Quan niệm sáng tác của nhà thơ Nguyễn Duy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của thơ ca dân gian trong thơ nguyễn duy (Trang 39 - 43)

7. Đóng góp của luận văn

1.2.3. Quan niệm sáng tác của nhà thơ Nguyễn Duy

Các nhà thơ, nhất là những nhà thơ lớn tài năng, có quan điểm nghệ thuật của riêng mình. Họ xem nó như một hoa tiêu trong hành trình sáng tạo của mình. Nguyễn Duy là một trong số đó. Trong quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Duy, triết lý nhân sinh: “Ta là dân - vậy thì ta tồn tại” (Nhìn từ xa...Tổ quốc) có ý nghĩa như một mẫu gốc. Quan niệm đó của ông không chỉ thể hiện tư tưởng trọng dân, tình cảm gắn bó máu thịt với nhân dân lao động

mà còn thể hiện hướng đi trong sáng tạo nghệ thuật. Ý thức được điều đó, Nguyễn Duy đã tìm về với văn hóa, văn học dân gian, tiếp tục phát huy chất dân gian trong thơ ca bởi theo ông văn chương không nhất thiết phải khác la ̣. Cái mới nằm ngay trong cái tưởng chừng như đã xưa cũ. Ông từ ng phát biểu:

Nghìn năm trên dải đất này Cũ sao được cánh cò bay la đà Cũ sao được sắc mây xa

Cũ sao được khúc dân ca quê mình (Khú c dân ca)

Bám chặt vào cô ̣i rễ dân gian, thơ ông luôn hiển hiện cái chất mô ̣c ma ̣c, ngọt ngào của những làn điê ̣u dân ca. Những lam lũ tảo tần hiền thảo của thôn quê cứ thế mà đi vào thơ ông thân thuộc đến thực thà. Với ông, hành trình đi tìm cái đẹp là hành trình tìm ánh vàng trong muối mặn mồ hôi (Đãi cát tìm vàng), và ông làm thơ là để chưng cất cảm xúc ‘’thương mến đến tận cùng chân thật / những miền quê gương mặt bạn bè (Tuổi thơ). Hành trình sáng tạo của ông vì thế cũng là hành trình đầy ắp chất sống đời thường. Ông kiên trì bền bỉ vượt lên mọi hoàn cảnh để làm thơ và vận động theo hướng trở về gần hơn nữa với cuộc sống đời thường, với quê hương, nhân dân, đất nước. Triết lý nhân sinh “Ta là dân - vậy thì ta tồn tại” của Nguyễn Duy không chỉ được chuyển hoá nhuần nhuyễn vào quan niệm thẩm mỹ, quan niệm sáng tác và được hiện thực hoá trong hành trình sáng tạo mà còn chi phối mạnh mẽ đến cách chiếm lĩnh đề tài, hình tượng nghệ thuật, thể loại, ngôn ngữ và giọng điệu trong thơ ông.

Từng là nhà thơ khoác áo lính xông pha trên nhiều chiến trường khốc liệt, Nguyễn Duy có cách nhìn, cách thể hiện riêng về chiến tranh. Ông nhìn chiến tranh bằng cái nhìn của một thi sĩ thảo dân. Một thảo dân đích thực bao giờ cũng vừa thiết tha với số phận đất nước, vừa lo âu cho thân phận chúng

sinh. Trong cái nhìn ấy, phần trăn trở nhất của chiến tranh vẫn là thân phận người, thân phận lương dân. Những lẽ Hơn - Thiệt, Được - Thua, Thắng - Bại, Vinh - Nhục, Sang - Hèn, Còn - Mất... nhất nhất phải lấy sự an nguy của dân lành làm trọng. Vì vậy quan niệm nhân sinh bao trùm trong toàn bộ sáng tác của Nguyễn Duy là

Nghĩ cho cùng mọi cuộc chiến tranh Phe nào thắng thì nhân dân đều bại

(Đá ơi)

Có lẽ ảnh hưởng từ nét văn hóa làng quê xứ Thanh - một vùng quê nghèo nên cái tôi trong thơ ông không phải là cái tôi cao đạo, ngông ngạo với đời, mà là một cái tôi giản dị, giàu lòng yêu nước

Dù ở đâu cũng Tổ quốc trong lòng Cột biên giới đóng từ thương đến nhớ

(Nhìn từ xa…Tổ Quốc)

Thơ Nguyễn Duy cũng thường nói về cái khổ, điều mà ông hiểu sâu sắc trong những ngày còn thơ ấu. Nguyễn Duy nhạy cảm với cái khổ

Tôi trót sinh ra nơi làng quê nghèo quen cái thói hay nói về gian khổ dễ chạnh lòng trước cảnh thương tâm (Đánh thức tiềm lực)

Điều đó không có nghĩa là Nguyễn Duy than nghèo kể khổ. Xu hướng của ông là tìm cái Đẹp trong cái Khổ. Đứng trong cái khổ, Nguyễn Duy vẫn giàu tinh thần lạc quan yêu đời, không ngừng vươn mình, vượt khổ. Quan điểm này của ông thể hiện rất phổ biến trong các sáng tác. Vì vậy mà cái đẹp bao trùm trong sáng tác của nhà thơ đó là cái đẹp đơn sơ. Có thể nói rằng

quan điểm nghệ thuật này của Nguyễn Duy đã tiếp thu từ quan niệm về cái đẹp trong văn hóa của người Việt. Cái đẹp không phải là cái cao sang, mĩ miều mà là cái đơn sơ, bình dị. Quan điểm nghệ thuật này đã giúp nhà thơ đi vững vàng trong suốt hành trình sáng tạo của đời mình.

Tiểu kết:

“Ta là ai? Ta cần thiết cho ai?”, câu hỏi lớn luôn ám ảnh suốt một đời với người cầm bút. Trước Nguyễn Duy, biết bao thế hệ nhà thơ cứ loay hoay đi tìm câu trả lời. Mỗi người mỗi cách, dù công khai hay ẩn ngầm cũng đều có cho mình đáp án. Với Nguyễn Duy, đó không đơn thuần là một câu hỏi, mà là cuộc hành trình tự vấn, truy tìm cái tôi bản ngã, cái tôi không chỉ nhân danh chính nó mà còn nhân danh cái ta cộng đồng. “Ta là dân”, là con người bình thường trong muôn vạn con người xung quanh ta, câu trả lời tưởng chừng như vô cùng giản dị ấy lại là cả một triết lí nhân sinh sâu sắc gắn với quan niệm sống tích cực và quan niệm thơ sâu sắc của thi sĩ. Như con ong hút nhụy hoa dâng mật ngọt, con tằm rút ruột nhả tơ cho đời, như cây cối hấp thụ khí trời cho hoa thơm trái ngọt; Nguyễn Duy ngụp lặn trong suối nguồn thiên nhiên, hấp thụ truyền thống văn hóa dân tộc, bằng tài năng, khát khao và sự trải nghiệm của bản thân, ông đã làm đẹp cho đời, cho người bằng những vần thơ tràn đầy sức sống. Gắn lẽ sống đời mình vào nhân dân, nguyện hiến dâng máu thịt với số phận đất nước, dân tộc, ông bắt đầu hành trình sáng tạo của mình từ điểm khởi đầu và cũng là đích đến - cội nguồn văn hóa dân tộc

Chương 2. ẢNH HƯỞNG THƠ CA DÂN GIAN TRONG CẢM HỨNG THƠ NGUYỄN DUY

2.1. Cảm hứng thơ bắt nguồn từ tình yêu thiên nhiên đất nước, yêu làng quê thân thuộc

Quê hương là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn con người, nhất là đối với người nghệ sĩ. Trong tâm linh của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng, quê hương là nơi chôn nhau cắt rốn, là máu thịt của mỗi người. Con người có thể đi nhiều nơi, sống nhiều chỗ, gắn bó với nhiều vùng đất khác nhau nhưng trong đáy sâu tâm hồn vẫn luôn chất chứa một nỗi nhớ, niềm thương tha thiết đối với quê hương mình. Chẳng thế mà những câu ca dao quen thuộc nhất, đọng lại trong kí ức của con người biết bao đời nay là những dòng viết về quê hương xứ sở thân yêu:

“Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”

Và hành trình nghệ thuật của Nguyễn Duy cũng không nằm ngoài quy luật đó. Tình yêu thiên nhiên đất nước, yêu làng quê thân thuộc chính là điểm khởi đầu và cũng là cái đích “trở về” của nhà thơ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của thơ ca dân gian trong thơ nguyễn duy (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)