7. Đóng góp của luận văn
3.3.1. Ngôn ngữ thơ đậm chất ca dao
Trước tiên, có thể nói đến lối “tập ca dao”, “lẩy ca dao” trong thơ Nguễn Duy. Đọc các bài thơ Lục bát ta dễ dàng nhận thấy sự lấp lánh của ca dao trong thơ Nguyễn Duy như những tầng vỉa của một “mỏ thơ lộ thiên”:
Thơ ơi ta bảo thơ này
để ta đi cấy đi cày nuôi em
( Bao cấp thơ)
Câu ca dao xưa được dùng lại gần như nguyên vẹn, mà đặt trong văn cảnh mới lại thật hòa hợp. Ý thơ nhịp nhàng như thể ca dao tái sinh trong thơ Nguyễn Duy vậy. Nếu không biết đến những câu ca quen thuộc: “Trâu ơi ta bảo trâu này/ Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta…” thì có lẽ ta vẫn đoan chắc đó là ngôn từ của chính nhà thơ.
Câu ca dao nhập vào thơ Nguyễn Duy một cách hài hòa, tạo nên tiếng nói đằm thắm, thiết tha, hồn nhiên, vừa như thân quen gần gũi, vừa như mơ hồ xa xăm.
Nhìn về quê mẹ xa xăm
lòng ta chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa
ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
miệng nhai cơm bún lưỡi lừa cá xương
Và cứ thế, ca dao xưa ẩn hiện trong thơ Nguyễn Duy:
vẫn đồng cạn vẫn đồng sâu
chồng cày, vợ cấy con trâu đi bừa”
( Về làng)
Nhưng nếu chỉ đơn giản là sự vay mượn câu từ của dân gian, chắc chắn một điều, Nguyễn Duy không thể đứng vững và tiến xa trên đường thơ như thế. Đọc kĩ sẽ thấy, dù mượn ca dao đưa vào thơ nhưng ý câu từ trong hoàn cảnh mới đều có sự thay đổi, mở rộng, vươn xa về nghĩa. Một bức tranh lao động thanh bình của ca dao, đi vào thơ Nguyễn Duy lại là sự ám ảnh về cái nghèo dằng dặc.
Có thể thấy, khi sử dụng ca dao, Nguyễn Duy “thường đẩy đến tận cùng ý tứ, buộc người đọc phải hiểu sâu sắc thêm, chú ý thêm đến góc hiểu mới về câu ca dao đó” [58, tr.17]. Có những bài ca dao tưởng như quen đến độ, ý tứ của nó ta đã nằm lòng. Vậy mà lạ thay, khi vào thơ Nguyễn Duy, tự nhiên ta lại nảy ra nhiều điều thú vị lắm:
Được yêu như các cụ xưa
cũng trăng gió cũng mây mưa ào ào được yêu như thể ca dao
đủ phờ phạc đất đủ lao đao trời. Tây Tàu cũng thế thì thôi
y chang cay đắng ngọt bùi khổ đau
không trầu mà cũng chẳng cau làm sao cho thắm môi nhau thì làm
( Được yêu như thể ca dao)
Thì ra các cụ ta xưa ý vị lắm! Câu ca dao vào thơ cứ lung liếng tình tứ đến mê mệt lòng người. Chả biết sao lại thế? Chắc bởi Nguyễn Duy đặt nó
trong một ngữ cảnh cụ thể và hiện đại hơn. Bởi thế mà khoảng cách gữa cha ông với chúng ta được xóa nhòa. Để rồi ta cảm được cái điệu hồn dân tộc nghìn năm một cách bất ngờ, lạ lẫm và thích thú.
Ca dao dân ca không chỉ được nhà thơ “vận vào” trong sáng tác mà còn được lấy làm đề từ co một số tác phẩm: Đèo cả, Xuồng đầy, Cõi về… Và rồi, từ tứ của những câu đề từ ấy, nhà thơ tạo ra tứ thơ mới. Hoặc cũng có khi thay một đôi từ để chuyển tải những sắc thái tình cảm phức tạp và đa diện hơn.
Ngôn ngữ hay ngôn từ nghệ thuật là sản phẩm cụ thể của cá nhân. Một ru nó mang đặc trưng chung của ngôn ngữ dân tộc. Mặt khác, nó cũng in dấu ấn cá nhân của từng tác giả. Vì vậy, có thể nhận diện phong cách nghệ thuật của tác giả qua đặc điểm của lớp ngôn từ dùng trong sáng tác. Tìm hiểu đặc điểm của ngôn lừ nghệ thuật thơ Nguyễn Duy sẽ giúp cho chúng ta khẳng định phong cách nghệ thuật thơ Nguyễn Duy. Vốn coi trọng cội nguồn và những giá trị vững bén của đời người, Nguyễn Duy đã tìm thấy ở thơ ca dân gian mạch nguồn từ ngữ phong phú.