Hình tượng con người trong thơ Nguyễn Duy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của thơ ca dân gian trong thơ nguyễn duy (Trang 85 - 90)

7. Đóng góp của luận văn

3.1.8. Hình tượng con người trong thơ Nguyễn Duy

Không có tham vọng xây dựng những con người mang tầm vóc trí tuệ lớn lao, phi thường như ở một số nhà thơ khác, khơi nguồn sáng tạo cho hình tượng con người trong thơ Nguyễn Duy là những con người bình dị, mộc mạc không tuổi, không tên. Họ đơn thuần là những con người gắn bó với mảnh đất sau lũy tre làng. Đó là những người dân, người bạn, người cha, người mẹ, người vợ và bên cạnh đó là những người lính nơi tiền tuyến. Thành công của Nguyễn Duy trong việc xây dựng hình tượng con người là ông đã tìm thấy ẩn sâu trong vẻ bề ngoài đầy mộc mạc ấy những nét đẹp đằm thắm của tâm hồn. Với thơ Nguyễn Duy, con người mang đậm sắc thái văn hóa dân gian được biểu hiện thành con người cần cù, chịu khó; con người tình nghĩa thủy chung và con người lạc quan yêu đời. Những con người đó hiện hữu như những biểu tượng văn hóa sinh động trong thơ.

3.1.8.1. Con người cần cù, chịu thương chịu khó

Hình ảnh những con người cần cù, chịu thương chịu khó còn được Nguyễn Duy thể hiện thật chân thực, xúc động đến naolòng. Bài thơ Đò Lèn

viết về người bà tần tảo, lam lũ, vất vả và lo toan với cuộc sống mưu sinh giờ đây vẫn luôn thao thức mãi trong lòng người đọc:

Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế bà mò cua xúc tép ở đồng Quan bà đi gánh chè xanh ở Ba Trại

Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn… (Đò Lèn)

Đó là tất cả những cơ cực, vất vả mà người bà đã tảo tần nuôi đứa cháu. Đến thơ Nguyễn Duy, trong cái đói, cái khổ nổi bật lên trên ấy chính là hình ảnh lam lũ của bà. “Bà mò cua xúc tép”, đó là những việc làm hàng ngày để kiếm cái ăn chăm lo cho con cháu. Ẩn hiện trong câu thơ hình ảnh bà còng lưng, nhẫn nại mò cua bắt ốc, không quản khó nhọc. Cái lam lũ chân thật ấy còn thật hơn cả ca dao:

Rủ nhau xuống bể mò cua

Đem về nấu quả mơ chua trên rừng.

( Ca dao)

Bà hiện lên với sự mảnh mai, nhỏ bé nhưng trên đôi vai bà gánh chè rong như gánh cả một gia đình. Một người bà chịu thương chịu khó bền bỉ trong cuộc sống lam lũ, khuya sớm tảo tần. Cái dáng nhẫn nại lội sông suối, tất bật trong đêm lạnh giá làm ta nhớ đến cánh cò cơ cực trong ca dao: “Cái cò lặn lội bờ sông…”.

Hình ảnh người mẹ nghèo, nơi đồng quê, rơm rạ với “nón mê”, “váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa”. Cũng trở đi trở lại trong thơ Nguyễn Duy như một niềm day dứt:

Mẹ ta không có yếm đào

Nón mê thay nón quai thao đội đầu (Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa)

Kí ức tuổi thơ của Nguyễn Duy đầy ắp hoài niệm về người mẹ mà nguyên mẫu là bà ngoại. Đó là người mẹ nghèo, nơi đồng quê, rơm rạ với “nón mê”, “váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa”. Sự khốn khó khiến hình ảnh của họ càng là nội ám ảnh xót xa:

Sợi chỉ khâu áo mẹ lệch vai

(Ngưỡng cửa lời ru)

Chiếc đòn gánh là biểu tượng cho sự nhọc nhằn, chịu thương chịu khó cuả đời mẹ.

Bức tượng đài về mẹ trong thơ ông có lúc giản dị khiêm nhường mà đầy thương cảm:

Nhìn về quê mẹ xa xăm

Lòng ta - chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa

Họ sẵn sàng đùm bọc, sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau trong khó khăn hoạn nạn “tối lửa tắt đèn có nhau”. Dù gia cảnh có bần hàn đến đâu, họ cũng trọng tình nghĩa. Họ có thể thiếu thốn tiền bạc, nhưng không nghèo tình, nghèo nghĩa mà giàu nhân cách trách nhiệm. Vì lẽ đó, trong quan hệ đối xử hàng ngày, lão nông Nam Bộ hay người dân Việt luôn coi trọng tình “giàu ở lòng còn đẹp ở thịt da...”, luôn đặt tình nghĩa lên trên hết. Những con người nhân hậu, nghĩa tình như lão nông Nam Bộ thật đáng quí. Họ đã sống bình dị với những lẽ phải muôn đời, đơn sơ mà vĩ đại, giản dị đến nôm na mà lớn lao đến khôn lường. Nếu cuộc sống của người dân quê thật giản đơn, thì chính sự giản đơn vật chất lại càng làm cho tâm hồn họ đẹp hơn, đáng trân trọng hơn. Chính sự trong vắt của tâm hồn ấy đã làm nên giá trị vĩnh hằng của những cư dân nông nghiệp trong dòng chảy văn hóa dân tộc.

Có thể nói, truyền thống đạo lí thủy chung tình nghĩa ăn sâu trong nếp cảm, nếp nghĩ của những người dân quê, nó còn ăn sâu cả trong cung cách sinh hoạt, ứng xử của họ. Hơn ai hết, là người thấm nhập và sống trong cái nôi văn hóa Việt, Nguyễn Duy đã chuyển tải được những nét đặc sắc của truyền thống văn hóa quê hương trên trang thơ của mình: “Không răng! cha vẫn cười khì/Người còn là quí kể chi bạc vàng” (Về làng). Hình ảnh người cha được Nguyễn Duy viết lên thật xúc động thấm thía đến nao lòng. Bởi

người cha mang những tình cảm tốt đẹp đã trở thành truyền thống ngàn đời của văn hóa Việt. Từ bao đời nay, chữ tình là lẽ sống trong tâm thức của người dân Việt. Bởi với họ, tình cảm con người là cao quý hơn cả “người ta là hoa của đất”. Con người là vốn quý hơn cả, không có gì có thể so sánh được, không thể vì những điều khác mà bỏ đi được, “một mặt người hơn mười mặt của”…Chính từ tình cảm yêu quý con người mà người cha đã bộc trực thẳng thắn cách sống của mình. Ấy là lối sống trọng tình hơn trọng của, coi nhẹ tiền tài, của cải vật chất. Bài học nghĩa tình ấy từng đã lưu dấu trong ca dao:

Cầm vàng mà lội qua sông

Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng (Ca dao)

Con người ta đến với nhau bằng cái tình nồng hậu chân chất tận đáy lòng chứ không phải bằng ngôn từ hoa mĩ. Người đọc cảm nhận sâu sắc thêm về sức sống con người Việt. Chính ngay ở vùng đất trên nắng chói, dưới đất khô cằn vẫn sản sinh ra những con người nặng ân tình bền sâu nghĩa thuỷ chung.

Nguyễn Duy cũng thực sự rung động trước nghĩa tình của bà mẹ Việt Nam. Trong thế giới cảm xúc của mình, Nguyễn Duy luôn hướng trái tim mình về những bà mẹ Việt Nam trên mọi làng quê. Những bà mẹ luôn dành tất cả tình yêu thương cho người chiến sĩ cách mạng. Đó là hình ảnh người mẹ đón anh chiến sĩ trong gió đêm với tấm lòng rộng mở:

Tôi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ bé

ven đồng chiêm/Bà mẹ đón tôi trong gió đêm: - Nhà mẹ hẹp nhưng còn mê chỗ ngủ

Mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủ Rồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm

(Hơi ấm ổ rơm).

Với “ngôi nhà tranh” nhưng bà mẹ ấy giàu lòng thương yêu các anh bộ đội. Bà mẹ ven đồng chiêm đã cho ông ngủ nhờ trong hơi ấm ổ rơm: “Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm”. Người lính đã nhận ra cái nồng nàn, mộc mạc của hơi ấm ổ rơm. Xuất phát từ nông thôn, người lính hiểu được những điều đơn giản nhất: cái ấm của ổ rơm, của tình quân dân không dễ chia cho những người không hiểu được nó. Thứ tình cảm mà chỉ có những người lính mới có, đó là tình quân dân, tình người không phải qua những điều xa lạ mà rất quen thuộc, “qua hơi ấm ổ rơm” Cuộc đời mẹ nghèo nhưng không thiếu tình thương. Tấm lòng của bà mẹ Cam lộ đã làm mát lòng người lính giữa buổi nắng trưa bằng những bát nước ngô lắng đọng cả cái ngon của đồng:

Cửa nhà bom giội trắng tay Chỉ còn mấy bắp ngô này con ơi Con về giữa buổi nắng nôi

Quà đồng chỉ có thế thôi, gọi là...

(Bát nước ngô của mẹ Việt ở Cam Lộ). Từ bát nước ngô của bà mẹ Cam Lộ, người lính nhận ra được cái ngon của đồng: “Cây ngô đứng nắng vẹo hông /Cho con bát nước mát lòng mẹ ơi!(Bát nước ngô của mẹ Việt ở Cam Lộ). Có thể nói, thơ Nguyễn Duy lắng đọng ở chiều sâu. Câu thơ đã làm diễn tả được cái ấm áp của tình dân, và sự gắn bó keo sơn giữa nhân dân và chiến sĩ. Bà mẹ nghèo với tấm lòng thơm thảo, nhường cơm xẻ áo là minh chứng cho vẻ đẹp ân tình ân nghĩa của con người Việt Nam.

Xuất phát từ sự cảm thấu và trân trọng nét đẹp văn hóa của con người quê hương, trong sáng tác của mình, Nguyễn Duy cho ta thấy những con người trên dải đất cong cong hình chữ S dù sống trong hoàn cảnh bình

thường của cuộc sống hàng ngày hay trong những bất thường của thiên tai, của chiến tranh thì ở họ luôn ngời sáng nét đẹp của lối sống chan chứa nghĩa tình. Thấu hiểu và viết lên những nét đẹp như thế về con người, chứng tỏ Nguyễn Duy đã nhìn họ bằng tất cả những tình cảm yêu thương, trân trọng. Và như vậy những con người mang giá trị lưu giữ dấu ấn văn hóa của dân tộc đã đi vào thơ thật tự nhiên nhẹ nhàng, và sinh động như chính cuộc sống. Những vần thơ của Nguyễn Duy thực sự truyền đến người đọc niềm ngưỡng vọng chân thành, tha thiết cùng những thức nhận sâu xa về lẽ ứng xử trong cuộc đời.

Có thể nói trang thơ viết về những con người thân yêu của Nguyễn Duy thấm đẫm cảm xúc và đầy chất chiêm nghiệm nhân sinh. Họ là những con người bình dị khiêm nhường như cây cỏ và vô danh trong lịch sử nhưng tâm hồn họ lại mang vẻ đẹp thanh cao vượt lên sự lam lũ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của thơ ca dân gian trong thơ nguyễn duy (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)