Biểu tượng gió

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của thơ ca dân gian trong thơ nguyễn duy (Trang 78 - 80)

7. Đóng góp của luận văn

3.1.5. Biểu tượng gió

Ca dao thường mượn gió là cái cớ để ngỏ lòng:

Đêm qua gió mát trăng thanh

Em ngồi chẻ lạt cho anh chấp thừng Em chẻ mỏng cho thừng được tốt Duyên đôi ta đã trót cùng nhau Trăm năm thề những bạc đầu

Chớ tham phú quý đi cầu trăng hoa (Ca dao)

Bãi biển Nha Trang mịn màng trắng trẻo Nước trong leo lẻo, gió mát trăng thanh Đêm đêm thơ thẩn một mình

Đố sao cho khỏi vướng tình nước mây (Ca dao)

Đêm nay gió mát trăng thanh

(Ca dao) Đưa lên ta ví cho năng

Rồi ra mượn gió đưa trăng kịp người (Ca dao)

Gió cũng là một trong những hình ảnh được nhắc tới nhiều lần trong thơ Nguyễn Duy. Gió trong thơ Nguyễn Duy không chỉ là đối tượng để khám phá thế giới thiên nhiên đầy huyền bí mà ta còn thấy được nhiều cung bậc cảm xúc, tình cảm và tâm trạng của con người. Nguyễn Duy cảm nhận về gió đa hình, đa dạng:

Tóc lẫn vào gió - gió là sợi tơ

(Mưa trong nắng, nắng trong mưa)

Gió - sự hoá thân của nỗi nhớ:

Chả riêng ta chả riêng ai Để heo hút gió thở dài trên cây

(Bất chợt)

Gió có lúc là một thứ âm thanh đặc biệt, là “tiếng lòng” của hậu phương với tiền tuyến trên những bước hành quân :

Nhớ em khi đang lên đèo

Nghe em là gió vờn reo lá rừng

(Nhớ)

Gió còn hoá thân vào con người để nói hộ tâm trạng xốn xang của tình yêu:

“Gió bâng quơ thả làn hương lên trời” (Xuồng đầy)

Lấy một khái niệm trừu tượng “gió” để gửi gắm một khái niệm trừu tượng “nỗi nhớ” song ta vẫn thấy được cả một thế giới tâm hồn đầy những biến thái tinh tế. Tìm đến với thiên nhiên để gửi gắm tâm tình, để giữ gìn những vẻ đẹp thanh thiết, trong trẻo cũng là một trong những nét đẹp của thơ Nguyễn Duy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của thơ ca dân gian trong thơ nguyễn duy (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)