7. Đóng góp của luận văn
3.1.7. Biểu tượng chiếc áo
Từ xưa, trong thơ ca dân gian, chiếc áo là vật được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần như một mô típ, một ám ảnh nghệ thuật, một tín hiệu thẩm mĩ độc đáo mà có lẽ hiếm có sự vật khác nào có được. So với những vật dụng khác chiếc áo thường xuất hiện gắn liền với vẻ đẹp của người con gái hơn cả. Các
chàng trai đang yêu tỏ tình cũng thường mượn chiếc áo để bộc lộ nỗi niềm :
- Hỡi cô áo trắng lòa lòa
Sao cô không bớt tiền quà nhuộm nâu Chợ Phúc Ba dãy hàng nâu
Sao cô mặc trắng cho sầu lòng anh - Áo đen ai nhuộm cho mình
Cho duyên mình đậm, cho tình anh say (Ca dao)
Chiếc áo có khi là vật đính ước trong tình yêu:
Yêu nhau cởi áo cho nhau
Về nhà mẹ hỏi, - “Qua cầu gió bay” (Ca dao)
Cũng có khi chiếc áo là cái cớ tỏ tình:
Đêm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen Em được thì cho anh xin
Hay là em để làm tin trong nhà …
(Ca dao)
Sở dĩ hình ảnh chiếc áo được nhắc nhiều lần và trở thành thi liệu quen thuộc trong ca dao và rộng hơn là trong văn học dân gian bởi nó là trang phục hết sức gần gũi thân thiết vừa che chắn bảo vệ, vừa làm đẹp, làm duyên cho
người con gái. Trong thơ Nguyễn Duy, chiếc áo được nhắc đến nhiều lần cùng với hình ảnh của người con gái, người mẹ, người vợ. Đây là một hình ảnh gợi nhiều xúc cảm và ấn tượng với độc giả, đồng thời trong thơ lục bát của ông, chiếc áo trở thành một biểu tượng văn hóa của con người Việt Nam. Chiếc áo - biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn tinh khiết của người con gái:
Áo trắng là áo trắng ai
Buồn phơ phất thuở ban mai tới trường Long lanh ngọn cỏ giọt sương
Song song chân đất con đường xa xa
(Áo trắng má hồng)
Màu trắng tinh khôi của chiếc áo hay cũng chính là vẻ đẹp tâm hồn của thời “song song chân đất” đầy mộng mơ. Sâu xa hơn, chiếc áo như là một minh chứng thời gian trước sự thay đổi của người con gái, từ thuở cưỡi trâu học bài, rồi đến trường, trở thành thiếu nữ “má hồng hây hây”, lấy chồng và cuối cùng là những hoài niệm của nhà thơ về màu áo của người xưa:
Em ơi áo trắng bây giờ ở đâu (Nhớ bạn)
Vẻ đẹp của cô gái có khi ẩn hiện giữa hư và thực khiến cho nhiều gã tình si phải ngơ ngẩn đứng nhìn:
Người con gái chợt qua đường
áo em mong mỏng màn sương núi đồi (Bất chợt)
Rồi cũng như trong thơ ca dân gian, Nguyễn Duy xem chiếc áonhư là biểu tượng của tình yêu đôi lứa
Giá không ướt áo dễ thường biết nhau
Trời mưa ướt áo là chuyện bình thường nhưng sự bất thường ở đây là “cái ướt” ấy để lại một cảm giác “âm ấm” dai dẳng mãi trong tim ai:
Sẽ còn âm ấm mãi thôi
áo em bốc khói dưới trời mưa tuôn
(Đám mây dừng lại trên trời…)
Nguyễn Duy đã thật khéo léo khi ông thổi hồn vào chiếc áo, biến nó thoát khỏi chức năng thông thường để trở nên sinh động, ẩn chứa tình cảm, nỗi nhớ và niềm khát khao tình yêu mãnh liệt. Bằng một cái nhìn đầy sự hóm hỉnh:
Từ môi mưa giọt xuống môi
nhấm chung một hạt mưa rơi mặn mà áo em ướt lẫn vào da
tóc lẫn vào gió- gió là sợi tơ
(Mưa trong nắng, nắng trong mưa)
Bên cạnh hình ảnh “áo trắng” được nhắc nhiều trong thơ lục bát Nguyễn Duy thì “áo tím”, “áo nhuộm nâu”, “áo đỏ” cũng được nhắc tới gắn liền với những kỉ niệm sâu sắc. Đặc biệt phải kể tới là chiếc “áo nhuộm nâu bốn mùa” gắn liền với hình ảnh người mẹ gợi nhiều ấn tượng về sự tảo tần, lam lũ của người dân chốn thôn quê.
Rối ren tay bí tay bầu
váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa
(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa)
Phải chăng sinh ra ở một đất nước có truyền thống văn minh nông nghiệp nên màu áo mẹ là “áo nâu” bởi màu nâu là màu của đất. Màu áo mẹ mặc được
tắm mát bởi nhân duyên bốn mùa nhiệt đới vốn hằng gian khổ. Cả cuộc đời gắn bó với thửa ruộng, con trâu cũng là cả một đời mẹ áo nâu chân đất. Chỉ một chi tiết rất nhỏ nhưng đủ để ta thán phục sự cảm thông, lòng biết ơn của người con dành cho mẹ. Nói khác đi, chiếc áo nhuộm nâu là một trong những biểu tượng văn hoá của dân tộc ta vốn ngàn đời nay gắn bó với cây lúa nước.