Thang đo Mức độ hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo gồm 4 quan sát được mã hóa từ MDHL1 đến MDHL4. Các miêu tả cụ thể của thang đo này được trình bày trong bảng sau:
Bảng 3.7: Các thành phần của thang đo Mức độ hài lòng sinh viên
Mã biến Tên biến
MDHL1 Học sinh, sinh viên tin tưởng, trung thành và yêu mến trường Cao đẳng nghề CNTT iSpace
MDHL2 Tiếp tục chọn trường iSpace để học lên cao hơn nữa sau khi tốt nghiệp MDHL3 Giới thiệu người khác chọn học tại trường iSpace
MDHL4 Hài lòng về chất lượng đào tạo nghề CNTT của trường iSpace
(Nguồn: Tác giả tổng hợp và hiệu chỉnh)
Kết luận chương 3:
Chương này trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện nhằm xây dựng, đánh giá các thang đo cho các khái niệm nghiên cứu và kiểm định mô hình nghiên cứu cùng các giả thuyết. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện qua 02 giai đoạn chính: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng thảo luận nhóm với 10 cán bộ quản lý, cán bộ các trung tâm, phòng đạo tạo và giảng viên giảng dạy... trường Cao đẳng nghề CNTT iSpace nhằm cho những khái niệm và đề xuất các thang đo để xây dựng mô hình nghiên cứu của tác giả. Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện để điều chỉnh và hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát. Nghiên cứu định lượng chính thức được tiến hành ngay sau khi bảng câu hỏi khảo sát được chỉnh sửa hoàn chỉnh. Như vậy, thang đo Mức độ hài lòng của học sinh sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường Cao đẳng nghề CNTT iSpace đượng đo lường bởi 6 biến độc lập với 28 biến quan sát. Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ được tiến hành mã hóa, nhập liệu vào phần mền thống kê SPSS 16.0 để phân tích thông tin, xử lý số liệu phục vụ cho nghiên cứu.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 3 tác giả đã trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện để xây dựng, đánh giá thang đo và kiểm định mô hình nghiên cứu cùng các giả thiết. Trong chương này, nghiên cứu trình bày kết quả đạt được sau khi phân tích dữ liệu. Nội dung trình bày bao gồm: mô tả thông tin nghiên cứu, trình bày kết quả thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố EFA, phân tích hồi quy,... từ đó tác giả đề xuất và kiến nghị một số kiện nghị để hoàn thiện và nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng nghề CNTT iSpace trong thời gian tới.