Mô hình của Nguyễn Thành Long (2006):
Dựa trên thang đo SERVPERF, Nguyễn Thành Long (2006) đã xây dựng thang đo nghiên cứu đánh giá chất lượng đào tạo tại đại học An Giang. Nghiên cứu được tiến hành với sinh viên hệ đại học thuộc 4 khoa: Sư phạm, Nông nghiệp, Kỹ thuật, Kinh tế QTKD. Thang đo gồm 35 biến quan sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy thang đo đạt độ tin cậy và giá trị tốt. Thang đo chuyển từ đo lường dịch vụ đào tạo theo hướng đo lường chất lượng phục vụ của các đối tượng được sinh viên tiếp xúc. Từ năm thành phần nguyên thủy của thang đo SERVPERF, chuyển thành các thành phần giảng viên, cơ sở vật chất, sự tin cậy và sự cảm thông trong đó giảng viên là thành phần quan trọng nhất tác động đến sự hài lòng của sinh viên; cơ sở vật chất, sự tin cậy xếp thứ hai và sự cảm thông của nhà trường có tác động không đáng kể.
Hình 2.2: Mô hình đánh giá chất lượng đào tạo tại trường đại học An Giang
(Nguồn: Nguyễn Thành Long, 2006)
Mô hình của Nguyễn Trần Thanh Bình (2008):
Nguyễn Trần Thanh Bình (2008), trong đề tài “Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ đào tạo và sự hài lòng của sinh viên trường ĐH Công Nghệ Sài Gòn” đã xây dựng thang đo gồm 3 nhân tố: độ tin cậy, sự đáp ứng và môi trường giảng dạy; Thang đo đạt độ tin cậy và độ giá trị cho phép. Tuy nhiên kết quả kiểm nghiệm mô hình và thông qua phân tích hồi quy tuyến tính đa bội, có hai nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đó là sự đáp ứng và môi trường giảng dạy. Về mức độ ảnh
Giảng viên
Sự cảm thông Cơ sở vật chất
Sự tin cậy
Chất lượng đào tạo đại học An Giang
hưởng, nhân tố môi trường giảng dạy ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên nhiều hơn nhân tố sự đáp ứng và cả hai nhân tố này đều bị đánh giá với điểm số khá thấp. Chính vì thế cần phải tìm nguyên nhân và đưa ra giải pháp để cải tiến hai nhân tố này từ đó làm tăng sự hài lòng của sinh viên.
Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ đào tạo và sự hài lòng của sinh viên trường ĐH Công Nghệ Sài Gòn
(Nguồn: Nguyễn Trần Thanh Bình, 2008)
Mô hình của Nguyễn Thị Thắm (2010)
Nguyễn Thị Thắm (2010), trong “Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo tại trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên – ĐHQG TP HCM”. Kết quả nghiên cứu của tác giả này chỉ ra rằng, sự hài lòng của sinh viên phụ thuộc nhiều nhất vào yếu tố chương trình đào tạo (với hệ số Beta = 0,265), thứ 2 là yếu tố giảng viên (với hệ số Beta=0,185), thứ 3 là mức độ đáp ứng từ phía nhà trường (với hệ số Beta=0,126), và cuối cùng là yếu tố trang thiết bị học tập (với hệ số Beta=0,072). Môi trường giảng dạy Sự đáp ứng Sự hài lòng sinh viên
Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo tại trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên – ĐHQG TP HCM
(Nguồn: Nguyễn Thị Thắm, 2010)
Một số nghiên cứu khác
Một số nghiên cứu khác như của Trần Xuân Kiên (2006) trong “Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên”; Nghiên cứu của Đỗ Minh Sơn (2010) “Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà nẵng”; Phan Thị Thanh Hằng (2013) “Sự hài lòng của học sinh – sinh viên về chất lượng Đào tạo của trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại” và một số tác giả khác.