7. Đóng góp của luận văn
2.1.2. Cảm hứng đến từ tình yêu và niềm tự hào về vẻ đẹp của mọi miền đất
nước
Đề tài tình yêu thiên nhiên luôn là nguồn cảm hứng cho các thi nhân qua nhiều thế hệ sáng tác. Yêu nước cũng là yêu cảnh đẹp non sông, yêu những con người cần cù trong lao động sản xuất và trong chiến tranh chống ngoại xâm. Tất cả đều được quy tụ lại và trở thành một nguồn xúc cảm nghệ thuật từ xưa cho đến nay.
Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng Thấy mênh mông bát ngát…
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, Thấy bát ngát mênh…
Thân em như chẹn lúa đòng đòng, Phất phơ dưới ngọn ánh hồng ban mai.
Thi sĩ dân gian đã ngược dòng thời gian trở về đất Thăng Long “nghìn năm văn hiến”, Hà Thành yêu dấu, với cảnh đẹp của Hồ Tây thơ mộng hữu tình như một bài thơ Đường thi đặc sắc:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương Mịt mù khói tỏa ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
Với Hà Nội, Nguyễn Duy xúc cảm trước thiên nhiên, con người, trước cái biến đổi của mảnh đất thủ đô ngàn năm văn hiến:
Hồ Gươm xanh màu xanh cổ tích con rùa vàng gửi bóng ở trên mây cây si mọc chúc cành xuống nước Thê Húc cong cong một nét lông mày Tóc em dài cho ta nhìn thấy gió áo em bay cho mờ tỏ thân hình em sâu sắc như kinh thành cổ kính gốc si già da mốc ngói rêu xanh…
( Một góc chiều Hà Nội )
Đọc một bài khác viết về Hà Nội, ta cứ ngỡ như đang lạc giữa Ba mươi sáu phố phường trong một bài ca dao xưa
Xa nhau cực nhớ cực thèm Ai về Hà Nội gửi em đôi nhời Cô đầu thời các cụ chơi Ta nay cơm bụi bia hơi tà tà
Lò mò Cấm Chỉ, Bắc Qua
Mà coi giai gái vặt quà như điên Tiết canh Hàng Bút, Hàng Phèn
Bún xuôi Tô Tịch, phở lên Hàng Đồng Cháo lòng Chợ Đuổi, Hàng Bông Nhật Tân, Âm Phủ mênh mông thịt cầy Bánh tôm hơ hớ Hồ Tây
Cơm đầu ghế, bát ngát ngay vỉa hè Cực kỳ gốc sấu bóng me
Cực ngon, cực nhẹ, cực nhoè em ơi! Đừng chê anh khoái bụi đời
Bụi dân sinh ấy bụi người đấy em Xin nghe anh nói cực nghiêm Linh hồn cát bụi ở miền trong veo Rủ nhau cơm bụi giá bèo
Yêu nhau theo mốt nhà nghèo, vô tư. (Cơm bụi ca)
Thơ ca dân gian đã chắt lọc được những tinh hoa tuyệt mỹ nhất về hình ảnh đất nước thân yêu – nơi ải Bắc xa xôi:
Đồng Đăng có phố Kì Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh… (Ca dao) Đường lên thành Lạng bao xa,
Ai ơi đứng lại mà trông,
Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ… (Ca dao)
Đường lên Mường – Lễ bao xa?
Trăm bảy mươi thác, trăm ba mươi ghềnh! (Ca dao)
Thiên nhiên tươi đẹp không dừng lại ở đó, bức tranh sơn thủy còn được dụng lên với những nét đối xứng hài hòa:
Nước sông Thao biết bao giờ cạn! Núi Ba Vì biết vạn nào cây!
(Ca dao)
Thơ Nguyễn Duy dường như cũng đi ra từ những câu ca dao ấy với lối nói liệt kê, kể đếm các địa danh :
Đồng Đăng... Ải Khẩu... Bằng Tường... chợ trời bán bán buôn buôn tít mù (Lạng Sơn 1989)
Có khi là cố ý nhắc lại một câu ca dao:
Lên xứ Lạng
chưa thấy thành Tiên Xây đâu chùa Tam Thanh đâu nàng Tô Thị...
(Lên mặt trận, ngày đầu)
Rồi cách tỏ bày lòng yêu mến với địa danh thân thuộc cũng đem gửi vào lời hỏi thăm tình tự kiểu ca dao:
Tôi về xứ Huế mưa sa
em ơi Đồng Khánh đã là ngày xưa tôi về xứ Huế chiều mưa
em ơi áo trắng bây giờ ở đâu? Bến Tuần loáng thoáng hàng dâu em xa vườn lựu từ lâu lắm rồi lối mòn đá cuội rong chơi
lơ thơ trắng dưới chân đồi hoa mơ Lan báo hỉ nở tình cờ
bông ngô đồng rụng xuống bờ Hương Giang chợ chiều Bến Ngự chưa tan
ai đi ngược dốc Phú Cam một mình". (Nhớ bạn)
Những câu hỏi thăm ấy chính là một cách khoe, cách kể đầy tự hào. Nghe trong đó âm hưởng của ca dao:
Rủ nhau chơi khắp Long thành Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:
Hàng Bồ, hàng Bạc, hàng Gai,
Hàng Buồm, hàng Thiếc, hàng Hài, hàng Khay, Mã Vĩ, hàng Điếu, hàng Giầy
Hàng Lờ, hàng Cót, hàng Mây, hàng Đàn, Phố Mới, Phúc Kiến, hàng Ngang, Hàng Mã, hàng Mắm, hàng Than, hàng Đồng,
Hàng Muối, hàng Nón, cầu Đông, Hàng Hòm, hàng Đậu, hàng Bông, hàng Bè,
Hàng Thùng, hàng Bát, hàng Tre, Hàng Vôi, hàng Giấy, hàng The, hàng Gà,
Quanh đi đến phố hàng Da, Trải xem hàng phố, thật là cũng xinh.
Phồn hoa thứ nhất Long thành, Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ Bút hoa xin chép vần thơ lưu truyền”. (Ca dao)
Còn dưới đây là một bì ca dao gợi nhắc những sản vật đặc trưng của mỗi vùng miền:
Yến Sào Hòn Nội (2) Vịt lộn Ninh Hòa, Tôm hùm Bình Ba, Nai khô Diên Khánh Cá tràu Võ Cạnh,
Sò huyết Thủy Triều... (3) Đời anh cay đắng đã nhiều,
Về đây ngon sớm, ngọt chiều với em. (Ca dao)
Nối tiếp những dòng thơ về mọi miền tổ quốc, các địa danh quen thuộc lại lần lượt xuất hiện trong thơ Nguyễn Duy trong cảm hứng tự hào phơi phới:
Nắng Phan Rang gió tím mọng chùm nho gió xanh biếc cọng hành trên cát đỏ đường Vĩnh Hảo gió vàng ươm thuốc lá và trắng xóa muối đồng Cà Ná
và thơm lừng bóng mát ngọc lan gió lăn tăn xua đuổi nỗi nhọc nhằn
(Gửi từ vùng gió Phan Rang)
Miền Nam với “Ông già sông Hậu”. Rồi Nha Trang, Đà Lạt, Cà Mau…với nơi nào thì Nguyễn Duy cũng ghi lại những nét đẹp về đất, về người.