân tố này có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,813 cho ta biết đây cũng là một thang đo tốt (Xem phần Phụ lục 4.4).
Nhân tố thứ sáu (F6) bao gồm 4 biến quan sát: KNDU1, KNDU2, KNDU3 và KNDU4. Nhân tố này thuộc thành phần nhân tố Khả năng đáp ứng. Nhân tố này có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,820. Như vậy đây cũng là một thang đo tốt (Xem phần Phụ lục 4.3).
Như vậy, quá trình phân tích nhân tố đã rút ra được 6 nhân tố, giải thích cho Mức độ hài lòng của sinh viên đối với Chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng nghề CNTT iSpace.
4.4.2. Thang đo Mức độ hài lòng của sinh viên
Thang đo Mức độ hài lòng của sinh viên gồm 4 biến quan sát. Sau khi đạt độ tin cậy thông qua việc kiểm tra bằng hệ số Cronbach’s Alpha các biến được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA để kiểm định lại mức độ hội tụ của 4 biến quan sát.
Kết quả kiểm định KMO và Bartlett's trong phân tích nhân tố cho thấy hệ số KMO là 0,779 (>0,5) với mức ý nghĩa bằng 0 (sig = 0,000). Điều này cho thấy rằng phân tích nhân tố EFA là rất thích hợp với mẫu nghiên cứu này.
Bảng 4.7: Kết quả EFA thang đo Mức độ hài lòng của sinh viên
Ma trận xoay các nhân tố Thành phần 1 MDHL1 0,848 MDHL3 0,831 MDHL4 0,744 MDHL2 0,723 Hệ số KMO 0,779
Kiểm định Bartlett’s Sig. = 0,000
Giá trị Eigenvelues tại mức > 1 2,485
Phương sai trích (%) 62,129
Phương pháp rút trích nhân tố Principal Component và phép quay Varimax đã trích được 1 nhân tố với hệ số tải factor loading của các nhân tố khá lớn.
Như vậy sau khi thực hiện các thủ tục kiểm định thang đo và phân tích nhân tố khám phá thì mô hình đo lường Mức độ hài lòng của sinh viên đối với Chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng nghề CNTT iSpace không thay đổi so với ban đầu:
Hình 4.3: Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh
(Nguồn: Tác giả nghiên cứu và tổng hợp)