Giọng điệu hài hước, trào lộng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của thơ ca dân gian trong thơ nguyễn duy (Trang 110 - 120)

7. Đóng góp của luận văn

3.4.3. Giọng điệu hài hước, trào lộng

Có thể nói, từ sau tập thơ “Ánh trăng”, chất giọng êm ái, mượt mà của ca dao và nhịp điệu mạnh mẽ sôi nổi của không khí thời chống Mĩ trong thơ Nguyễn Duy đã bị phá vỡ. Dường như nếu cứ “nghiêm túc” viết với giọng điệu cũ thì không thể nói hết được những điều trăn trở trong con người luôn có hoài bão “là ta ta hát những lời của ta” này. Cuộc sống hiện thực thời hậu chiến và những năm đầu thời kì đổi mới có biết bao vấn đề nổi cộm. Những vẻ đẹp truyền thống, những giá trị đạo đức đạo đức của con người đang dần có nguy cơ băng hoại. Lúc ấy, tiếng cười trong thơ Nguyễn Duy không thuần túy để mua vui mà đằng sau sự hài hước, bỡn cợt ấy là tâm trạng đầy dằn vặt, suy tư trước hiện thực. Trước cuộc sống bộn bề và sự biến động của xã hội, con người có khi không tin tưởng ngay bản thân mình, thậm chí sợ hãi chính mình:

Ngấp nga ngấp ngoáng kêu ma thì ra ta gặp bóng ta trên đường (Ma)

Tiếng cười của Nguyễn Duy còn hướng vào những con người tham vàng bỏ ngãi, nuôi ảo tưởng về một cuộc sống sang giàu xứ người mà quên rằng thực tế vô cùng nghiệt ngã:

thánh hiền thụt lưỡi triết gia gãi đầu anh hùng ngáp vặt từ lâu

thi nhân nhả ngọc phun châu phều phào (Nửa đêm)

Nguyễn Duy hướng ngòi bút của mình vào sự bất lực của con người giữa cuộc sống đầy mưu danh bán lợi. Phê phán mâu thuẫn trong đời sống tinh thần của con người qua lối mê tín, dị đoan thái quá:

Người về khăn áo gió đưa

ngựa xe khăn áo lụa là kim ngân lăm lăm cây thước phàm trần làm sao đo được thánh thần em ơi (Hàng mã)

Yếu tố hài không chỉ ở ngay trong những dòng trữ tình mà ta còn thấy giọng điệu này xuất hiện trong cả những lời đề từ để gây ấn tượng cho người đọc ngay từ đầu bài thơ. Câu ca dao:

Ra đường võng giá nghênh ngang về nhà hỏi vợ cám rang đâu mày

Tác giả lấy làm đề từ cho bài Cõi về giúp cho nội dung bài thơ cũng như hình tượng được nhắc đến trong đó trở nên sinh động hơn. Sự thành công của Nguyễn Duy ở giọng điệu hài hước còn thể hiện trong cách Nguyễn Duy tận dụng triệt để biện pháp nói ngược của ca dao:

Cái sang xúc phạm cái nghèo

cái ngay xúc phạm cái khèo bẩm sinh (Xẩm ngọng)

Những cặp phạm trù trái ngược mang dấu ấn hiện đại đã thể hiện được những nghịch lí của cuộc đời. Ranh giới mong manh của cái đẹp và cái xấu, cái cao thượng và cái thấp hèn, cái ngay và cái khèo… khiến con người không dễ nhận ra đâu là chân lý. Một đặc biệt nổi bật nữa trong giọng điệu hài hước trào lộng của thơ Nguyễn Duy đó là ông tự trào chính mình. Chân dung tự họa của nhà thơ hiện lên có lúc thật đáng thương:

Thất tha thất thểu văn chương kẽo cà kẽo kẹt tai ương đường dài

(Xin đừng buồn em nhé)

Nhà thơ phóng đại bộ dạng vô dụng của mình khi vợ ốm. Chỉ với một thử thách nhỏ cũng khiến công việc bê trễ, nợ nần chất chồng còn nhà thơ thì “rụng rời” tứ chi:

Cái lưng em sụm bất ngờ

tứ chi anh lõng thõng quơ rụng rời …...

Cha con Chúa Chổm loanh quanh anh như nguyên thủ tanh bành quốc gia (Vợ ốm)

Ẩn sâu trong sự tự trào ấy là một sự thật chua chát đắng cay “cơm áo không đùa với khách thơ”. Nhà thơ cũng là con người như bất cứ ai, cũng có thể vô dụng, vụng về nếu không có khả năng làm tròn trách nhiệm. Nhưng điều đáng quí hơn cả là qua sự tự trào ấy ta thấy được tấm lòng yêu thương vô bờ mà nhà thơ dành cho vợ. Khi phê phán cái vô tích sự, cái hoang tưởng của kẻ “mải nưng nứng mộng siêu nhân” Nguyễn Duy nửa như thành thật thú nhận nửa như dùa vui với chính mình:

u ớ ú ớ ù ờ thâm niên dở khôn dở dại dở điên

động kinh thè lưỡi thánh hiền làm oai (Tập ru con)

Hình ảnh của nhà thơ khác hẳn những hình dung về họ của mọi người. Trong cái nhìn của Nguyễn Duy nhà thơ cũng có thể mắc bệnh… dở hơi. Chính vì vậy mà bộ dạng của thi nhân có lúc thật nực cười. Không phải nhà thơ nào cũng có được giọng điệu riêng. Chỉ ở những nhà thơ tài năng thì giọng điệu riêng mới trở thành một yếu tố sống còn với họ. Ở Nguyễn Duy bên cạnh chất giọng chủ đạo mượt mà sâu lắng, giàu chất chiêm nghiệm, còn có giọng điệu lời ru và giọng hài hước trào lộng. Mỗi giọng điệu đều có sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại. Sự kết hợp hài hòa ấy tạo nên dấu ấn riêng cho Nguyễn Duy giữa tiếng vọng của văn hóa dân tộc.Với những gì đã đạt được Nguyễn Duy thực sự tìm được giọng điệu riêng cho mình trong nền thơ ca đương đại. Với một số thể thơ truyền thống, như lục bát, thất ngôn, ngũ ngôn, Nguyễn Duy quả thực là ông thầy phù thủy rất có tài nhấn nhá chữ nghĩa, tung hứng vần điệu, nhưng thật không phải lối, nếu không muốn nói là vô duyên, bất nhẫn khi chơi chữ (tỏng tòng tong) trong trường hợp này:

Năm nay lại lụt trắng đồng

quê ta lại tỏng tòng tong mùa màng (Dân ơi).

Đúng là lạm dụng "ngón" luyến láy chữ nghĩa quá hóa phản tác dụng. Ấy là chưa kể có chỗ tác giả còn tạo nên một sự lắt léo về vần điệu không cần thiết:

Đến đây gió cũng đi vòng

(Một người cha).

Nó làm ta nhớ tới mấy câu mà người dân một số vùng vẫn áp dụng để chữa bệnh nói ngọng. Có lẽ câu thơ vần vèo trên của Nguyễn Duy thuộc trong số những câu… khó đọc nhất trong thơ ca đương đại Việt Nam .

Tiểu kết:

Như vậy, với sự nghiệp thơ ca của mình, Nguyễn Duy đã có đóng góp quan trọng vào việc kế thừa và phát triển thể loại thơ truyền thống dân tộc trong thời đại mới. Thơ ông vừa thấm đẫm chất ca dao vừa có những cách tân độc đáo trong cả nội dung và hình thức biểu hiện. Và chính bằng tình yêu, tài năng và lao động nghệ thuật nghiêm túc, kiên trì, nhà thơ Nguyễn Duy đã vận dụng sáng tạo những chất liệu từ thơ ca dân gian thành một phần quan trọng trong phong cách thơ mình. Từ hệ thống ngôn từ, hệ biểu tượng thơ gần gũi với ca dao, giọng điệu tâm tình, hát ru và cả giọng thơ hài hước thấp thoáng chất liệu dân gian, Nguyễn Duy đã góp phần làm phong phú kho tàng ngôn ngữ thơ ca Việt Nam . Qua đó, người đọc cảm nhận trong thơ ông tình yêu sâu nặng với quê hương, Tổ quốc, với cuộc đời và con người, được thể hiện với một cảm xúc mãnh liệt, sâu sắc và tinh tế.

KẾT LUẬN

1. Thơ Nguyễn Duy đầy ắp chất liệu cuộc sống đời thường. Do tác động của hoàn cảnh lịch sử và sự vận động trong ý thức nhà thơ, con đường thơ Nguyễn Duy có thể chia làm 3 giai đoạn: trước 1975; từ 1975 đến 1986 và từ 1986 đến nay. Xuyên suốt con đường thơ Nguyễn Duy là một số cảm hứng chủ đạo, như: cảm hứng về Tổ quốc đất nước nhân dân trong thời chiến, cảm hứng về thế sự đời tư và cảm hứng hướng về nguồn cô ̣i. Lấy sự chân thực làm điểm tựa cho cảm xúc sáng tạo, Nguyễn Duy đã tạo được sự đồng cảm và niềm tin yêu nơi người đọc. Thơ ông được độc giả yêu thích “trước hết vì nó thực sự là một phần của một cuộc đời, là tiếng nói của một cây bút có trách nhiệm trước cuộc sống xây dựng và chiến đấu sôi động trên đất nước ta những năm qua

2. Ảnh hưở ng sâu đậm thơ ca dân gian là đặc điểm nổi bật của thơ Nguyễn Duy. Ở những mức độ đậm nhạt khác nhau, nhưng sự ảnh hưởng ấy dường như ở bài nào cũng có. Về phương diện nội dung, yếu tố văn hóa dân gian đã ảnh hưởng lớn đến cảm hứng và cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Duy. Ông viết về quê hương, đất nước và nhân dân bằng một tình yêu mãnh liệt da diết mà ở đó luôn thể hiện một khát vọng, một triết lý tìm về với nguồn cội. Dấu ấn thơ ca dân gian cò n in đâ ̣m trong cái tôi trữ tình Nguyễn Duy. Đó là mô ̣t cái tôi đầy tính triết lý, suy tư trước cuô ̣c đời với một cái nhìn dân dã. Thơ ông luôn thể hiện một tình cảm gắn bó thiết tha với làng quê đất nước, coi trọng đời số ng tinh thần, một quan điểm về lẽ được, mất thâ ̣t nhe ̣ nhàng, đơn giản. Để chuyển tải những nội dung đó, Nguyễn Duy đã lựa chọn rất nhiều thể thơ, nhưng nổi bật hơn là thể thơ lu ̣c bát - một thể thơ truyền thống trong thơ ca dân tộc.

3. Sự ảnh hưởng của thơ ca dân gian trong thơ Nguyễn Duy còn được thể hiện ở phương thức biểu hiê ̣n. Sử du ̣ng thể thơ lu ̣c bát mô ̣t cách nhuần

nhuyễn là sự bô ̣c lô ̣ rõ nét trong viê ̣c Nguyễn Duy tiếp thu truyền thống văn hóa dân gian. Đo ̣c những bài thơ lu ̣c bát của ông, người đo ̣c thấy được cái điê ̣u hồn của dân tô ̣c. Không chỉ sử dụng thành công thể thơ lục bát, Nguyễn Duy còn vận dụng sáng tạo chất liệu ngôn từ, hình ảnh thơ, và phương thức tạo nghĩa dân gian. Thơ Nguyễn Duy ít viết về những cái lớn lao, những sự kiện mang tầm vóc li ̣ch sử, thay vào đó là những cái bé nhỏ, mong manh, bình di ̣. Những hình ảnh thơ thường thấy trong thơ ông hầu hết là những môtíp quen thuộc trong ca dao như hình ảnh làng quê; hình ảnh người bà, người me ̣, người vợ, hình ảnh cánh cò… Tất cả được thể hiện trong những hình thức tu từ quen thuộc như so sánh, ẩn du ̣ và cấu trúc ngôn ngữ theo mô hình của thơ ca dân gian. Tất cả những điều đó đã góp phần hình thành nên một phong cách Nguyễn Duy, gần gũi mà độc đáo, lạ mà quen.

4. Hơn bốn mươi năm làm thơ, mỗi chặng đường sáng tạo của Nguyễn Duy đều để lại những tập thơ hay. Cái đáng quý nhất trong thơ Nguyễn Duy là ông viết về đất nước, về nhân dân, về đồng đội, về những người thân và về chính mình bằng tấm lòng “thương mến đến tận cùng chân thật” (Tuổi thơ).

Để làm mới mình nhưng vẫn không mất truyền thống, Nguyễn Duy đã sáng tác lịch thơ, tranh thơ, đề thơ lên thú ng, mủng, nong, nia làm thành cuô ̣c triển lãm thơ “độc nhất vô nhị” tạo nên những hiện tượng văn hóa độc đáo. Bằng việc tiếp thu những nét đẹp trong văn hóa dân gian trong quá trình sáng tác thơ, Nguyễn Duy đã thể hiện tình cảm gắn bó, trân tro ̣ng những giá trị văn hóa của dân tộc. Những vần thơ ấy tác động mạnh đến trái tim người đọc, góp phần hình thành trong tâm hồn con người Việt hiện đại tình cảm yêu mến, quý trọng, nâng niu, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 2. Lại Nguyên Ân (1986), “Tìm giọng mới thích hợp với người thời mình”,

Báo Văn nghệ, (15 ), tr.11.

3.Trần Hòa Bình- Lê Dy -Văn Giá ( 2003), Bình văn, NXB Giáo dục 4. Trần Hòa Bình, Lê Dy, Văn Giá (1998), Bình Văn, Nxb Giáo dục. 5. Phạm Quốc Ca (2003), Những đặc điểm cơ bản của thơ Việt Nam sau,

1975, Luận án tiến sĩ ngữ văn, Thành phố Hồ Chí Minh.

6. Nguyễn Phan Cảnh (1987), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nxb Đại học và Trung học

chuyên nghiệp.

7. Ngô Thị Kim Cúc (1997), “Như hạt - bụi - người”, báo Thanh niên, (193), tr.5. 8. Hoàng Minh Châu (1989), “Tìm thêm cái mới cho thơ”, Văn nghệ, (10). 9. Khánh Chi (1994), “Với Nguyễn Duy - những bài thơ lục bát là phần quí

giá nhất của mình”, báo Đại đoàn kết, (43), tr.14.

10. Xuân Diệu (1984), Công việc làm thơ, Nxb Văn học, Hà Nội. 11. Nguyễn Duy (2010), Thơ, Nxb Văn học.

12. Hữu Đạt (2001), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội.

13. Nguyễn Đăng Điệp, Nguyễn Văn Tùng tuyển chọn và biên soạn (2010),

Thi pháp học ở Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam.

14. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nxb Văn học, Hà Nội.

15. Hà Minh Đức (1998), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Khoa học Xã hội.

16. Nguyễn Duy (1973), Cát trắng, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

17. Nguyễn Duy (1984), Ánh trăng, Nxb Tác phẩm mới, Hội nhà văn Việt Nam. 18. Nguyễn Duy (1987), Mẹ và em, Nxb Thanh Hóa.

19. Nguyễn Duy (1989), Đường xa, Nxb Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh. 20. Nguyễn Duy (1994), Về, Nxb Hội nhà văn.

21. Nguyễn Duy (1995), Vợ ơi..., Nxb Phụ nữ.

22. Nguyễn Duy (1997), Bụi, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

23. Nguyễn Duy (2004), Thơ trữ tình – tuyển thơ, Nxb Hội Nhà Văn.

24. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1997), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục.

25. Nguyễn Văn Hạnh (2006), Rabindranath Tagore với thời kỳ phục hưng Ấn Độ. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

26. Hồ Hải (2008), Thơ lục bát Việt Nam hiện đại từ góc nhìn ngôn ngữ, Nxb Văn hóa Thông tin.

27. 14. Hồ Văn Hải (2001), “Từ láy trong lục bát Nguyễn Duy”, Ngôn ngữ và đời sống, (4), tr.6-8.

28. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội 29. Lê Quang Hưng (1986), “Thơ Nguyễn Duy và Ánh trăng”, Văn học, (3). 30. Nguyễn Thụy Kha (2002), Bóng thế kỷ, Nxb Đà Nẵng.

31. Trần Đăng Khoa tuyển chọn (2000), Nguyễn Duy- thơ với tuổi thơ, Nxb Kim Đồng.

32. Mã Giang Lân (2003), Thơ hiện đại Việt Nam và những lời bình, Nxb Giáo dục.

33. Mã Giang Lân (2004), Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam, Nxb Giáo dục. 34. Nguyễn Văn Long (2001), Tiếp cận và đánh giá văn học Việt Nam sau

cách mạng tháng Tám, Nxb Giáo dục.

35. Phan Ngọc (2002), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn học.

36. Nguyễn Đăng Mạnh (2001), Nhà văn hiện đại Việt Nam chân dung và phong cách, Nxb Ttrẻ Thành phố Hồ Chí Minh.

37. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Giáo dục.

38. Phan Ngọc (2002), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn học.

39.Vũ Ngo ̣c Phan, Ảnh hưởng qua la ̣i giữa Truyê ̣n Kiều và thơ ca dân gian Việt Nam, http://vanhaiphong.com/ly-luan-phe-binh/2030-2015-08-07-08- 40-38.html,

40. Nguyễn Quang Sáng. 1987. Đi tìm tiềm lực trong thơ Nguyễn Duy, Báo người Hà Nội số 48. Hà Nội

41. Vũ Văn Sỹ (1999), “Nguyễn Duy – người “thương mến đến tận cùng chân thật”, Tạp chí Văn học, (10), tr. 68-74.

42. Chu Văn Sơn, Nguyễn Duy thi sĩ thảo dân, NxbNhà văn, (3).

43. Vũ Văn Sỹ (1999), Nguyễn Duy - người “thương mến đến tận cùng chân thật, Nxb Văn học, (10).

44. Đỗ Ngọc Thạch, trong bài Nguyễn Duy, hành trình từ truyền thống đến hiện đại http://4phuong.net/ebook/46946537/nguyen-duy-hanh-trinh-tu- truyen-thong-den-hien-dai.html

45. Hoài Thanh (1972), Đọc một số bài thơ của Nguyễn Duy,Văn nghệ, (444). 46. Hoài Thanh, Hoài Chân (2008), Thi nhân Việt Nam, NXB Văn Học

47. Nguyễn Bá Thành (2012), Giáo trình Tư duy thơ hiện đại Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

48. Trần Khánh Thành, Lê Dục Tú tuyển chọn và giới thiệu (2007), Huy Cận về tác giả - tác phẩm, tái bản lần thứ tư, NXB Giáo dục – Hà Nội.

49. Ngô Đức Thịnh (2011), Văn hóa dân gian và văn hóa dân tộc, NxbVăn học, 50.Lã Nhâm Thìn, Ảnh hưởng của thành ngữ, tục ngữ trong thơ Nôm Hồ

Xuân Hương,

http://hunganhqn.violet.vn/entry/show/entry_id/5912585/cat_id/4855873?y y=2016&mm=12

51. Vũ Duy Thông (1998), Cái đẹp trong thơ kháng chiến, Nxb Khoa học Xã hội

53. Nguyễn Quốc Túy (1994), Thơ mới Bình Minh thơ Việt Nam hiện đại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của thơ ca dân gian trong thơ nguyễn duy (Trang 110 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)